Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

SUY NIỆM VỚI THÁNH TÔMA AQUINÔ – CHỦ ĐỀ THANH LUYỆN – BÀI 8: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TỘI NHẸ VÀ TỘI TRỌNG

Administrator
2024-07-18 22:44 UTC+7 49
SUY NIỆM VỚI THÁNH TÔMA AQUINÔ – PHẦN THỨ HAI CHỦ ĐỀ 2: ĐỜI SỐNG THANH LUYỆN BÀI 8: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TỘI NHẸ VÀ TỘI TRỌNG I Sự khác biệt giữa tội nhẹ và tội trọng dựa trên sự khác biệt trong sự xáo trộn trật tự là lý do làm nên tội. […]

SUY NIỆM VỚI THÁNH TÔMA AQUINÔ – PHẦN THỨ HAI

CHỦ ĐỀ 2: ĐỜI SỐNG THANH LUYỆN

BÀI 8: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TỘI NHẸ VÀ TỘI TRỌNG

I

Sự khác biệt giữa tội nhẹ và tội trọng dựa trên sự khác biệt trong sự xáo trộn trật tự là lý do làm nên tội. Có hai dạng vô trật tự: thứ nhất là sự vô trật tự phá hủy nguyên lý của trật tự, thứ hai là sự vô trật tự không phá hủy nguyên lý của trật tự, nhưng liên quan đến điều đi theo nguyên lý. Một thí dụ, trong cơ thể của một động vật, có thứ rối loạn trật tự gây ra sự tiêu hủy nguyên lý sự sống; sự rối loạn như vậy gây ra cái chết. Có thứ rối loạn khác không hủy hoại nguyên lý sự sống nhưng chỉ tấn công các thủy dịch và gây ra bệnh tật.

II

Trong luân lý, nguyên lý của mọi trật tự mục đích tối hậu, cũng như mối liên hệ giữa mục đích ấy với các hành động. Vì vậy, khi linh hồn bị tội lỗi làm cho rối loạn đến mức quay lưng lại (ghét bỏ, trốn tránh) với mục đích tối hậu của mình là Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta phải liên kết bằng Đức Ái, thì có tội trọng; nhưng khi nó bị rối loạn mà không quay lưng lại với Thiên Chúa, thì có tội nhẹ. Nguyên tắc này giống như cơ thể chúng ta vậy. Theo đó, sự chết xảy ra do nguyên lý sự sống bị phá hủy, về bản chất là không thể khắc phục được, còn bệnh tật thì có thể hồi phục được vì nguyên lý sự sống vẫn được bảo tồn. Theo trật tự hiểu biết, người nào đã sai lầm về nguyên lý thì không thể nào thuyết phục được; còn người nào sai lầm ở những điểm khác với nguyên thì có thể nhờ nguyên lý mà trở về với chân lý.

Tương tự như vậy, trong trật tự hành động, người nào phạm tội quay lưng lại với mục đích tối hậu của mình, thì do bản tính của tội, sẽ sa ngã không thể sửa chữa được, và do đó, bị cho là phạm tội đáng chết và đáng bị trừng phạt đời đời. Trong khi một người phạm tội mà không quay lưng lại với Thiên Chúa, thì do bản tính của tội, sự rối loạn của người đó có thể được sửa chữa, bởi vì nguyên lý trật tự không bị phá hủy nên đó là tội nhẹ và không đáng đến mức bị trừng phạt vĩnh viễn.

(Summa Theol. I-II, q. 72, a. 5)

Chú thích của người dịch. Trong tiếng Việt, sự phân biệt giữa “tội nặng” và “tội nhẹ” dựa trên bản chất của tội và hình luật (tội bị xét ở tòa đại hình hay tòa tiểu hình). Trong tiếng Latinh, “tội nặng” được gọi là peccatum mortale (Anh: mortal sin; Pháp: péché mortel), nghĩa là tội dẫn đến sự chết. Còn “tội nhẹ” được gọi là peccatum veniale (Anh: venial sin; Pháp: péché véniel), nghĩa là tội có thể  được tha thứ.

Chia sẻ