Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Chương trình đào tạo

Học Viện Thần Học Đa Minh

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CHƯƠNG TRÌNH

1. Tổ chức

– Chương trình đào tạo tại Học Viện Thần Học Đa Minh kéo dài 5 đến 6 năm: 2 năm Triết học và 3 năm Thần học (cho chương trình Cử Nhân Thần Học - S.T.B.), và chương trình 1 năm Sứ vụ dành cho các ứng viên thánh chức (phó tế và linh mục). Xét về cơ bản thì chương trình học đối với các ứng viên linh mục cũng phải hoàn thành 6 năm học như bình thường tức là: 2 năm triết học và 4 năm thần học.

– Mỗi niên khóa có hai học kỳ; mỗi học kỳ kéo dài 15 tuần; mỗi tuần 5 buổi, mỗi buổi 4 tiết; mỗi tiết 60 phút.

– Các môn học được sắp xếp theo hệ thống tín chỉ Châu Âu (ECTS). Toàn bộ chương trình gồm: khoảng 120 ECTS cho 2 năm Triết học; 180 ECTS cho 3 năm Thần học; và 60 ECTS cho 1 năm Sứ vụ. Mỗi 3 ECTS bao gồm 75 giờ học (30 giờ trên lớp, 45 giờ dành cho việc học cá nhân, học nhóm, thư viện, bài làm tại nhà, tham vấn giáo sư, chuẩn bị thi cử (x.QCTTHV, số 2).

– Thông thường, niên khóa bắt đầu trong tuần đầu tháng 9 và kết thúc vào đầu tháng 6 năm sau.

2. Các môn học

– Chương trình Triết học (120 ECTS): Bao gồm các môn học Dẫn nhập, các môn về lịch sử Triết học Tây Phương, Triết học Hệ Thống, Tôn Giáo và Triết học Đông Phương, khoa học nhân văn và các ngôn ngữ. Các môn học hầu như cố định cho mỗi năm.

– Chương trình Thần học (180 ECTS): Bao gồm các môn học thuộc các ngành Kinh Thánh, Thần học Căn bản và Tín lý, Thần học Luân lý và Linh đạo, Thần học Mục vụ và Phụng Vụ – Bí Tích, Lịch sử Giáo hội và Giáo phụ, Giáo Luật và Ngôn ngữ.

– Tốt nghiệp cuối chương trình (10 ECTS): Hệ thống lại tất cả các bộ môn của chương trình Thần học.

– Chương trình năm Sứ vụ (60 ECTS): Bao gồm các môn bắt buộc, các môn tự chọn, và dự án Mục vụ.

– Trong hệ thống chương trình, ngoài các bài làm cuối khóa, các sinh viên còn được phân chia thành các nhóm nghiên cứu (Seminar) và bài luận (thesis) do các Giáo sư hướng dẫn.

– Bên cạnh đó, các sinh viên còn được hướng dẫn các bộ môn về cổ ngữ La-tin, Híp-ri, Hy-lạp nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu học hỏi.

B. THI CỬ

1. Thi học kỳ và cuối khóa

– Sinh viên làm bài tại lớp hoặc có thể tại nhà, tùy theo quyết định của Giáo sư bộ môn với sự đồng ý của Giám học.

2. Nhóm nghiên cứu và bài luận

a. Nhóm nghiên cứu (Seminar)

– “Nghiên cứu nhóm” được áp dụng bắt buộc đối với các sinh viên Thần I, và mở rộng đối với các sinh viên khác với sự đồng ý của giáo sư hướng dẫn và Giám học. Mỗi nhóm tối đa 12 sinh viên, ưu tiên cho sinh viên tham dự bắt buộc.

– Ngoài ra, sinh viên có thể tự thành lập “Nghiên cứu nhóm”, chọn đề tài và giáo sư hướng dẫn, với sự chấp thuận của Giám học và Giám đốc.    

b. Bài luận (Tiểu luận)

– Viết tiểu luận được áp dụng cho sinh viên Triết II và Thần II.

– Tiểu luận Triết học từ 25-30 trang A4. Tiểu luận Thần học từ 35-40 trang A4. Cách trình bày bìa và nội dung tiểu luận theo quy định của Văn phòng Học viện

– Ngoài ra, sinh viên có thể đăng ký viết bài luận với Giáo sư bộ môn, với sự chấp thuận của Giáo sư hướng dẫn và Giám học.

3. Thi tốt nghiệp

a. Điều kiện tham dự thi tốt nghiệp

– Là sinh viên chính quy;

– Đã hoàn tất chương trình thần học tại Học viện trong thời hạn quy định;

– Làm đơn đăng ký dự thi và đóng lệ phí.

b. Nội dung

– Nội dung thi tốt nghiệp được Ban Giám Đốc xác định và phổ biến cho sinh viên ngay từ đầu năm học

c. Hình thức thi

Sinh viên thi theo một trong hai hình thức “vấn đáp” hoặc “viết”.

– Thi vấn đáp: Thí sinh sẽ được khảo hạch trong vòng 45 phút với 3 giáo sư về những đề tài thuộc 3 lãnh vực: Kinh Thánh, Tín lý và Luân lý.

– Thi viết: Sinh viên tự rút 3 đề thi từ mỗi nhóm đề thuộc 3 lãnh vực nói trên và thực hiện mỗi đề thi trên từng tờ giấy thi riêng. Thời gian làm bài cho mỗi bài thi là 180 phút. Bài thi viết sẽ được rọc phách trước khi gửi cho các giáo sư chấm điểm.

C. KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Thang điểm và xếp hạng (Theo quy chuẩn Đại Học UST)

Thang điểm 1 (UST)

Xếp hạng (UST)

Thang điểm

10

(VN)

1.00

Xuất sắc/ Excellent (E)

9,5 - 10

1.25

Giỏi/ Very Good (VG)

8,7 - 9,4

1.50

8,0 - 8,6

1.75

Khá/ Good (G)

7,6 - 7,9

2.00

7,3 - 7,5

2.25

7,0 - 7,2

2.50

Trung bình khá/ Fair (F)

6,4 - 6,9

2.75

5,8 - 6,3

3.00

Trung bình/ Passed (P)

5,0 - 5,7

5.00

Rớt/ Failure (Fe)[1]

Dưới 5

 

2. Bảng điểm

– Gồm những thông tin về kết quả học tập của toàn bộ chương trình học tập của sinh viên;

– Được cấp một lần cùng với bằng Cử nhân hoặc Chứng nhận tốt nghiệp;

– Có thể được cấp lại, nếu có yêu cầu và theo quy định của Văn phòng Học viện.

3. Chứng nhận tốt nghiệp Thần học và Văn bằng Cử nhân Thần học

a. Điều kiện để được cấp Chứng nhận Tốt nghiệp Thần học

– Điểm thi tốt nghiệp trung bình của 03 bài thi từ 3.00 trở lên và không bài thi nào bị điểm liệt (tức 2/10).

b. Điều kiện để được cấp Văn bằng

– Điểm trung bình các môn học, nghiên cứu nhóm, tiểu luận của chương trình Thần học đạt từ 2.25 (7/10) điểm trở lên và không có điểm nào dưới 3.00

– Không có quá 03 (ba) môn của chương trình Thần học phải thi lại hay học lại.

– Điểm thi tốt nghiệp trung bình của mỗi bài thi từ 3.00 trở lên.

c. Điểm tổng kết để xếp thứ hạng văn bằng được tính như sau

– Điểm trung bình tất cả các môn Chương trình Thần học: 80%

– Điểm thi tốt nghiệp: 20%

d. Các thứ hạng Văn bằng

Thang điểm UST

Xếp hạng

1.00 – 1.20

Summa cum laude – Xuất sắc

1.21 – 1.45

Magna cum laude – Giỏi

1.46 – 1.75

Cum laude – Khá

1.76 – 2.25

Bene probatus – Trung bình khá

2.26 – 3.00

Probatus – Trung bình

 

Học Viện Thần Học Đa Minh

90 Nguyễn Thái Sơn, P. 3, Q. Gò Vấp, TP. HCM.


[1] Failure due to Examination.