Suy niệm với Thánh Tôma Aquinô – Mùa Vọng 24
Mùa Vọng
Ngày 20 tháng 12
NHỮNG hoa TRÁI XỨNG ĐÁNG CỦA việc sám hối
Ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. (Mt 3,7)
I
Có hai lý do thúc đẩy làm việc việc sám hối đó là: nhận ra tội lỗi của mình và lo sợ sự phán xét của Thiên Chúa. “Lòng kính sợ Đức Chúa khiến người ta tránh xa điều dữ” (Cn 15,27). “Hãy biết rằng có một cuộc xét xử” (G 19,29). Thánh Ambrôsiô và Gioan Kim Khẩu giải thích liên quan đến tương lai cụ thể như sau: “Ai sẽ dạy bảo bạn rời bỏ những con đường tội lỗi? Ai, nếu không phải là Thiên Chúa? “Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con lòng nhân hậu của Chúa và ban cho chúng con ơn cứu độ của Ngài” (Tv 84,8). Ông Rabanus Maurus cũng giải thích theo chiều hướng tương lai như thế này: “Các anh cần phải sám hối, nếu không thì ai sẽ dạy các anh thoát cơn thịnh nộ sẽ xảy đến? Sách Thánh Vịnh cũng viết: “Đi mãi đâu cho thoát thần trí Ngài, lẩn nơi nào cho khuất được Thánh Nhan?” (Tv 138,7). Ở đây, cơn giận của Thiên Chúa cần được hiểu không phải như một tâm tình bên trong nhưng hiểu về hiệu quả của nó, tức là báo đáp, hình phạt.
Có hai loại người khước từ sám hối, đó là: những người không tin là sẽ có sự phán xét và những người trì hoãn việc hoán cải vì sự phán xét chưa đến. Sách Huấn Ca đã viết: “Đừng đặt tin tưởng vào của cải bất chính của mình, và đừng nói ‘Tôi có đầy đủ mọi sự rồi” (Hc 5,1). Một đoạn khác, sách Gióp đã khuyên chúng ta: “Trong ngày ấy, các người hãy sợ lưỡi gươm, bởi vì sự trừng phạt của lưỡi gươm thật là kinh khủng” (G 19,29). Còn với những ai chần chừ sám hối vì sự phán xét chưa đến, thì thánh Phêrô tuyên bố: “Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải.” (2 Pr 3,9). Nhưng thánh Gioan Tẩy Giả đã phá tan các lý lẽ ấy, khi khẳng định rằng: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa” (Lc 3,9), nghĩa là sự phán xét sẽ không còn lâu nữa đâu.
II
“Các anh hãy sinh hoa trái để chứng tỏ lòng sám hối.” Quan sát cây ăn quả ta thấy: quả sẽ xuất hiện sau khi những bông hoa bắt đầu nở, và nếu hoa mà không sinh trái thì cây chẳng có giá trị gì. Bông hoa của sự sám hối là lòng thống hối, nhưng trái của nó là việc thực hành điều đã quyết tâm “Những bông hoa của tôi đã sinh ra những trái của vinh dự và sự giàu có” (Hc 24,17). Như vậy trái của sự công chính thì khác với trái của việc sám hối: người nào đã phạm tội (sám hối) thì bị đòi hỏi phải làm việc nhiều hơn là người không hề phạm tội.
Hoa trái xứng đáng với lòng sám hối gồm ba điều.
a) Trước hết, tội nhân phải phạt chính mình về tội đã phạm, qua phán quyết của vị linh mục: “Sau khi ngài đã kêu gọi con trở về, con đã ăn năn hối lỗi…Sau khi đã hiểu biết, con đánh đập vai con (Gr 31,19) nghĩa là hành hạ thân xác con.
b) Thứ đến, phải tránh xa lánh tội lỗi và các cơ hội phạm tội. Điều này được hiểu là đền bù, nghĩa phá hủy những căn nguyên của tội lỗi “Con ơi, con đã trót phạm tội thì đừng phạm nữa! Hãy cầu xin ơn tha thứ những tội con đã phạm. Hãy tránh tội như tránh con rắn.” ( Hc 21,1).
c) Hoa trái thứ ba của lòng sám hối là tội nhân hãy cố gắng nhiệt thành làm điều thiện cũng như trước đây khi phạm tội. Như trong thư thánh Tông Đồ đã viết: “Trước đây, anh em đã dùng chi thể của mình mà làm những điều ô uế và sự vô luân, để trở thành vô luân, thì nay anh em cũng hãy dùng chi thể làm nô lệ sự công chính để trở nên thánh thiện.” (Rm 6,19).
(Chú giải Tin mừng Matthêu, chương 3)