Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Mầu Nhiệm Sáng Tạo: Chúng Ta Có Thể Mong Đợi Điều Gì Từ Thông Điệp Sinh Thái Của Giáo Hoàng Phanxicô?

Administrator
2018-09-23 09:36 UTC+7 5
Tác giả: Clive Hamilton Chuyển ngữ: Đan Quang Tâm     LTS: Trước khi Thông điệp “Laudato Si” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô chính thức ban hành, Clive Hamilton đã cho công bố bài tham luận “The Sacrament of Creation: What Can We Expect from Pope Francis”s Ecological Encyclical?” (Mầu Nhiệm Sáng Tạo: Chúng Ta […]


Tác giả: Clive Hamilton

Chuyển ngữ: Đan Quang Tâm

 

 

LTS: Trước khi Thông điệp “Laudato Si” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô chính thức ban hành, Clive Hamilton đã cho công bố bài tham luận “The Sacrament of Creation: What Can We Expect from Pope Francis”s Ecological Encyclical?” (Mầu Nhiệm Sáng Tạo: Chúng Ta Có Thể Mong Đợi Điều Gì Từ Thông Điệp Sinh Thái Của Giáo Hoàng Phanxicô?). Clive Hamilton là giáo sư Luân Lý tại “Trung tâm Triết học Ứng dụng và Luân lý Công”, Charles Sturt University, Canberra. Cuốn sách gần đây nhất của ông là Earthmasters: The Dawn of the Age of Engineering khí hậu. Ông xin tri ân Kinh sĩ Scott Cowdell về những ý kiến tư vấn và các bình luận, cũng như Đức Ông Stephen Pickard và Giáo sư Wayne Hudson về các cuộc thảo luận hữu ích với những vị này.

***

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã không giấu diếm niềm tin của ngài rằng sự biến đổi khí hậu do con người gây ra, cùng với các hình thức khác của sự suy thoái môi trường, là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với tương lai của nhân loại.

Đôi khi ngài thậm chí còn nói bằng thuật ngữ gần như là khải huyền: “Chúng ta không cho phép các điềm báo của sự hủy diệt và cái chết được đi cùng với sự tiến bộ của thế giới này!”

“Thông Điệp Sinh Thái” của ngài đang hình thành như một sự can thiệp có tính quyết định. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng ngài hy vọng thông điệp sẽ giúp thế giới ra khỏi con đường tự hủy diệt.

Ở đây tôi muốn cố gắng tiên đoán sứ điệp và ý nghĩa của thông điệp bằng cách xem xét những gì có vẻ là những ảnh hưởng chủ yếu có ảnh hưởng đến việc soạn thảo – cụ thể là, các phát biểu trước công chúng của Đức Phanxicô, các thông điệp trước đây về môi trường, những phát biểu khoa học của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học, gương Thánh Phanxicô Assisi và thần học sinh thái của nhà thần học người Brazil Leonardo Boff.

Thông điệp được tiên đoán với sự phấn khích của các nhà hoạt động chống sự biến đổi khí hậu và với sự sợ hãi của một số người bảo thủ Công giáo. Nhưng ngoài những tác động chính trị ngay lập tức, một ý nghĩa lâu dài hơn có thể nằm trong sự chuyển đổi thần học mà thông điệp có lẽ sẽ trình bày.

Trong một đóng góp quý báu, nhà thần học Donal Dorr người Ailen đã chỉ ra rằng điểm khởi đầu chính thức của Đức Phanxicô gần như chắc chắn sẽ là các thông điệp của Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI.

Sau hai thập niên gia tăng mối quan tâm về môi trường trên thế giới, năm 1991 Thông điệp “Centesimus annus” của Đức Gioan Phaolô II, có thể đã được viết như thể nhằm làm cho Giáo hội có liên quan đến thời đại. Cốt lõi của vấn đề thần học là mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, và Đức Gioan Phaolô II trung thành với truyền thống thần học trong việc trình bày thiên nhiên như tách biệt với con người và nhằm để con người sử dụng, mặc dù thận trọng hơn, là công cụ của con người. Như vậy: “Thông qua lao động, con người, bằng cách sử dụng trí thông minh và thực thi sự tự do của mình, thành công trong việc thống trị trái đất và làm cho trái đất trở thành thành một mái nhà thích hợp”.

Mười tám năm sau, trong Thông điệp “Caritas in Veritate”, Đức Bênêđictô XVI chuyển dịch giáo huấn Giáo hội vững chắc hơn theo hướng bảo vệ môi trường trong khi giảm nhẹ ngôn từ thống trị. Trong một thuật ngữ đầy ý nghĩa, Đức Bênêđictô XVI mô tả các luật chi phối thế giới tự nhiên như một “ngữ pháp… đưa ra các mục đích và tiêu chí để sử dụng thiên nhiên một cách khôn ngoan”. Ngài khẳng định rằng thế giới tự nhiên là “món quà của Thiên Chúa” tặng nhân loại, và bác bỏ sự trôi dạt về hướng “áp đặt sự thống trị kỹ thuật lên thiên nhiên” được thể hiện trong thực tế và vẫn được một số người bảo vệ bằng thần học. Tuy nhiên, trung hòa bất kỳ lời buộc tội “tân ngoại giáo”, Đức Bênêđictô XVI giữ lại một nền thần học mang tính duy nhân luận về con người trong thiên nhiên, tước đoạt thế giới thiên nhiên bất kỳ giá trị nào trong đó.

Donal Dorr bày tỏ hy vọng rằng người kế nhiệm Đức Bênêđictô XVI sẽ khởi đầu một chuyển đổi thần học “đặt con người chúng ta… vào trong bối cảnh rộng lớn hơn của thiên nhiên”. Trong các tuyên bố công khai của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tăng phần đáng kể các đóng góp. Người Công giáo được “kêu gọi chăm sóc công trình sáng tạo không chỉ với tư cách những công dân có trách nhiệm, nhưng còn với tư cách những người đi theo Chúa Kitô”. Và, có lẽ để lộ những động lực bên trong đằng sau thông điệp sắp tới, ngài nói rằng bảo vệ công trình sáng tạo là một sứ vụ mà “Giám mục Roma được kêu gọi hãy thực thi”.

Tách biệt những người bảo thủ tố cáo các người đảng xanh là các dân ngoại mới, Đức Phanxicô khẳng định rằng những người hoạt động bảo vệ công trình sáng tạo là các Kitô hữu bằng ngôn từ mạnh mẽ: “Một Kitô hữu không bảo vệ công trình sáng tạo, không cho phép nó phát triển là một Kitô hữu không quan tâm đến công trình của Thiên Chúa”.

Phải thừa nhận rằng lời kêu gọi để cho công trình sáng tạo “phát triển” hơn là chỉ đơn thuần bảo vệ nó, bao gồm những ý tưởng con người là nhà xây dựng và người biến đổi và do đó vạch ra quan điểm Công giáo của Đức Phanxicô không tương thích với quan điểm của những người xanh đậm, vì xác nhận những gì mà đức giáo hoàng gọi là “một phán quyết tích cực về tính chính đáng của những can thiệp vào thiên nhiên” (mặc dù ngài nhấn mạnh rằng những sự can thiệp này phải luôn luôn là những việc làm đem lại lợi ích, được thực hiện một cách có trách nhiệm).

Sứ điệp về công trình tạo dựng

Xét về phương diện chính trị và thần học, điểm khởi đầu của Đức Phanxicô luôn luôn là liên đới với người nghèo. Nếu chúng ta xem xét các tuyên bố khác nhau của ngài về môi trường, chúng ta thấy ngài luôn liên kết tình trạng suy thoái sinh thái với sự bần cùng của những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, đôi khi đề cập đến việc phá hủy các khu rừng Nam Mỹ như một ví dụ.

Đối với Đức Phanxicô, việc giữ gìn môi trường được nối kết trực tiếp với “Giáo Huấn Về Xã Hội Của Giáo Hội Công Giáo” (GHXHCG), một nối kết làm cho lập trường của ngài ít bị những người bảo thủ chỉ trích. Chắc chắn, khi chứng cứ khoa học gia tăng, các nguyên tắc cơ bản của GHXHCG – liên đới với những người nghèo và dễ bị tổn thương; bảo vệ sự sống và phẩm giá con người – đòi hỏi Giáo hội phải có một lập trường mạnh mẽ hơn về các tác hại biến đổi khí hậu do con người gây ra, sự biến đổi khí hậu này hứa hẹn sẽ đem lại nỗi thống khổ trải rộng và lâu dài trên những nghèo nhất thế giới. Không thể có công bằng kinh tế mà không có công bằng môi trường.

Đức Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh rằng thiên nhiên là quà tặng của Thiên Chúa cho nhân loại. Trong thông điệp sinh thái của mình, ngài có thể chỉ rõ những tác động rõ ràng: những người bóc lột thiên nhiên đang hắt hủi món quà quý giá nhất, và bằng cách bóc lột thiên nhiên cho lợi ích bản thân, họ đang lấy đi từ người nghèo món quà của Thiên Chúa. Chối bỏ các thế hệ tương lai những hoa trái món quà của Thiên Chúa chắc chắn là một tội lỗi trong bất kỳ ngôn ngữ nào.

Tôi sẽ đề nghị rằng, về phương diện thần học, Đức Phanxicô dường như đang dẫn đưa Giáo hội đến sự hồi phục đương đại một sự hiểu biết tiền hiện đại về công trình tạo dựng. Ngài nghĩ gì khi ngài nói về công trình tạo dựng? Chúng ta kêu gọi bảo vệ, chính xác, cái gì?

Tất nhiên, một câu trả lời đơn giản có thể được đưa ra về phương diện khoa học. Tuy nhiên, khi Đức Phanxicô nói về công trình tạo dựng như là món quà phổ biến cho nhân loại, “được giao phó cho chúng ta bảo vệ” chứ không phải là tài sản thuộc quyền quản cai của chúng ta, ngài không nói về thế giới trong một ý nghĩa vật chất – nghĩa là, một bộ sưu tập của các hệ sinh thái phụ thuộc lẫn nhau và các nguồn tài nguyên, mặc dù đôi khi ngài dường như coi nó là “thiên nhiên”. Công trình sáng tạo là nơi Thiên Chúa tạo ra cho chúng ta cư ngụ và biểu hiện kế hoạch thần linh của Ngài cho chúng ta.

Tuy nhiên, có rất nhiều cách con người có thể cư ngụ trong môi trường của họ, và trong lịch sử Kitô giáo có những tiền lệ để lật ngược ý tưởng tách biệt khỏi thiên nhiên và thống trị trên thiên nhiên. Như Giovanni Monastra cho thấy, ý niệm thống trị vào trong giáo thuyết Kitô giáo không phải từ Cựu Ước, nhưng ở ngưỡng cửa hiện đại trong thời kỳ Phục hưng. Với tư cách các người châu Âu giành được quyền lực chi phối và kiểm soát thiên nhiên, họ tìm kiếm một chỉ thị để thực hiện việc đó trong các bản văn Kinh Thánh của họ.

Trong Thông điệp “Caritas in Veritate”, Đức Bênêđictô XVI nhấn mạnh rằng chúng ta không nên nghĩ về thế giới thiên nhiên thuần túy về phương diện “tự nhiên” – nghĩa là chỉ về mặt khoa học – vì thiên nhiên có một “sự cân bằng nội tại”. Ý tưởng này không phải là ý tưởng sinh thái về môi trường cho bằng một sự cân bằng mong manh các lực trong thiên nhiên, nhưng hình dung thiên nhiên như được đầu tư với một mục đích mang tính cứu cánh (a teleological purpose), thiết yếu cho kế hoạch của Thiên Chúa cho nhân loại. Và cả hai [ND: khía cạnh khoa học và mục đích cứu cánh] cùng nhau hiện hữu, như chiều kích bên ngoài và chiều kích bên trong. Bằng việc phá rối sự cân bằng sinh thái, chúng ta làm đảo lộn kế hoạch của Thiên Chúa, chúng ta khước từ Ngài mục đích của Ngài tạo dựng nơi sinh sống trong đó con người, những thọ tạo được Ngài tuyển chọn, có thể phát triển.

Câu hỏi đặt ra rằng, vậy có chỗ trong một nền thần học như vậy để giao bất kỳ giá trị nội tại nào cho động vật hoặc phần tử khác của thế giới thiên nhiên không? Về phần mình, Đức Bênêđictô XVI đưa ra ba loại lý do để bảo vệ môi trường, mỗi lý do đều lấy con người làm trung tâm: hủy hoại môi trường gây ra đau khổ cho người nghèo và những người không có quyền lực và làm tổn hại đến triển vọng của các thế hệ tương lai; việc làm tổn hại môi trường cho thấy sự thiếu tôn trọng công trình sáng tạo mà mục đích là để phục vụ các cứu cánh của con người; và, các thái độ bóc lột đối với môi trường thiên nhiên phản ánh và tràn sang các thái độ bóc lột những người khác.

Tuy nhiên, xét theo nhiều phát biểu trước công chúng và sự ngưỡng mộ sâu sắc của ngài đối với Thánh Phanxicô, có thể Đức Giáo hoàng Phanxicô bị lôi cuốn đi xa hơn đáng kể hơn so với Đức Bênêđictô XVI, và đưa vào một bứt phá thần học” (theological break) bằng cách đặt cả con người vào trong thiên nhiên lẫn quy gán cho thiên nhiên một chiều kích không thể kiểm soát được, tự trị và thậm chí thiên phú. Hãy xem xét các ý kiến này:

– Đức Phanxicô đón nhận sự nhấn mạnh của Đức Bênêđictô XVI vào “ngữ pháp” được ghi khắc trong thiên nhiên và ý tưởng rằng các can thiệp trong thiên nhiên là chính đáng nếu nhằm để “mang lại lợi ích và được thực hiện một cách có trách nhiệm” ngõ hầu môi trường được sử dụng một cách khôn ngoan vì lợi ích của tất cả. Tuy nhiên, ngài hàm ý con người phải tuân theo ngữ pháp theo nghĩa sống trong các giới hạn sinh thái và tôn trọng các luật tự nhiên. Những lệnh cấm này chắc chắn được củng cố bởi những người xung quanh ngài trong Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học.

– Trong một tuyên bố đáng chú ý, Đức Phanxicô nói, “Thiên Chúa đôi khi tha thứ, nhưng khi bị ngược đãi, thiên nhiên không bao giờ tha thứ”. Nếu được chấp nhận, suy nghĩ này sẽ là đòn chí tử giáng vào tất cả các cách hiểu làm chủ theo nghĩa thống trị (all understandings of dominion as domination). Vì Đức Phanxicô nói rằng, hoàn toàn không phải là một miền thụ động, trong đó con người khẳng định quyền làm chủ của mình, thiên nhiên có chương trình hành động riêng của nó, thiên nhiên mạnh mẽ hơn và sẽ trừng phạt chúng ta nếu chúng ta đẩy thiên nhiên đi quá xa. Một cái nhìn về thiên nhiên phù hợp với những hiểu biết mới nổi lên của khoa học hệ thống Trái đất và được nắm bắt bởi nhà cổ khí hậu học [ND: cổ khí hậu học (palaeoclimatology) là môn khoa học nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu trong suốt chiều dài lịch sử Trái Đất] kiệt xuất Wallace Broecker: “Hồ sơ cổ khí hậu học la lớn với chúng ta rằng, không hề có chút gì tự ổn định, hệ thống khí hậu Trái Đất là một con thú hung hăng phản ứng quá mức ngay cả với những cú huých khuỷu tay nhẹ”.

– Trong sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới 2014 , Đức Phanxicô kêu gọi tất cả mọi người hãy tôn trọng không chỉ tính hữu ích của mọi sinh vật mà còn “vẻ đẹp”“cứu cánh tính” của nó – những mô tả chứa chất ý nghĩa thần học và đề xuất một giá trị nội tại nào đó cho sự-sống-không-phải-của-con-người (non-human life) tách ra khỏi các thái độ thực dụng hơn của các vị tiền nhiệm của ngài.

– Trong một sự bứt phá tận gốc khỏi tất cả các nền thần học chủ trương sự bừng tỉnh của thiên nhiên – có nghĩa là, các nền thần học nhìn xem thiên nhiên thuần túy dưới cái nhìn thế tục, với việc đưa Thiên Chúa ra khỏi trái đất đến một lĩnh vực khác – Đức Phanxicô có thể đang tái du nhập một nền thần học về Thiên Chúa ở-trong-thế giới. Ngài than vãn sự mất mát thái độ ngạc nhiên đối với thiên nhiên trong lời của một nhạc công. Ngài than vãn chúng ta không còn “lắng nghe tiếng thọ tạo”, ngụ ý rằng thiên nhiên có một sứ điệp cho chúng ta. Nổi bật hơn, ngài viết: “Nhờ cơ thể chúng ta, Thiên Chúa đã nối kết chúng ta rất chặt chẽ với thế giới xung quanh chúng ta đến nỗi chúng ta có thể cảm thấy sự sa mạc hoá mặt đất như thể một căn bệnh thể chất, và sự tuyệt chủng các giống loài như một sự biến dạng gây đau đớn”.

Điểm cuối cùng này, dĩ nhiên, là bản chất sứ điệp của Thánh Phanxicô thành Assisi. Thật vậy, đằng sau các tuyên bố khác nhau của Đức Giáo Hoàng, ta có thể phát hiện tinh thần của Vị Thánh mà để tỏ lòng kính trọng, vị đương kim giáo hoàng đã chọn làm tên của mình. Vì vậy, những gì ngài có thể rút ra từ Thánh Phanxicô có thể cung cấp các manh mối cho thông điệp sắp tới không?

Tinh thần của Thánh Phanxicô

Thánh Phanxicô được người ta nhớ đến vì sự đơn giản và lòng nhân ái của cuộc đời ngài hơn là vì các khảo cứu thần học của ngài. Ngài nổi tiếng vì lên tiếng nói về động vật như những anh chị em của mình, phát sinh từ kinh nghiệm tâm linh mãnh liệt về sự hiệp nhất với tất cả các thọ tạo. Trong Bài ca Mặt trời, rất nhiều người biết ngài viết về Anh Mặt Trời và Chị Mặt Trăng, và “chị Mẹ Đất của chúng ta, người nuôi chúng ta và cai quản chúng ta”.

Thật dễ giải thích những đam mê mang tính thân thuộc gia đình này như chuyện thi ca phóng khoáng, nhưng một cái nhìn nhất quán hơn với cuộc sống và lời nói của ngài cho biết Thánh Phanxicô thấy sự hoàn hảo của Thiên Chúa trong mọi tạo vật, trong đá cũng như chim chóc và cây cối. Vì tất cả mọi vật được tạo ra bởi cùng một Cha, Đức Phanxicô lý luận, họ đều là anh chị em trong một ý nghĩa rất thực. Thần học của ngài như vậy là “theo chiều ngang” chứ không phải theo phẩm trật trên dưới; thay vì trật tự thiêng liêng di chuyển từ Thiên Chúa trên cao xuống con người rồi xuống đến các sinh vật còn thấp kém hơn, việc Thiên Chúa đầu tư vào thiên nhiên xua tan niềm tin rằng Ngài xa xôi từ trên cao thống trị muôn loài.

Tuy nhiên, Thánh Phanxicô ở đây có nói một cái gì đó thậm chí còn ấn tượng hơn, một cái gì thoát ra khỏi những khuynh hướng mang nhiều tính thần học Công giáo. Khi viết rằng Mẹ Đất “cai trị chúng ta”, thánh nhân rẽ ra khỏi tất cả các khái niệm về quyền thống trị của con người trên trái đất, bất cứ nơi nào khái niệm có thể rơi vào trong một loạt các khái niệm từ sự làm chủ đầy đủ đến sự quản lý đáng kính trọng nhất. Vì ở đây Thánh Phanxicô bảo ta rằng Mẹ Đất cai quản trên chúng ta, không chỉ đơn thuần vì chúng ta phụ thuộc vào Mẹ Đất nuôi dưỡng, nhưng theo thứ tự của sự vật – trật tự sáng tạo của Thiên Chúa.

Khi hàm ý Thiên Chúa là Cha và Đấng Tạo Hóa trong tất cả mọi thứ, Thánh Phanxicô tán thành một loại bán phiếm thần phôi thai. “Tất cả mọi thứ trong Thiên Chúa, Thiên Chúa trong tất cả mọi thứ”. Thiên Chúa làm nhiều hơn bỏ qua Công trình Sáng tạo của Ngài; Ngài mạc khải chính Ngài trong đó ngay từ đầu và chiếu tỏa từ dó – đó là lý do tại sao người ta có thể trải nghiệm Thiên Chúa trực tiếp và toàn diện trong thiên nhiên, như nhiều Kitô hữu đã chứng thực.

Trách mắng loài người “liên tục đàn áp thiên nhiên”, Đức Giáo hoàng Phanxicô mới đây, thông qua vị thánh mà ngài lấy tên, ta than cái cách chúng ta thống trị “trên Chị Đất, trên Mẹ Đất”. Vì vậy, liệu Đức Giáo hoàng Phanxicô có thể mang lại một cuộc cách mạng “Phanxicô” cho thần học Công giáo? Nếu có những gợi ý rõ ràng trong những tuyên bố công khai của ngài cho đến nay, thì đó sẽ là một nội dung khác đưa vào trong một thông điệp. Vậy ngài có thể đi bao xa?

Tư duy chính thức của Vatican có xu hướng tránh xa quan điểm vốn được nhiều người Công giáo và Tin Lành bảo thủ theo, cho rằng Thiên Chúa và con người phải được đặt ở trung tâm thế giới thể lý, để cho, nói thẳng ra: “chỉ có Thiên Chúa và con người là cứu cánh tự thân. Thiên Chúa cho ta thiên nhiên để phục vụ con người, chứ không phải con người phục vụ thiên nhiên”. Tuy nhiên, sự dịch chuyển từ cương vị thống trị sang cương vị quản gia và một nghĩa vụ chăm sóc Trái Đất giờ đây được thiết lập vững chắc trong giáo huấn của Giáo hội, và có thể được lý giải, biện minh bằng những cách đọc khác nhau bản văn sách thánh.

Trong khi Đức Phanxicô có vẻ xem thiên nhiên như có giá trị nội tại, có con đường riêng của mình chống lại bất kỳ nỗ lực làm chủ nào bởi con người và được đầu tư với một loại tinh thần linh thiêng nào đó, ngài đã không bao giờ đi xa đến nỗi nói rằng Trái Đất là thiêng liêng. Ngài dường như không làm như vậy vì cả lý do thần học lẫn chính trị. Về mặt chính trị, như thế sẽ kích động những người bảo thủ, có cớ tố cáo (tuy không có cơ sở) ngài là tân ngoại giáo.

Về thần học, có một sự khác biệt tinh tế nhưng quyết định giữa phiếm thần và quan điểm Công giáo về sáng tạo mà Đức Phanxicô gắn bó. Với tư cách là công trình sáng tạo của Thiên Chúa, thế giới thiên nhiên không phải là Thiên Chúa; thế giới thiên nhiên thì khác. Tuy nhiên, Ngài được đầu tư trong đó. Sự siêu việt của Thiên Chúa không xa cách công trình sáng tạo, nhưng quen thuộc và gần gũi với nó. Ngụ ý nó có một telos (cứu cánh), và telos đó là cung cấp “khung cảnh cho cuộc sống của chúng ta” – các điều kiện trong đó con người có thể sống và phát triển.

Hơn nữa, “Telos” đó có nghĩa là Thiên Chúa tôn trọng trật tự công trình sáng tạo, cho phép công trình sáng tạo phát triển và tiến hóa theo “ngữ pháp” và bản tính của nó. Khoảng cách không thể kết nối được giữa một thế giới thiên nhiên thế tục và đời sống con người thiêng liêng hiện nay là một sự sai lầm. Các cây cầu đã được xây dựng.

Vì vậy, nếu Trái Đất không phải là thiêng liêng, ta vẫn có thể nhìn thấy Đức Phanxicô di chuyển hướng đến một lập trường trong đó Trái Đất trở nên bí tích, là chỉ dấu về sự hiện diện của Thiên Chúa và một kênh cho ân sủng của Ngài. Một nền thần học như vậy tìm thấy sự phát triển rõ ràng trong các nhà thần học sau Thánh Phanxicô, đặc biệt tu sĩ Bonaventure Dòng Phanxicô (1221-1274).

Đối với Bonaventure, “thế giới được tạo dựng là một loại sách phản ánh, đại diện, và mô tả Đấng làm ra thế giới”. Trong bình luận xuất sắc của mình, Ilia Delio giải thích rằng, đối với Bonaventure, thế giới là biểu hiện bên ngoài của Thiên Chúa để cho “chúng ta biết Lời Chúa qua thế giới… Tất cả công trình sáng tạo… một cách nào đó phản ánh sức mạnh, trí tuệ, và lòng nhân từ của Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa chiếu tỏa qua công trình sáng tạo…”.

Tội khai thác

Trong nhiều dịp, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về sự tương phản giữa cách con người đang tham lam khai thác môi trường và mệnh lệnh buộc chúng ta đối xử với môi trường một cách có trách nhiệm – nghĩa là, trong một phương cách bảo vệ lợi ích của các thế hệ người nghèo và các thế hệ tương lai và tôn trọng sự vẹn toàn của thế giới thiên nhiên như một toàn thể.

Như người ta mong chờ từ một giám mục Mỹ Latin với học thuyết xã hội cấp tiến, phát triển kinh tế là thiết yếu để đưa mọi người thoát khỏi cảnh đói nghèo và do đó Đức Phanxicô nói nhiệm vụ của chúng ta là không chỉ bảo vệ công trình sáng tạo mà còn cải thiện nó. Chúng ta không được đặt trên Trái Đất chỉ để sống với thiên nhiên, nhưng để biến đổi nó. Tại đây ngài đồng hóa với một loại chủ nghĩa môi trường – mang màu xanh nhạt hơn là xanh đậm – và tránh được một số lời chỉ trích mang nhiều tính cách ý thức hệ mà ngài có thể gặp phải từ những người bảo thủ.

Vì vậy, bản chất sứ điệp của ngài, và trung tâm của thông điệp sắp tới, sẽ là chúng ta làm thế nào để chuyển đổi thiên nhiên, cho dù chúng ta khai thác thiên nhiên một cách tham lam hay chăm sóc nó một cách có trách nhiệm. Ngài kêu gọi một mô hình phát triển mới, một mô hình “biết cách tôn trọng công trình sáng tạo” thế chỗ cho cái não trạng tăng trưởng bằng-mọi-giá được sử dụng để biện minh cho sự xuống cấp của thế giới thiên nhiên.

Trong khi những người xanh đậm có thể lúng túng nếu họ được hỏi trách nhiệm bảo vệ Trái Đất của chúng ta đến từ đâu, thì ai chứ Đức Phanxicô tuyệt nhiên không chút ngờ vực. Nếu thế giới thiên nhiên là món quà của Thiên Chúa cho chúng ta, thì “nuôi dưỡng Trái Đất [là] nuôi dưỡng công trình sáng tạo”. Như vậy bảo vệ môi trường trở thành không phải một hành động tự tư tự lợi hoặc là một bổn phận luân lý, nhưng là một lời kêu gọi mang tính thần linh. Làm suy thoái Trái Đất, ngài tuyên bố, là một tội ác: “Đây là tội ác của chúng ta, khai thác Trái Đất và không cho phép Trái Đất cung cấp cho chúng ta những gì có bên trong Trái Đất”.

Thế còn gia tăng dân số?

Nếu thông điệp của Đức Phanxicô kêu gọi nhân loại bước đi nhẹ nhàng hơn trên trái đất, nó sẽ gặp phản đối là lời kêu gọi của ngài sẽ có trọng lượng hơn nếu ngài thừa nhận rằng phương cách gia tăng dân số tạo thêm áp lực trên môi trường.

Các sự kiện đã rõ ràng. Sự gia tăng các phát thải khí nhà kính là do tương tác động kết hợp của tăng trưởng kinh tế trên đầu người và tốc độ tăng trưởng dân số, và được bù trừ bởi những cải thiện hiệu quả năng lượng và chuyển dịch từ các nguồn năng lượng khí thải từ cao đến thấp. Tuy nhiên, sự tiếp tục gia tăng dân số có thể phá hoại mọi nỗ lực giảm lượng khí thải, đưa thế giới đi quá một điểm bùng phát sự ấm lên thảm khốc, với sự tàn phá sinh thái hàng loạt và mất mát mạng sống con người.

Các cố vấn khoa học của Đức Giáo Hoàng hiểu những sự kiện này. Chúng ta biết ngài tiếp nhận các lời khuyên của các chuyên gia một cách nghiêm túc và do đó ngài bị mâu thuẫn về vấn đề bởi vì việc ngài tuân thủ sự cấm đoán lâu nay của Giáo hội về ngừa thai có vẻ vững chắc.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu rằng ngài có thể tin có một cách để thoát khỏi cái bẫy. Tháng 1 năm 2015, ngài đã gây ra một sự khuấy động bằng cách nói rằng người Công giáo La Mã tốt không cần phải “giống như thỏ” và nên thực hành “làm cha mẹ một cách có trách nhiệm”. Dựa vào thẩm quyền của các “chuyên gia dân số”, ngài khuyên các gia đình Công Giáo nên hạn chế số lượng con cái ở mức ba con. Vì vậy, các gia đình Công Giáo lớn không còn có sự chuẩn thuận của Giáo Hoàng.

Để thêm sức mạnh cho lập trường này, ngài đã nói về việc ngài khiển trách một người phụ nữ thụ thai “vô trách nhiệm” sau khi cô đã có bảy người con được sinh mổ. Ngài dường như muốn nói rằng nếu một số việc mang thai không thể biện minh được về mặt y khoa, thì các sự mang thai khác cũng không thể biện minh được về mặt môi trường.

Nếu Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm các hình thức ngừa thai nhân tạo, thì ngài đang thúc giục người Công Giáo hãy sử dụng những hình thức ngừa thai tự nhiên một cách có hiệu quả hơn. Có lẽ ngài đang ám chỉ rằng những người Công Giáo không chấp hành lệnh cấm về ngừa thai nhân tạo (hầu hết trong số họ) bây giờ có thể cảm thấy ít tội lỗi hơn về điều đó. Dẫu sao, bài kiểm tra quan trọng nhất sẽ là liệu Giáo Hội giảm bớt những nỗ lực của mình ngăn chặn sự lan truyền kế hoạch hóa gia đình trên toàn thế giới, trong cùng một phương cách Đức Phanxicô đã cố gắng làm mềm đường lối cứng rắn của Giáo Hội về các mối quan hệ đồng tính.

Sự cám dỗ địa kĩ thuật

Đức Giáo Hoàng Phanxicô được cho là đang giao dịch thư từ với Leonardo Boff, hỏi xem tất cả các bài viết của ông về thần học sinh thái. Cựu linh mục Dòng Phanxicô người Brazil vào năm 1992 đã buộc phải rời khỏi Giáo hội vì hoạt động thần học giải phóng của mình. (Trớ trêu thay, ngài đã buộc phải xuất bởi Hồng y Ratzinger, người đã từng là hướng dẫn luận văn tiến sĩ cho Boff tại Đức). Trong các cuốn sách được xuất bản trong những năm 1990 Boff đã bắt đầu định vị thần học giải phóng trong một bối cảnh sinh thái rộng hơn. Ông viết, những người đàn áp người nghèo là những người bóc lột thiên nhiên, và bóc lột thiên nhiên vì cùng một lý do.

Tiêu đề của cuốn sách năm 1997 của ông, Cry of the Earth, Cry of the Poor (Tiếng Kêu của Trái Đất, Tiếng Kêu của Người Nghèo), phản ánh sự kết nối chặt chẽ giữa công bằng xã hội với việc bảo vệ môi trường, một liên kết thường được thực hiện bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô và chắc chắn sẽ là một nội dung chính trong thông điệp. Giống như vị đương kim Giáo Hoàng, Boff đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Thánh Phanxicô người mà ông gọi là “nhân vật tinh túy nhất của lịch sử phương Tây”. Boff đã lập luận cho một thần học sinh thái căn bản chủ trương trở lại với một sự tôn kính Trái đất vào thời trước Descartes, một thế giới sống được Chúa Cha tạo ra làm nhà cho vạn vật. Đối với ông, hủy diệt sinh thái là một tội lỗi.

Boff thấy thế giới hiện nay như bị chi phối bởi một “bộ máy khoa học-công nghệ khổng lồ” có chứa một sự ép buộc luôn luôn hướng đến công nghệ trên nguyên tắc “nếu ta có thể làm, thì ta phải làm”. Đó là một trạng thái tâm lý trong đó ta tự xác định mình trong thế chống thiên nhiên và điều đó tất yếu dẫn đến sự khai thác thiên nhiên.

Niềm tin rằng hệ thống theo bản năng đáp ứng các vấn đề với công nghệ nhiều hơn thay vì một sự thay đổi về định hướng đặt ra một vấn đề khác mà Đức Phanxicô có thể cần phải giải quyết trong thông điệp sinh thái của mình: địa kĩ thuật (geoengineering). Đôi khi được gọi là Kế hoạch B – để phân biệt với Kế hoạch A cắt giảm phát thải khí nhà kính – địa kĩ thuật bao gồm một số công nghệ được thiết kế để chống lại sự ấm lên toàn cầu hoặc bù đắp một số ảnh hưởng của nó.

Trong khi một số phương pháp tiếp cận thì tương đối tốt đẹp, chương trình thu hút sự quan tâm nhất liên quan đến việc phun vào thượng tầng khí quyển một lớp phân tử sulphate để giảm lượng bức xạ mặt trời xuống đến Trái Đất. Các lá chắn phân tử sẽ mô phỏng hiệu ứng làm mát toàn cầu của các vụ phun trào núi lửa quy mô lớn. Một số nhà khoa học về khí hậu được cảnh báo bởi những hậu quả về khí hậu đang diễn ra do thế giới không giảm lượng khí thải carbon đến nỗi họ mong đợi loại can thiệp này trên hành tinh, với tất cả những nguy hiểm của nó, gần như không thể tránh khỏi trong vòng vài thập niên tới.

Như tôi đã viết ở nơi khác, đối với một số người, thay vì toàn cầu ấm lên là bằng chứng của sự thất bại của con người, kỹ thuật hóa khí hậu sẽ đem lại chiến thắng do tài khéo của con người. Trong khi biến đổi khí hậu đe dọa sẽ làm mất ổn định của hệ thống khai thác, địa kĩ thuật hứa hẹn sẽ bảo vệ nó. Địa kỹ thuật sẽ không chỉ thiết lập ý tưởng phổ biến về sự thống trị thiên nhiên của con người nhưng mở rộng sự thông trị ấy đến tận căn.

Có thể sẽ không có sự minh họa nào sinh động nào về “bộ máy khoa học-công nghệ khổng lồ” của Boff hướng đến công nghệ để thoát khỏi một câu hỏi xã hội hóc búa hơn là đề nghị con người hãy kiểm soát và điều tiết hệ thống khí hậu trái đất, có lẽ cho đến vĩnh viễn. Kiểm soát khí hậu sẽ là một thể hiện việc con người làm chủ phù hợp với việc đọc một cách kiêu hãnh nhất Sách Sáng thế và lời kêu gọi “làm chủ” trong sách.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lẽ được kỳ vọng sẽ nhìn thấy loại địa kĩ thuật như một sự thoái vị của trách nhiệm chăm sóc công trình sáng tạo của chúng ta – thậm chí như một lời mời thiên nhiên “không tha thứ” sẽ trả thù chúng ta. Thật vậy, ngài có thể xem đó như là việc con người đang tìm cách xảo đoạt Thiên công, qua đó cao ngạo quá mức.

***

Thông điệp sinh thái của Đức Phanxicô sẽ đem lại nhiều khác biệt như thế nào? Daniel DiLeo đã viết một luận văn hữu ích về vấn đề thẩm quyền các thông điệp của Giáo Hoàng và việc giải thích thông điệp sớm được ban hành. Đây là một lĩnh vực đạo lý mờ mịt, nhưng lưu ý đến việc bác bỏ một cách đam mê khoa học khí hậu bởi một số người bảo thủ trong Giáo hội, DiLeo kết luận: “Người Công Giáo sẽ chỉ có thể không đồng ý với ngài trong lương tâm ngay lành sau khi suy nghĩ nghiêm túc và xác quyết rằng, Đức Giáo Hoàng đã lý luận không chính xác”. Đó là một rào cản thấp cho những người khước từ khoa học khí hậu, một số người trong đó đã bác bỏ thông điệp rồi.

Nhưng sẽ có ý nghĩa thế nào đối với phần lớn 1,2 tỷ người trên thế giới tự gọi mình là Công Giáo Roma? Mặc dù sự miễn cưỡng phổ biến hiện nay xem những tuyên bố chính thức của vị Đại Diện Chúa Kitô là bất khả ngộ, và mặc dù ngay cả sự chống đối của các giám mục và giáo dân bảo thủ, những lời của vị Giáo Hoàng vẫn còn mang thẩm quyền đáng kể, và trọng lượng gắn liền với chức vụ có thể được tăng cường bằng những phẩm chất cá nhân của người mang chức vụ đó.

Là một Giáo Hoàng rất được yêu thích, Đức Phanxicô có ảnh hưởng, không ít nơi các giám mục mà nhiều vị trong số đó đang hy vọng Vatican sẽ có một lập trường mạnh mẽ về biến đổi khí hậu. Trớ trêu thay, trở thành Giám mục Roma, Đức Phanxicô quyết tâm tố cáo các nguy hiểm của sự lãnh đạo độc đoán và cải cách văn hóa thâm canh cố đế giáo triều Vatican, nhưng sự khiêm nhường của ngài với tư cách là “Giáo Hoàng nhân dân” có khả năng làm cho những lời kêu gọi của mình trong thông điệp sinh thái có thẩm quyền nhiều hơn chứ không phải ít hơn.

Trong khi Đức Phanxicô dường như đang hấp thụ được thần học sinh thái của Leonardo Boff, chúng ta có thể chắc chắn rằng thông điệp của ngài sẽ lui lại về mặt thần học khỏi quan điểm cực đoan Phanxicô mà Boff có xu hướng thiên về, quan điểm cho rằng Thiên Chúa hiện diện trong thế giới dưới hình thức “năng lượng” là Chúa Thánh Thần. Những gì còn lại để nhìn thấy mặc dù là bao nhiêu Đức Phanxicô đã được chú ý đến bởi nỗi lo sợ Khải huyền bằng văn bản của Boff: “Chúng ta đang ở trên một chuyến tàu tốc hành đi về hướng sẽ gặp vực thẳm phía trước, và chúng ta không biết làm thế nào để ngăn chặn nó”. Đó là một tầm nhìn được hầu hết các nhà khoa học khí hậu xác nhận, bao gồm Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học: “Nếu các xu hướng hiện nay vần tiếp tục, thế kỷ này sẽ chứng kiến sự thay đổi khí hậu chưa từng có và sự phá hủy hệ sinh thái đó sẽ tác động nghiêm trọng đến tất cả chúng ta”.

Nếu nhân loại và các thiết chế không sẵn sàng làm những gì cần thiết để tránh thảm họa, thì những người thấy mối nguy hiểm đang lờ mờ hiện ra có thể quay sang nơi nào? Boff quay sang Martin Heidegger và lời tiên tri đáng ngạc nhiên của ông này: “Chỉ có một Thiên Chúa mới có thể cứu chúng ta”. Nếu con người hiện đại đã xua đuổi Thiên Chúa ra khỏi thế giới thiên nhiên và rồi đưa vào thùng rác, liệu Ngài sẽ xuất hiện để cứu chúng ta? Giữa dòng thông điệp của Đức Phanxicô, ngài sẽ yêu cầu chúng ta chuẩn bị cho sự xuất hiện của vị cứu tinh trong khi đồng thời chúng ta phải sẵn sàng đươn đầu cho sự kết thúc nếu Người từ chối?

 

Nguồn: http://www.abc.net.au/religion/articles/2015/03/03/4190521.htm

 

Chia sẻ