Giải Đáp Phụng Vụ: Thẩm Quyền Nào Được Phép Cử Hành Các Bí Tích Trong Thánh Lễ?
Hỏi: Thẩm quyền Cử hành các Bí tích trong Thánh lễ: Trong thánh lễ, việc cử hành các bí tích khác như Hôn Phối, Thêm Sức, Xức Dầu Bệnh Nhân … có buộc phải do vị chủ tế cử hành không?
Đáp:
a. Giáo luật ấn định Thừa tác viên của các Bí tích như sau :– Bí tích Rửa Tội: điều 861.
– Bí tích Thêm Sức: điều 882.
– Bí tích Thánh Thể: điều 900.
– Bí tích Sám Hối: điều 965-976.
– Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân: điều 1003.
– Bí tích Truyền Chức: điều 1012-1017.
– Bí tích Hôn Phối: điều 1108-1112 thẩm quyền chứng hôn.
b. Ngoài Bí tích Truyền chức phải cử hành trong thánh lễ (đ. 1010), và Bí tích Sám Hối cử hành ngoài Thánh lễ, các Bí tích khác có thể cử hành hoặc trong Thánh lễ hoặc ngoài Thánh lễ, tùy điều kiện và hoàn cảnh mục vụ.
c. Vì vậy, trong thánh lễ, việc cử hành các bí tích khác gắn liền với vị tư tế có thẩm quyền do Giáo luật và Luật Phụng vụ quy định, chứ không tùy thuộc vào vai trò của vị chủ tế thánh lễ. Thí dụ:
– Trong Thánh lễ, một Phó tế, có thể chứng hôn cho một đôi Hôn Phối nếu đã được cha chánh xứ ủy quyền.
– Một linh mục có liên hệ với đôi hôn phối có thể cử hành thánh lễ, nhưng đến phần chứng hôn, cha xứ (không đồng tế) có thể tiến ra chứng hôn cho đôi trẻ theo năng quyền do chức vụ của ngài.
– Thậm chí bất cứ linh mục nào “có thẩm quyền”, dù ngài không đồng tế, vẫn có thể tiến ra chứng hôn, chứ không nhất thiết là chính linh mục chủ tế phải chứng hôn.
d. Khi cử hành Nghi thức Khai tâm, Xức dầu Bệnh nhân cho nhiều người, các linh mục khác (không đồng tế) có thể tiến ra phụ giúp cho linh mục chủ tế và ngay cả thay thế cho linh mục chủ tế để cử hành Bí tích nếu đã được sự đồng ý của cha xứ.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.