Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Phụng Vụ: Cuộc Cử Hành Nối Dài Của Biến Cố Phục Sinh

Administrator
2018-09-23 09:23 UTC+7 29
Lm. Joseph Nguyễn Hiển, OP.   Theo Công đồng Vatican II, bản chất của phụng vụ và tầm quan trọng của nó trong đời sống Giáo hội được thể hiện trong mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô. Giá trị đặc biệt của phụng vụ là nhằm tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con […]


Lm. Joseph Nguyễn Hiển, OP.

 

Theo Công đồng Vatican II, bản chất của phụng vụ và tầm quan trọng của nó trong đời sống Giáo hội được thể hiện trong mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô. Giá trị đặc biệt của phụng vụ là nhằm tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con người. Và việc cử hành phụng vụ không gì hơn là hiện tại hóa mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô.

“Thiên Chúa “muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý” (1Tm 2,4). “Trước kia Ngài đã dùng các tiên tri mà phán bảo tổ phụ nhiều lần, nhiều cách” (Dth 1,1), và khi đã đến thời kỳ viên mãn, Ngài đã sai Con mình, Ngôi Lời nhập thể, được Thánh Thần xức dầu, để rao giảng Phúc Âm cho người nghèo, cứu chữa những người khổ tâm, như là “thầy thuốc của thể xác và tinh thần”, cũng là Trung Gian giữa Thiên Chúa và nhân loại. Vì thế, chính bản tính nhân loại của Người, hiệp làm một với Ngôi Lời, đã nên khí cụ phần rỗi chúng ta. Cho nên, nhờ Chúa Kitô “Thiên Chúa đã hoàn toàn nguôi lòng để chúng ta được giao hòa với Ngài, và cho chúng ta được phụng thờ Ngài một cách hoàn bị” (HCPV, số 5)
 
1.- HÀNH VI PHỤNG VỤ: CUỘC CỬ HÀNH KÉO DÀI

Tất cả hành vi phụng thờ kitô giáo là một sự cử hành nối tiếp của lễ Phục Sinh: ánh sáng mặt trời không ngừng chiếu sáng trên Trái Đất, được nối tiếp bằng một cuộc cử hành thánh thể cách liên tục. Mỗi thánh lễ là một cuộc cử hành Phục Sinh nối dài. Mỗi ngày trong năm phụng vụ và mỗi ngày trong mỗi khoảng khắc của đời sống Giáo hội là một sự tiếp tục và làm mới lại biến cố Phục Sinh mà Thiên Chúa đã ước muốn chia sẻ với các môn đệ của người, trong khi đợi chờ nguồn lương thực mà Người sẽ dùng trong vương quốc của người với họ và bữa tiệc được kéo dài cho đến viên mãn. Biến cố Phục Sinh hằng năm mà chúng ta không ngừng cử hành, không ngừng chờ đợi, gợi giúp chúng ta nhớ về những tâm tình của các tín hữu đầu tiên, những người đã kêu lên trong khi hướng về quá khứ : « Chúa đã thực sự phục sinh ! (Lc 24,34) và hướng đến tương lai « Hãy đến ! Lạy Chúa Giêsu ! xin mau đến ! (Kh 22,20).

Quả thực, Kitô giáo không đơn thuần là một giáo lý, nó là một thực tại, một hành động và nhất là nó không phải là một hành động của quá khứ, nhưng một hành động của hiện tại, nơi mà quá khứ được tìm thấy và cũng là nơi mà tương lai đang đến. Chính trong điều này làm mạnh mẽ thêm cho một mầu nhiệm, mầu nhiệm của niềm tin, bởi vì nó bảo đảm cho chúng ta rằng, mầu nhiệm đó trở nên cho chúng ta ngày nay là một hành động mà một Đấng Khác đã hoàn thành ngày xưa và chúng ta chỉ thấy hoa trái trong chính chúng ta về sau.
 
2.- CÙNG CHẾT VỚI ĐỨC KITÔ ĐỂ PHỤC SINH VỚI NGƯỜI
 
Bởi vì Đức Kitô đã chết cho chúng ta, không phải để chúng ta để chết nhưng hơn hết để làm cho chúng ta có khả năng chết một cách có hiệu quả : từ sự chết vào sự sống của con người cũ để sống lại trong con người mới, vốn chẳng chết nữa.

Đó là ý nghĩa của Phục sinh : điều này cho chúng ta thấy rằng kitô hữu trong Giáo hội cần phải học chết với Đức Kitô để phục sinh với Người. Phục Sinh, đó là Đức Kitô, Đấng đã chết và sống lại một lần, đã làm cho chúng ta chết từ cái cái chết của Người và làm cho chúng ta sống lại nhờ sự sống của Người. Cũng vậy, Phục Sinh không đơn giản chỉ là một sự tưởng nhớ, nhưng nó là Thập giá và Ngôi mộ trống được trở nên hiện tại.

Tuy nhiên lúc này đây, không còn Đấng vốn là chủ phải được giang tay trên thập giá để được đưa ra khỏi ngôi mộ ; nhưng đó là thân thể của người : là Giáo Hội và trong thân thể này là từng cá nhân, mà chúng ta là chi thể. Cái chết này với Đức Kitô và cuộc phục sinh với người, trao cho chúng ta đời sống đã bị cất giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa, Đấng xuất hiện khi, chính Đức Kitô xuất hiện, đó là tất cả mầu nhiệm mà thánh Phaolô nói với chúng ta rằng, Thiên Chúa đã giành cho chúng ta vào những thời gian sau cùng, thời gian của chúng ta.

Chúng ta nghi nhận yếu tố phong phú tuyệt vời của việc kết hợp trong chữ « với » dưới ngòi bút của thánh Phaolô : đây là một khía cạnh tiêu tiểu của tất cả nhận thức về đời sống kitô giáo. Quả vâỵ, đối với thánh Phaolô, đời sống kitô giáo, đời sống của Giáo hội hay đời sống của mỗi kitô hữu là một đời sống với Đức Kitô.
 
(Theo Louis Bouyer, Le mystère pascal, Paris, Cerf, 2009, p. 9-12).