Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Bối Cảnh Đương Thời Của Giáo Hội Học (3)

Administrator
2018-09-23 08:40 UTC+7 26
BỐI CẢNH ĐƯƠNG THỜI CỦA GIÁO HỘI HỌC  Tác giả: Michael A. Fahey  Chuyển ngữ: Lm. Giuse Nguyễn Văn Am, SDB. *** *** BẢN CHẤT CỦA GIÁO HỘI TRONG GIÁO LÝ CỦA CÔNG GIÁO ROMA TÂN THỜI TỪ NHỮNG MÔ HÌNH PHẨM TRẬT TỚI CỘNG ĐOÀN Viết tắt: GH: Giáo Hội LG: Lumen Gentium GS: […]


BỐI CẢNH ĐƯƠNG THỜI CỦA GIÁO HỘI HỌC

 Tác giả: Michael A. Fahey

 Chuyển ngữ: Lm. Giuse Nguyễn Văn Am, SDB.

***

***

BẢN CHẤT CỦA GIÁO HỘI TRONG GIÁO LÝ CỦA CÔNG GIÁO ROMA TÂN THỜI

TỪ NHỮNG MÔ HÌNH PHẨM TRẬT TỚI CỘNG ĐOÀN

Viết tắt:

GH: Giáo Hội

LG: Lumen Gentium

GS: Gaudium et Spes

 
Nguồn mạch căn bản cho sự hiểu biết của các người Kitô hữu công giáo về GH vẫn là lời rao giảng của Đức Giêsu và Tân ước. Cộng đoàn đức tin vẫn còn phải tiếp tục để lưu loát sự hiểu biết thần học của mình về GH dưới sự soi sáng của Thánh Thần và nhờ sự phân định tập thể về những dấu chỉ thời đại. Trong phần này, khi nhìn nhận rằng mình đã nhảy qua những thế kỷ của những kinh nghiệm can thiệp của GH, tôi sẽ tập trung vào sự hiểu biết hiện nay của Công giáo về GH được diễn đạt như thế nào, cách riêng trong sự đáp trả lại công đồng Vatican II, được nhóm họp giữa năm 1962 và 1965. Trong phần sau đây, tôi sẽ tập trung vào giáo huấn của Công giáo tân thời về những trách nhiệm của những nhóm khác nhau trong GH. Công đồng Vatican II không từ trời rớt xuống, nhưng phản ánh một sự thâu tóm của nhiều điều đã đi trước trong nhiều thí nghiệm thần học và mục vụ do những người ở trong các vai trò lãnh đạo. Nếu công đồng Vatican II là sáng tạo trong việc tích lũy và cống hiến sự phê chuẩn chung cho sự khôn ngoan tập thể được qui tụ từ cộng đoàn Công giáo và Kitô hữu rộng lớn, nó không sáng tạo theo nghĩa làm ra một cái gì từ hư vô.
 
Công đồng chấp nhận những khía cạnh của đời sống GH vốn gặp nguy cơ là bị bỏ quên, ngay cả chấp nhận một vài thái độ và giáo lý mà trước kia đã từng không được tán thành do những người có thẩm quyền. Tại công đồng Vatican II, GH công giáo xác quyết lại và khuyến khích nhiều điều vốn sống động và lành mạnh tận bên trong nhưng đã từng không được hỗ trợ một cách nhiệt thành trong những chỉ dẫn của Vatican hoặc ngay cả những thông điệp của Giáo hoàng.
 
Tôi sẽ cung cấp một bản báo cáo ngắn gọn về sự hiểu biết chính mình của GH công giáo, đang khi lấy bằng chứng của tôi từ những bản văn của Công đồng Vatican II mà đan kết với những phong trào khác nhau của GH học vốn đã từng phát triển trong những năm trước công đồng. Tới một mức lớn lao, tôi sẽ tập trung vào hiến chế tín lý về GH (Lumen Gentium). Nhưng để bàn LG trong sự hoàn toàn biệt lập với những bản văn khác của công đồng vốn đề cập đến những khía cạnh khác của đời sống GH sẽ mang lại một miêu tả méo xệch. LG được nhằm mô tả đời sống ad intra của GH, nghĩa là, để nói về bản tính của nó, mối liên hệ với mạc khải, những cơ cấu nội tại, những tác vụ, và ơn gọi tổng quát của GH. Nhưng một hiến chế có tầm ảnh hưởng rộng lớn, hiến chế mục vụ về GH trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes) có nhiều điều phải nói về GH trong mối tương giao với xã hội. Để cung cấp một tường trình đầy đủ hơn về GH, người ta phải phân tích những văn kiện khác vốn bàn đến những quan tâm biệt loại như là: ơn gọi của tất cả những người đã chịu phép Rửa, trách nhiệm của các Giám mục và linh mục, mối tương giao của GH công giáo với những giáo hội Kitô hữu khác, và với những niềm tin sống động khác, và sự cấp bách của tự do tôn giáo. Cung cấp một tổng hợp bao quát của tất cả những bản văn của công đồng Vatican II vốn đề cập đến ơn gọi của GH quả sẽ là một trách vụ quá khó khăn.
 
Mặc dù GH, cộng đoàn của những người được gọi để tin vào TC Ba ngôi, vẫn còn trung thành với những xác quyết cốt yếu của mình, thì từ thế hệ này sang thế hệ khác, GH cần duyệt xét mối tương giao của mình với những lực lượng văn hóa, lịch sử và chính trị. Những cơ cấu thể chế của GH là những cố gắng để diễn tả phần thực tại bên trong của mình. Ở đây những thay đổi và biến chuyển không tất yếu là thay đổi tốt hơn. GH là cộâng đoàn vốn giữ sống động ký ức về Đức Giêsu, nhưng cũng là cộng đoàn mà, bởi vì yếu đuối và tội lỗi, bỏ quên một số chiều kích của sứ điệp Đức Kitô. Vì thế nói về GH như một cộng đoàn liên tục cần thiết phải cải cách là hoàn toàn thích đáng. “GH, vì ôm ấp các tội nhân trong lòng, vừa thánh thiện và luôn cần phải thanh luyện, liên lỷ theo đuổi con đường sám hối và canh tân” (LG 8).
 
Các thần học gia cố gắng để nối khớp mạc khải kinh thánh trong những hạn từ vốn làm cho sự hiểu biết của các tín hữu ngày nay nên dễ dàng. Những khác biệt trong niềm tin trồi hiện nổi bật hơn trong lãnh vực này. Không luôn luôn có một cảm thức mạnh về nhu cầu cho một khoa giáo hội học. Trong Tây phương, những khảo luận về GH một cách biệt loại không được viết ra mãi tới thế kỷ XII, và đối với phần lớn, chúng bàn đến tính pháp lý hay mối liên hệ của giáo triều với những vị lãnh đạo cai quản.
 
Một khuôn mẫu thần học để cắt nghĩa yếu tính của GH nhìn GH như một xã hội hữu hình, một xã hội hoàn hảo. Khuôn mẫu ấy hưởng được một sự hỗ trợ rộng khắp từ thời của Chống Cải Cách tới tiền bán thế kỷ XX. Sự xác định về đặc tính “hoàn hảo” của một xã hội  được gọi là GH là một nỗ lực có tính biện giáo để xác quyết sự độc lập của GH khỏi nhà nước. Khuôn mẫu ấy thì yếu kém vì nó xao nhãng vai trò của Thánh Thần, chiều kích thánh thần học. Bulhmann trích dẫn như một bản miêu tả thuộc về giáo khoa tiêu biểu về GH học một công trình ngày xưa đã được xử dụng rộng khắp của A. Tanquerey, vốn dùng 64 trang để cho thấy Đức Kitô thếit lập GH (1) như một quyền bính bất khả ngộ, (2) như một xã hội hoàn hảo, (3) như một xã hội phẩm trật và (4) như một xã hội quân chủ. Những nguồn của sự tương tự không được rút ra từ những nguồn kinh thánh nhưng từ xã hội dân sự. Một lối tiếp cận pháp lý như thế thì mạnh mẽ đáng kể trong nền thần học Công giáo thời hậu-Cải Cách. Nó xao nhãng những nét huyền nhiệm, vô hình của đời sống GH vốn đã được nêu bật do những tín hữu trung cổ, kể cả một vài người Cải Cách.
 
Thậm chí trong một số tài liệu giáo hoàng có một lối tiếp cận ngoại khởi, phẩm trật như thế đối với GH học. Một thí dụ là một ghi nhận của Pio X trong lá thư Vehementer Nos của ngài cho các Giám mục Pháp (Feb. 11, 1906). Ở đây vị giáo hoàng mô tả GH như một “xã hội bất bình đẳng” gồm hai loại người, “những vị chủ chăn và đoàn chiên”; đoàn chiên này hay đám đông “không có bổn phận gì khác hơn là để mình được dẫn dắt và bước theo các mục tử của mình như đoàn chiên ngoan ngoãn.” Một sự phân biệt được sử dụng rộng rãi vào lúc đó là sự khác biệt sâu sắc giữa ecclesia docens (GH dạy dỗ, được hiểu là phẩm trật) và ecclesia discens (GH học hỏi, những người mà những lời dạy dỗ của Giáo hoàng và Giám mục nhắm đến). Sự vận hành từ từ ra khỏi khuôn mẫu ấy của GH học tới một trong khuôn mẫu được ưa thích tại Vatican II xẩy ra trong 100 năm vừa qua nhờ những nguyên do và ảnh hưởng khác nhau. Một trong những điều này là sự nối khớp của một khoa GH học “thiêng liêng” hơn với ảnh hưởng của nhà thần học người Đức của thế kỷ XIX là Johann Adam Mohler (1796-1838) mà cuốn sách Die Einheit in der Kirche oder das Pinzip des Katholizismus (tính duy nhất của GH hay nguyên lý Công giáo), nguyên thủy được xuất bản năm 1825, đã cổ xuý nhiều sự thay đổi này. Những tiếng nói khác trồi hiện vào giữa thế kỷ XX. Một tiếng nói là Yves Congar. Tác phẩm của ngài về đại kết, cách riêng cuốn Chrétiens déunis (Divided Christendom) (1937) có tính cách tiên phong của ông; cái khung phác thảo (sketch) của ông về mầu nhiệm GH, Esquisses du mystère de l’Eglise (the Mystery of the church) (1941); và tác phẩm của ông về giáo dân, Jalons pour une théologie du laicat (Lay people in the church) (1953) tất cả đều có ảnh hưởng lớn. Cùng lúc cũng có sự hồi phục mạnh mẽ trong Công giáo về nghiên cứu kinh thánh, giáo phụ, và phụng vụ vốn dẫn tới một cái nhìn kỹ lưỡng hơn về GH trong một vài thế kỷ đầu tiên. Ở đây đối với GH học Lucien Cerfaux xuất bản cuốn La théologie de l’Eglise suivant Saint Paul (The Church in the theology of Saint Paul) (1942) quả là quan trọng.
 
I. VATICAN II MÔ TẢ VỀ GIÁO HỘI
 
Trong ngôn ngữ được ghi dấu mạnh mẽ bằng những ám chỉ kinh thánh, công đồng Vatican II nói trong lời khai mào của văn kiện chính của mình về GH rằng cũng như trong cựu ước mạc khải về vương quốc TC được biết đến qua các biểu tượng, thì cũng thế trong tân ước, GH “nay được chúng ta biết đến theo nhiều hình ảnh khác nhau.” (LG 6). Những hình ảnh kinh thánh này được rút từ đời sống thôn dã và bao gồm việc nuôi chiên cừu, đồng áng, xây cất, gia đình, hôn nhân, v.v. Đang khi dùng những hình ảnh kinh thánh, GH được sánh ví như một chuồng chiên mà cửa ra vào độc nhất và thiết yếu là Đức Kitô (Ga 10:1-10), một thửa ruộng được vun xới, sự cầy xới của TC, tòa nhà của TC, “Giêrusalem trên cao”, “mẹ chúng ta”, hay hiền thê của con Chiên không tỳ ố.
 
Thay vì bắt đầu bằng một miêu tả về GH như xã hội hoàn hảo, chương một của hiến chế về GH ghi nhận sự phản chiếu của đời sống nội tại của TC Ba ngôi trong chính GH. Vay mượn một lối nói của thánh Cypriano thành Carthage (258), công đồng nói: “vì thế GH phổ quát được coi như ‘một dân tộc được hiệp nhất từ sự hiệp nhất của Cha, Con và Thánh Thần” (LG 4). Chiều kích ba ngôi này nhấn mạnh đến đặc tính tự do và huyền nhiệm của sự can thiệp của TC trong thế giới vốn là một “kế hoạch hoàn toàn nhưng không và huyền nhiệm của sự khôn ngoan và lòng lành của ngài” (LG 2). Bởi vì sự nhấn mạnh này trên cấu trúc ba ngôi một số người Công giáo thậm chí nói về GH như “ảnh tượng [icon] của Ba ngôi”. GH được cấu trúc trong sự hiệp thông của mình theo hình ảnh và giống với sự hiệp thông của Ba ngôi. GH đến từ Ba ngôi, trở về lại với Ba ngôi, và đước cấu trúc theo hình ảnh của ngài”.
 
Một hình ảnh căn bản khác được thừa hưởng do Vatican II để diễn tả bản chất của GH là hình ảnh sự hiệp thông (koinonia). Khái niệm này được gợi hứng do sự khảo cứu thần học và lịch sử của một vài thần học gia, giữa họ phải liệt kê Hertling và Hamer. Sự hiệp thông hay khuôn mẫu hiệp thông để hiểu thực tại GH vượt thắng nhiều sự bất tiện của những khái niệm pháp lý hay biện giáo được đi liền với GH học của Công giáo từ thời Cải cách Tin Lành. Những bút tích của Yves Congar có một ấn tượng lớn lao hơn nữa trên việc sử dụng khuôn mẫu hiệp thông.
 
Hạn từ hiệp thông là một phạm trù thích hợp vốn có cội rễ sâu xa trong ý thức nhân loại. Hiệp thông, communion (hay những chữ tương đương, ơn thông hiệp (fellowship), hay sự thông phần (participation) hay chia sẻ (sharing) nguyên thủy không phải là một hạn từ tôn giáo loại biệt, nhưng bàn đến việc chia sẻ liên chủ thể mà chúng ta kinh nghiệm với những con người khác, qua gia đình, hôn nhân, quốc gia, gia sản văn hóa, tình yêu. Hiệp thông cũng trải xa hơn con người tới sự hiệp thông với các sinh vật, với vũ trụ. Trong ngôn ngữ tôn giáo có niềm tin rằng có thể có một sự chia sẻ hay hiệp thông với TC siêu việt. Trong KT Do thái, TC được diễn tả như một người cha yêu thương, người bạn ân cần, người cai trị uy quyền, nhưng sự nhấn mạnh thường trên sự xa cách giữa TC và con người. Thậm chí khái niệm KT về giao ước nhấn mạnh đến sự xa cách giữa chủ và tớ. Trong Tân ước khái niệm về sự hiệp thông đứng nối kết với sự hiểu biết căn bản về sự chia sẻ nhân loại, về những trao đổi gần gũi giữa TC và con người. Điều khác biệt là sự mới mẻ của việc TC mặc lấy đời sống con người nơi Đức Giêsu Kitô. Đối với thánh Phaolô hiệp thông trở thành sự kết hiệp mật thiết nhất của nhân loại với TC cũng như với những con người khác đã được làm thành có thể được qua việc Đức Giêsu Kitô đến.
 
Thánh Phaolô dùng hạn từ koinonia để diễn tả, cùng với những hình ảnh khác, mầu nhiệm của tình yêu TC được làm thành khả giác nơi Đức Giêsu Kitô. Để diễn tả sự hiện diện của Đức Kitô qua Thánh Thần nơi người tín hữu, thánh Phaolô nói về koinonia tou hagiou pneumatos (sự hiệp thông được mang lại nhờ Thánh Thần [2 Cr 13:13]). Việc Phaolô dùng khái niệm hiệp thông có thể được so sánh với hình ảnh của ngài về thân mình Đức Kitô hay tới những công thức của ngài về sống “trong Đức Kitô” hay “với Đức Kitô”; nó cũng có thể được so sánh với hình ảnh của Gioan về cây nho và các ngành nho hoặc ngay cả công thức của Gioan về tính hỗ tương về việc ở hay ở lại trong Đức Kitô. Khái niệm TƯ, cách riêng trong những bút tích của Phaolô, liên kết mật thiết với khái niệm được tìm thấy trong Kitô giáo Đông phương ngay cả hôm nay về viêc “chúng ta được thần hóa dần dần trong Đức Kitô.”
 
Đúng là nơi thánh Phaolô hạn từ communion, hiệp thông trước hết và tiên quyết không là một khái niệm giáo hội theo nghĩa hẹp. Hiệp thông đối với ngài phản chiếu một tương quan kép, một tương quan làm giầu cá nhân và một tương quan hình thành tính duy nhất giáo hội. Sự hiện diện của Thần khí tác động trước tiên một cá nhân, nhưng sự hiện diện này không có nghĩa là một sự sở hữu cá nhân được vui hưởng trong cô lập; hiệp thông đúng hơn là một tặng phẩm được nhằm để cổ xuý sự hiệp nhất trong thân mình Đức Kitô, GH. Nơi thánh Phaolô hạn từ communion hàm ẩn rằng các Kitô hữu thông phần với Đức Kitô bằng cách nhân được Thần khí của ngài và đồng thời họ đi vào tình hiệp thông với nhau trong việc sở hữu những ân điển khác nhau. Chia sẻ những của cải trần thế của một người qua sự hỗ trợ tài chánh, đôi khi cũng được gọi là koinonia (2 Cr 9:13; Rm 15:26; Dt 13:16), chỉ là một diễn tả bên ngoài về việc tham phần vào tặng phẩm Thần khí.
 
Hạn từ hiệp thông, communion, là một xác quyết thần học về lòng nhân hậu thương mến của TC được chia sẻ do những người đã được kêu gọi tới đức tin vào Đức Kitô. Theo nghĩa này hiệp thông không quy chiếu đến ý muốn cứu độ của TC cho toàn nhân loại, nó cũng không quy chiếu đến những ân sủng khác nhau được ban trên những người được thánh hóa do những niềm tin sống động hay các tôn giáo khác tách khỏi Kitô giáo. Trong TƯ, hiệp thông không nhấn mạnh nhiều đến chia sẻ “theo chiều ngang” giữa các Kitô hữu cho bằng đến chia sẻ “theo chiều dọc” của Kitô hữu với TC. Hạn từ nhấn mạnh sự tương giao giữa TC và người tín hữu, nhưng cách riêng hoạt động liên tục của Thánh Thần là Đấng tác sinh nhân vị cho sự sống trong GH.
 
Trong phần trước tôi liệt kê một vài cách thức mà công đoàn Kitô hữu diễn tả sự hiệp thông giáo hội hay koinonia trong thời kỳ giữa Tân ước và kỷ nguyên Constantin. Hạn từ nền tảng của Phaolô và sự tương đương của nó trong văn chương Gioan được giữ lại và khai triển. Điều này là thực cách đặc biệt trong những bút tích của Irenê thành Lyons, người đã sử dụng hạn từ koinonia hơn 80 lần để diễn tả chúng ta tới gần ơn cứu độ. Trong sự đối kháng của ông với những sự phân rẽ và chia tách sai lầm mà ông nhìn thấy như được dẫn nhập vào Kitô giáo do thuyết Ngộ đạo (Gnosticism), Irenê nại đến koinonia để miêu tả sự hiệp thông giữa những con người vốn chia sẻ sự sống Thần khí. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh thần học hay thần khí học của Irenê chỉ tồn tại trong một thời gian khá ngắn ngủi, vì GH phương Tây ngày một hơn tập trung chú ý đến những khía cạnh thể chế của sự hiệp thông hơn là đến nguồn mạch của nó trong TC. Đúng là như thế, hạn từ hiệp thông sau Irenê vẫn được người ta coi như chỉ tới một mối liên hệ sống động giữa những tín hữu và TC, nhưng được nhấn mạnh nhiều hơn đến mối liên hệ của sự tiếp nhận lẫn nhau giữa các giáo hội địa phương khác nhau. Mối liên hệ này được lộ ra bên ngoài bằng những quy chế khác nhau liên quan đến phép Rửa, sự giao hòa sám hối, và sự hiếu khách trong Thánh thể. Tự nó, sự biến đổi như thế thì hoàn toàn hợp pháp và không phải là không đáng ước ao. Nguy hiểm chỉ là trong khi khai triển khái niệm ấy, người ta có thể bỏ qua một số thuộc tính phức tạp nguyên thủy rút ra từ các bản văn kinh thánh.
 
Tới mức độ mà Giám mục trong GH sơ khai đảm nhận ngày một hơn trách nhiệm hiệp nhất giáo hội, những khía cạnh luật lệ của hiệp thông trở thành đậm nét hơn. Trong khi nghiên cứu về sự hiệp thông trong giáo hội sơ khai, học giả công giáo Roma Ludwig von Hertling mô tả cách thức hạn từ này rốt cục quy chiếu tới “mối dây vốn nối kết các Giám mục và các tín hữu, giữa các Giám mục với nhau, và giữa các tín hữu với nhau, một mối dây mà vừa được tác dụng, và đồng thời vừa được làm sáng tỏ do hiệp thông Thánh Thể.”
 
Hạn từ koinonia hay communion xẩy ra trong một trích dẫn từ Phaolô được dùng ngày nay như một lời chúc đầu lễ của phụng vụ Thánh Thể Roma: “Nguyện xin ân sủng của TC Cha chúng ta, tình yêu của Đức Kitô, và sự hiệp thông của Thánh Thần. . .” Nhưng nó cũng xẩy ra trong Kinh Tin của Nicea, sự quy chiếu đến communion sanctorum. Hạn từ có thể được hiểu theo ba cách; tất cả đều đúng: sự hiệp thông của Thánh Thần vốn mang chúng ta tới hiệp thông với những tín hữu khác; sự hiệp thông các điều hay thực tại thánh (lấy tiếng đi trước của sanctorum để là sancta), cách riêng phép Rửa và Thánh Thể; và sư hiệp thông của các thánh (lấy tiếng đi trước sanctorum để là sancti), hay chia sẻ sự thông hiệp của những tín hữu khác đang sống và đã qua đời.
 
Tôi vừa ghi nhận rằng sự hiệp thông trong TƯ tiên vàn quy chiếu tới mối liên hệ chiều dọc giữa tín hữu (như thành viên của một cộng đoàn) và TC cứu độ. Việc thần học tân thời sử dụng hạn từ ấy thông thường hơn để diễn tả những hàm ẩn chiều ngang hay giáo hội học của cơ cấu đặc sủng của GH, chia sẻ trách nhiệm và tính khả tín tập thể. Những hạn từ khác như ân sủng, sự thần hóa, và sự thánh hóa thay thế [hạn từ] sự hiệp thông theo nghĩa đầu tiên của nó. Hiệp thông đã trở thành một khái niệm rất uyển chuyển, chấp nhận những mức độ và dạng thái khác nhau bất định vốn có giá trị trong một thời đại của thay đổi, đa nguyên và đại kết. Khái niệm ấy có thể quy chiếu tới (1) sự hiệp thông giữa các giáo hội với giáo lý và thực hành đồng nhất (những giáo hội được hiệp nhất) hay (2) sự hiệp thông giữa những giáo hội chia rẽ thiếu mất sự duy nhất hữu cơ giữa nhau.
 
II. DÂN THIÊN CHÚA TRONG ĐỨC KITÔ
 
Chương 2 của bản văn về sự sống nội tại trong GH của Vatican II mô tả GH là “dân mới của TC” (LG 9) hay “Israel mới”. Điều này vang dội lại điều được nói trong Tân ước, cách riêng trong Rm 9:25-26, 2 Cr 6:14, Tt 2:14, và 1 Pr 2:10: “Nay anh chị em là dân TC”. Các Kitô hữu cần phải cẩn thận cách thức họ dùng tước vị này; họ cần phải loại ra những kết luận sai lầm có thể có vốn đề xướng rằng Israel hết là dân TC, điều sẽ trái nghịch với những xác quyết của Tân ước (x. Dt 11:25; Mt 1:21; Lc 1:72; Rm 11:1-2). Giáo lý của GH về ơn gọi liên tục của Israel không luôn luôn được chuyển dịch thành sự thực hành của GH. GH nhìn nhận mình là “dân mới của TC” nhưng theo một cách thức vốn không hủy ra không giao ước thứ nhất được ban cho Israel (Lc 1:72; Cv 3:25; Gl 3:17). Israel vẫn còn là dân TC (Rm 9:6); TC không từ bỏ Israel (Rm 11:1). Ơn gọi dân TC của người Do thái thì liên lỷ, không thay đổi, không phá hủy được; dân Do thái là và vẫn là dân được TC chọn và yêu thương. Tình trạng mới của GH không hủy bỏ tình trạng cũ (Rm 9:3). Dân Do thái vẫn là dân tộc được TC ngỏ lời đầu tiên. Tuyên ngôn của Vatican II về những tôn giáo không phải Kitô giáo, Nostra Aetate (NA) nói: “Dù GH là dân mới của TC, thì những người Do thái không được trình bày như là bị khước từ hay nguyền rủa, như thể những khóe nhìn như thế là do từ KT” (NA 4).
 
Trong việc tuyên ngôn tước hiệu dân mới của TC trong Đức Kitô, GH cũng xác quyết rằng GH là một dân lữ hành, liên lỷ cần tiến tới sự thánh thiện. Mối quan tâm của chương 7 trong LG với tựa đề “tính cánh chung của GH lữu hành và sự kết hiệp của GH ấy với GH trên trời” (LG 48-51) là như thế.
 
III. GIÁO HỘI NHƯ BÍ TÍCH
 
Một cấu tố của giáo lý Công giáo tân thời phản ánh trong Vatican II là ý niệm chính GH là một bí tích. Phần mở đầu của LG viết: “GH ở trong Đức Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với TC và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại” (LG 1). Đang khi thần học Tây phương vào cuối thời Trung cổ đã hạn hẹp từ ngữ bí tích để chỉ nói về bẩy bí tích, Vatican II, một phần chịu ảnh hưởng của các thần học gia Công giáo từ thập niên 1950, nói về GH trong Đức Kitô như một loại bí tích (veluti sacramentum).
 
Người ta lý luận, như Israel và chính Đức Giêsu là những diễn tả và dấu chỉ hữu hình về lòng thương mến nhân hậu của TC, thì cũng thế nay chính GH là một bí tích hay “mầu nhiệm”. Ý niệm này được phác họa trong thế kỷ XIX trong những bút tích của Mohler và Scheeben và được khai triển hơn nữa trong thế kỷ XX do Karl Rahner và Otto Semmelroth, những người đã diễn tả GH như bí tích đầu tiên của các bí tích, một thứ Ursakrament. GH được vẽ lên như một dấu chỉ, hiệu quả bí tích và tặng phẩm của TC. Ở lõi tuỷ của trực giác bí tích này là xác tín rằng TC có thể và dùng những khía cạnh thể lý, hữu hình, lịch sử và lời nói của đời sống nhân loại như “những người mang chở” tình yêu TC. Một vài người gọi lối dùng vật chất này để diễn dạt cái thiêng liêng là một thứ nguyên lý nhập thể. Nhà thần học tân thời dòng Đaminh, Edward Schillebeeckx cũng mở rộng lối dùng truyền thống của hạn từ này bằng cách mô tả chính Đức Kitô là bí tích sơ khởi (primordial), nghĩa là “bí tích của cuộc gặp gỡ của nhân loại với TC”.
 
Khi nói rằng GH là một bí tích thì không cần gì phải tạo nên ấn tượng rằng bí tích loại trừ sự nhấn mạnh đến “Lời TC”. Bức hý họa phổ thông vốn mô tả Công giáo như Kitô giáo của bí tích còn Tin lành như Kitô giáo của Lời thì hoàn toàn lầm lạc. Các bí tích được nhằm để là lời tin mừng được diễn tả theo một cách thức đến nỗi những lời được mãnh liệt hóa do cử chỉ nghi thức. Như thánh Augustinô ghi nhận trong bài bình giải của ông về tin mừng Gioan, một lời được kết hiệp với một yếu tố hữu khả giác và trở thành một bí tích, hay một lời khả giác (tanquam visibile verbum).
 
Ở đây tôi không muốn mở rộng mối liên hệ giữa GH và các bí tích; đề tài ấy được khai triển sau này trong chương về các bí tích. Ở đây, tôi muốn chỉ ra rằng rõ ràng khi cử hành bất kỳ bí tích nào, cách riêng ở cuộc tưởng niệm Bữa Tiệc của Chúa, Thánh Thể, GH hoàn thành một sự mãnh liệt (intensity) của hữu thể mình vốn là cốt lõi cho căn tính của mình. Bí tích phép Rửa ban cho một người gia nhập vào cộng đoàn đức tin. Hôn phối và Truyền chức là hai bí tích của ơn gọi vào đời sống trong GH và xã hội. Qua việc cử hành các bí tích và qua việc diễn tả đức tin của cộng đoàn, GH hiện thực một trong những chức năng rất đặc biệt là giữ cho sống động ký ức về Đức Giêsu bằng cách thờ phượng TC Ba Ngôi và biểu lộ niềm hy vọng của mình về việc Vương quốc hiển trị cách chung cục.
 
IV. GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG NHƯ GIÁO HỘI ĐỨC KITÔ
 
Một xác quyết cốt lõi của GH học của Vatican II là: “GH này của Đức Kitô thực sự hiện diện [vere adest] trong mọi cộng đoàn tín hữu địa phương hợp pháp vốn, được hiệp nhất với các Giám mục của mình, trong Tân ước cũng được gọi là các GH” (LG 26). Nhấn mạnh về GH địa phương như thế trong suy tư của Công giáo Roma hoàn toàn gần gũi với tư tưởng của Chính Thống Đông phương, ở đó hình thức này của GH học đi với cái tên là GH học thánh thể. Theo khóe nhìn này, GH địa phương không được coi là những mảnh hay phần của GH, nhưng là thân mình GH của Đức Kitô sung mãn hiện diện trong mỗi cộng đoàn thánh thể địa phương, được hiện thực trong một nơi chốn và thời gian đặc thù. Những GH địa phương này là GH của Đức Kitô chỉ khi sống hiệp thông với tất cả những GH khác; bằng không các GH đó liều mình trở thành những phe phái suông mà thôi.
 
Trong GH Công giáo Roma có một sự hàm hồ nào đó trong việc dùng hạn từ GH địa phương vì nó có thể quy chiếu đến cộng đoàn Công giáo trong một quốc gia đặc thù, hay một GH địa phận được một Giám mục chủ tọa, hay thậm chí tới một giáo xứ hay một cộng đoàn biệt loại thờ phượng Thánh thể.
 
V. GIÁO HỘI NHƯ CỘNG ĐOÀN ĐẶC SỦNG
 
Một cách thức khác mà GH được mô tả trong viễn cảnh của Vatican II là như một cộng đoàn của các đặc sủng. Trong cộng đoàn Công giáo, như trong cộng đoàn Kitô hữu nói chung đã hầu như lãng quên hạn từ đặc sủng, trừ ra có lẽ là các Kitô hữu phái Ngũ Tuần (Pentecostal). Đang khi đặc sủng thật quan trọng trong GH sơ khai, thì dường như kỷ nguyên của đặc sủng đã chết. Trong một bài nói nổi tiếng tại Vatican II, Hồng Y Leo Suenens của Malines-Brussels thúc đẩy khôi phục lại niềm tin nơi các đặc sủng. Một đặc sủng có thể định nghĩa như sau: một tặng phẩm hay khả năng được bày tỏ cho một cá nhân trong cộng đoàn Kitô hữu làm cho họ có thể chu toàn một sự phục vụ biệt loại, hoặc trong một thời gian dài hoặc trong một thời kỳ tương đối ngắn.

Trong sắc lệnh về Tông đồ giáo dân, Vatican II ghi nhận: “Từ sự tiếp nhận những đặc sủng này, thậm chí những đặc sủng bình thường nhất, nảy sinh cho mỗi người tín hữu quyền lợi và bổn phận thực thi chúng trong GH và trong thế giới vì phần ích của nhân loại và sự phát triển của GH, [quyền lợi và bổn phận] thực thi chúng trong sự tự do của Thánh Thần, đấng “muốn thổi đâu thì thổi,” và đồng thời trong sự hiệp thông với anh chị em mình trong Đức Kitô và với những vị Giám mục của mình cách đặc biệt” (AA 3). Sớm hơn trong bản văn về GH, người ta ghi nhận: “Phải lãnh nhận những đoàn sủng này, từ các ơn chói lọi nhất đến các ơn thường mà nhiều người lãnh được, với lòng tri ân và yên ủi vì các ơn đó mang ích lợi và phù hợp với nhu cầu của GH” (LG 12). Trong khi nói về vai trò của các linh mục hay presbyters một bản văn Vatican II nói: “Đang khi nghiệm xem các tinh thần có phải từ TC đến hay không, các vị phải lấy tinh thần đức tin mà khám phá, vui mừng mà nhận biết, và chuyên cần phát triển những đặc sủng muôn hình của giáo dân, từ những đặc sủng bé nhỏ nhất đén những đặc sủng cao cả nhất” (LG 9). Cùng lời cảnh giác ấy được nói cho các Giám mục: “Các ngài biết rằng Chúa Kitô không đặt các ngài lên để một mình lãnh lấy tất cả sứ vụ cứu độ của GH đối với thế giới; nhưng nhiệm vụ cao cả của các ngài là chăn dắt tín hữu và nhận biết các phận sự và đoàn sủng nơi họ, để mọi người cùng góp phần vào công cuộc chung, tuỳ theo cách thức của mình” (LG 30).
 
Sợ rằng một xác quyết rộng rãi về đặc sủng có thể đe dọa trật tự và thẩm quyền riêng trong GH, những người soạn thảo của bản văn Vatican II về GH xen vào một sự phân biệt (mà không thuộc kinh thánh nhưng có một sự thích hợp lịch sử) giữa hai loại đặc sủng khác nhau: Thánh Thần “ban xuống trên GH những tặng phẩm đoàn sủng và phẩm trật khác nhau, và bằng cách này, hướng dẫn và trang hoàng GH với những hoa trái của mình (LG 4). Và trong cùng một dòng như tương tự: “giữa những tặng phẩm này nổi bật lên ân sủng của các tông đồ mà chính Thần khí bắt lệ thuộc vào thẩm quyền của họ ngay cả những người được ban xuống với những đặc sủng.” (LG 7)
 
Hạn từ Hylạp charisma hay số nhiều charismata được dùng 17 lần trong tân ước, tất cả (từ 1 Pr 4:10) đều trong bài viết của Phaolô: Rm 1: 1; 5:15 (hai lần); 6:23; 11: 29; 12:6; 1 Cr 1:7; 7:7; 12:4; 12:9; 12:28; 12:30; 12:31; 2 Cr 1:11; 1 Tm 4:14; 2 Tm 1:6. Đối với Phaolô hạn từ này không luôn luôn là một hạn từ chuyên môn vì nó là một khái niệm đang khai triển. Trong Rm 5:15 nó là một biến thể cho khái niệm ơn cứu độ trong Đức Kitô; trong Rm 11:29 nó quy chiếu đến đặc ân của Israel trong việc giao ước được ký kết, và sự ban phát Lề luật, v.v. Nhưng bản văn cổ điển là 1 Cr 12:4: “Có nhiều đặc sủng khác nhau [charismaton], nhưng chỉ có một Thần khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau [diakonion], nhưng chỉ có một Chúa; có nhiều hoạt động khác nhau [energematon], nhưng vẫn chỉ có một TC làm mọi sự trong mọi người.”
 
Ngoài việc sử dụng hạn từ đặc sủng, trong nhiều chỗ khác nhau trong bút tích của mình, Phaolô đã cho ta một danh sách gồm chừng 18 đặc sủng khác nhau, một số thì khó để nhận diện với sự chính xác hạn hẹp: tông đồ, ngôn sứ, thánh sử, thày dạy, người khuyên bảo, người bố thí, người quản trị, người thực thi thương xót, người nói những lời khôn ngoan, người được ban với đức tin đặc biệt, người thuyên chữa, người làm phép lạ, người phân định thần khí, người có ơn ngôn ngữ, người giải thích ngôn ngữ, và những người giúp đỡ, tư vấn và phục vụ.
 
VI .TẬP ĐOÀN TÍNH VÀ TÍNH CÔNG ĐỒNG/SOBORNICITY (HIỆP THÔNG) CỦA GIÁO HỘI
 
Một trong những nhấn mạnh đặc trưng của GH học theo Vatican II là nhấn mạnh đến trách nhiệm mục vụ đối với GH có tầm vóc thế giới không chỉ dựa vào Đức Giáo hoàng nhưng cũng với tất cả các Giám mục, cách riêng những ai có trách nhiệm đối với một địa phận.  Một từ ngữ mới được đưa vào trong những nhóm Công giáo, nghĩa là, tập đoàn tính (collegiality), mà quy chiếu đến một xác tín rằng , do sự thụ phong Giám mục, chứ không phải một cách biệt loại do sự chỉ định của Giáo hoàng, gánh vác lấy trách nhiệm đối với GH toàn cầu. Tập đoàn tính thì biệt loại hơn nhiều so với từ ngữ tổng quát hơn là chia sẻ trách nhiệm, vốn áp dụng cho tất cả mọi người được rửa tội và chỉ định rằng do phép Rửa và những tặng phẩm đặc sủng từ Thánh Thần mỗi tín hữu một cách nào đó phải can hệ vào việc cổ xuý giáo lý và sự sống của đức tin Kitô hữu. Những người đã hoạch định công đồng Vatican II và tham gia vào những cuộc thảo luận ấy nhìn nhận rằng một sự nhấn mạnh bất tỷ lệ nào đó về vai trò của Đức Giáo hoàng từ Vatican I đã che khuất thực tại “tập đoàn tính” hay tác vụ của Giám mục trên thế giới hành động như một “hội đồng” (college) hoặc tại một công đồng chung hay do sự cộng tác từ những địa phận gia đình của họ.
 
Một trong những cách mà giáo lý có tính cộng tác của các Giám mục về việc đọc các dấu chỉ thời đại được diễn tả từ Vatican II là qua những hội họp và xuất bản của những Hội Đồng Giám Mục quốc gia. Những Hội Đồng Giám Mục này đôi khi mâu thuẫn hay kinh nghiệm sự căng thẳng trong mối liên hệ với những văn phòng trung ương trong sự quản trị của Giáo hoàng, những bộ khác nhau của Giáo triều Roma là chuyện thật tự nhiên. Sự căng thẳng này đã hiện hữu trước Vatican II và một số những phát biểu (can thiệp) gây ấn tượng mạnh hơn do các Giám mục tại công đồng liên quan đến những mâu thuẫn này. Bộ Giáo Lý Đức Tin, văn phòng chính yếu của Giáo hoàng để giám sát nội dung và cách thức của giáo lý chính thức, đã đề xướng rằng trong khi có ích về mục vụ, những Hội Đồng Giám Mục này lại không phải là cơ quan dạy dỗ chính thức, nói một cách thích hợp. Không phải ai nấy đều đồng ý với quan điểm này. Đang khi đó các Giám mục cũng như thần học gia nghiên cứu cẩn thận những tiền lệ đối với Hội Đồng Giám mục tân thời và thực sự tỏ ra bằng cách nào chúng biểu thị một nguồn giá trị của việc dạy dỗ đối với GH. Nhân dịp một bản phác thảo dành để làm việc về tình trạng (status) của các Hội Đồng Giám Mục được đưa ra do một bộ của Vatican, nhiều Giám mục và thần học gia công giáo đã khám phá chức năng và sự cần thiết của những Hội Đồng Giám Mục quốc gia.
 
Những GH Đông phương, nhất là các giáo hội chính thống Đông phương, tiếp tục nhấn mạnh một xác tín sâu xa khác, rằng điều chính yếu đối với đời sống của GH không chỉ là tính tập thể (collegiality) như một bổ túc cho tác vụ Giáo hoàng, nhưng cũng là ‘tính công đồng” (conciliarity) hay “sobornicity”. Theo quan điểm này, GH được giả thiết phải đóng chức năng như một bản hòa tấu giao hưởng của những tín hữu vốn được quy tụ trong Đức Kitô và trên đó Thánh Thần ngự xuống. Tính công đồng tìm cách để nắn hình đời sống GH theo một cách thức vốn sẽ diễn tả bản chất và sự khác biệt của GH. Những thần học gia phương Đông nói rằng GH diễn tả sự hiệp thông trong Đức Kitô qua đặc tính công đồng của mình.
 
VII. GIÁO HỘI DUY NHẤT THÁNH THIỆN CÔNG GIÁO VÀ TÔNG TRUYỀN
 
Kinh Tin Nicea-Constantinople – mà được diễn đạt trong thế kỷ IV tại một công đồng chung và được dùng từ đó tại lúc rửa tội và những dịp phụng vụ khác như một thước đo của đức tin chính thống – xác quyết cách vang dội rằng công đoàn Kitô hữu nhìn thấy chính mình là “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.” Ý nghĩa nguyên thủy của những thuộc tính này đã không luôn luôn còn rõ ràng; người ta cũng không luôn luôn hiểu đúng mục đích của những chiều kích này. Điều rõ ràng là nguyên thủy không một trong bốn thuộc tính đó được nhắm dùng một cách biện giáo hay hộ giáo để chứng minh tính tự tôn (superiority) của một GH trên một giáo hội khác, hay để hàm ý rằng một giáo hội sở hữu nhiều hơn sự hiệp nhất, sự thánh hóa, tính công giáo hay tính tông truyền.
 
Giống như trong những phần khác của Kinh Tin Kitô hữu, sự xác minh GH là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền được hiểu một cách cánh chung. Nó có nghĩa rằng những đặc tính này đi liền với GH không phải để diễn tả cách thuần túy điều gì hiện hữu cách khả giác đối với người nhìn; đúng hơn chúng là thiết thân với một lời cầu nguyện của ước muốn và hy vọng rằng GH có thể thực sự trở thành điều mà GH được mời gọi để là nhờ ơn gọi cao cả của mình. Những thuộc tính muốn vừa là những xác quyết về sự kiện vừa là lời mời tới hy vọng.
 
Tính duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền được GH sở hữu bởi vì tặng phẩm độ lượng là Thánh Thần vốn thực hiện những ân huệ này qua dự định nhiệm mầu của TC. Nhưng những tặng phẩm ấy bị che khuất và uốn cong do sự hiện diện của tội lỗi và sự ngoan cố nơi những thành viên của GH, cá nhân cũng như tập thể. Vì vậy, đúng như trong lời Kinh Chúa dạy, chúng ta thấy mình buộc phải cầu xin cho “Nước Cha trị đến”, cũng vậy trong cộng đoàn đức tin chúng ta cần phải cầu nguyện “Xin cho GH ngài trở nên duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. Những người Công giáo Roma, cách riêng từ khi công bố sắc lệnh về Đại kết, ý thức sắc bén rằng mặc dù Thánh Thần vẫn hiện diện và cư ngụ bên trong, thì thực vậy, giáo hội của họ không là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền một cách khả giác. GH là một bởi vì sự Thánh Thần cư ngụ trong tất cả những người được rửa tội; GH là thánh thiện bởi vì được đặt riêng ra do lòng nhân hậu của TC để tiếp nhận một tình yêu ưu ái và nhiệm mầu; GH là công giáo theo ý nghĩa nguyên thủy của từ ngữ, có nghĩa rằng GH là toàn thể và toàn vẹn, sở hữu mọi phần cần thiết để làm nó nên toàn diện; và GH là tông truyền bởi vì với việc làm chứng nguyên thủy GH vẫn còn tiếp nối trong những điều cốt yếu của các tông đồ thuộc thế kỷ thứ I (và không chỉ Mười hai, nhưng là toàn thể cộng đồng tông đồ của các tín hữu thuộc thế hệ đầu tiên). Những người Công giáo thường có khuynh hướng áp dụng những nét đặc trưng mô tả này chỉ cho GH phổ quát và rộng khắp thế giới, nhưng họ đang bắt đầu học từ những giáo hội chính thống Đông phương và những giáo hội khác rằng những nét đặc trưng này muốn áp dụng đúng thực cho các giáo hội địa phương.