Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Bối Cảnh Đương Thời Của Giáo Hội Học (5)

Administrator
2018-09-23 08:40 UTC+7 24
BỐI CẢNH ĐƯƠNG THỜI CỦA GIÁO HỘI HỌC  Tác giả: Michael A. Fahey  Chuyển ngữ: Lm. Giuse Nguyễn Văn Am, SDB. *** *** NHỮNG TRÁCH NHIỆM TRONG GIÁO HỘI  Viết tắt: GH: Giáo Hội LG: Lumen Gentium GS: Gaudium et Spes   VII. RAO GIẢNG TIN MỪNG VÀ NHỮNG TRÁCH VỤ KHÁC CỦA GIÁO HỘI […]


BỐI CẢNH ĐƯƠNG THỜI CỦA GIÁO HỘI HỌC

 Tác giả: Michael A. Fahey

 Chuyển ngữ: Lm. Giuse Nguyễn Văn Am, SDB.

***

***

NHỮNG TRÁCH NHIỆM TRONG GIÁO HỘI

 Viết tắt:

GH: Giáo Hội

LG: Lumen Gentium

GS: Gaudium et Spes

 

VII. RAO GIẢNG TIN MỪNG VÀ NHỮNG TRÁCH VỤ KHÁC CỦA GIÁO HỘI
 
Phần này nói đến câu hỏi thường xuyên được bàn: Đâu là những trách vụ chính xác của GH? Có những câu trả lời rõ ràng: giữ cho sống động kỷ niệm về Đức Giêsu và ý nghĩa của ngài; rao giảng tin mừng trong cộng đồng Kitô hữu; tổ chức và cử hành thờ phượng công cộng và nối kết với phụng vụ trên trời được chính Đức Kitô chủ sự; và dạy dỗ các tín hữu cách thức ca ngợi TC trong cầu nguyện. Nhưng cũng có những trách vụ khác liên quan đến sứ mệnh của GH đối với thế giới. GH được mời gọi, theo lời của Vatican II, đọc “các dấu chỉ thời đại” (GS 4) hầu hiểu bối cảnh của GH trong thế giới. Mặc dù Hiến chế mục vụ về GH trong thế giới hôm nay nói về “niềm vui và nỗi buồn” của nhân loại, một số cảm thấy rằng viễn cảnh của bản văn quá lạc quan, quá bị mê họặc bởi sự tiến bộ kỹ thuật, và không đủ được thấm nhuần bằng một “nền thần học về thập giá” vững vàng. Trong bất cứ trường hợp nào, vào Thượng Hội Đồng Giám Mục quốc tế năm 1985 vốn cố gắng đánh giá ảnh hưởng của Vatican II qua 20 năm, người ta ghi nhận rằng những dấu chỉ thời đại trở nên khốc liệt hơn, với sự gia tăng đói nghèo, áp bức, bất công, chiến tranh, đau khổ, khủng bố và những hình thức bạo lực khác. Người ta đề nghị, có lẽ thách đố mới cho GH là tỏ cho thấy lịch sử đau khổ của nhân loại và lịch sử cứu độ bện chặt vào nhau cách mật thiết và chỉ có thể hiểu được nó trong mầu nhiệm vượt qua như thế nào. Một vấn đề khác được bàn đến trong Thượng Hội Đồng Giám Mục 1985 là hội nhập văn hóa. Theo nguyên lý tổ chức này, GH, bởi vì sự hiểu biết hiện tại của mình về sự đa dạng và sư duy nhất và để thông truyền sứ điệp của mình cách thích đáng hơn, cam kết chính mình để rút từ mọi nền văn hóa hết thảy mọi điều có giá trị tích cực trong việc thông truyền mạc khải của TC trong Đức Kitô. Hội nhập văn hóa cố gắng làm cho sự giầu có của những giá trị văn hóa chân chính nên dễ dàng hơn bằng sự tháp nhập của chúng vào Kitô giáo. Điều này đòi hỏi một tiến trình phân định vốn đòi hỏi suy tư cầu nguyện và chiêm niệm để thông truyền tin mừng.
 
VIII. SỨ MỆNH GIÁO HỘI
 
Không có một sự hiểu biết nào về bản tính GH là đầy đủ nếu không có một sự hiểu biết về sứ mệnh của GH. Đâu là chức năng của GH đối với phần đa nhân loại không được mạc khải Kitô giáo chạm đến. Ngoài lời mời gọi thờ phượng và tôn thờ, đâu là điều mà những người Kitô hữu được yêu cầu thực hiện? Khái niệm sứ mệnh được lấp đầy với nhiều hiểu lầm có thể có, không phải là cái tối thiểu của chúng là một sự lẫn lộn giữa sứ mệnh và tòng giáo.
 
Khái niệm nguyên thủy của Kitô giáo về sứ mệnh được phản chiếu trong tân ước sử dụng một ẩn dụ biệt loại, mà được soi sáng phần lớn bởi tin mừng Gioan, để diễn tả cách thức tình yêu TC đã vươn ra tới vũ trụ thụ tạo, cách riêng vũ trụ nhân loại. Trong tin mừng thứ tư, Đức Giêsu quy chiếu với sự tôn kính đến “Cha đã sai tôi”. Đức Giêsu cũng nói về một sứ mệnh thứ hai có tính liên kết hay là việc sai cử Đấng An ủi (Paraclete) mà vai trò của ngài là tiếp nối và hoàn hảo công trình đã được Đức Giêsu Kitô thực hiện. Hạn từ sứ mệnh diễn tả trong ngôn ngữ tượng hình (pictorial) mối quan tâm cứu độ của TC cho cộng đồng nhân loại; Lời tiền hữu của TC được cảm nhận như đã được sai cử đến để mặc lấy nhân tính, để “sống giữa chúng ta”, và để hoàn thành một sứ mệnh cứu độ mà sau cùng sẽ được bổ sung do Thánh Thần.
 
Như thần học trung cổ thường lý luận, những “sứ mệnh” này của TC là những diễn tả của sự sinh xuất của Ba ngôi nội tại hướng ra tới nhân loại. Vì vậy, theo nghĩa hẹp nhất của nó, thần học truyền giáo là thần học về công trình của Ba ngôi TC khi các ngài thông giao ân sủng hướng tới nhân loại. Nếu GH hiện nay chọn để giữ từ ngữ sứ mệnh cho điều mà cộng đoàn được TC mời gọi đảm nhận, thì ghi nhớ rằng GH thông phần vào một sứ mệnh hơn là thực hiện một sứ mệnh quả là quan trọng. Ta hiểu sứ mệnh một cách tốt đẹp hơn do nguồn cội của nó hơn là do mục tiêu của nó.
 
Trong lịch sử GH, ngay cả sau tổng hợp của Toma Aquinas, các thần học gia bắt đầu nói về “sứ mệnh của GH” thực là hoàn toàn muộn màng. Lúc đầu, chịu ảnh hưởng những nhà giáo luật Tây phương, có một sự dẫn nhập dần dần của ý tưởng về một missio canonica để miêu tả việc ủy nhiệm có thẩm quyền của GH cho những giáo sĩ để giảng tin mừng. Nhưng ngay cả muộn màng như những thần học gia công giáo (viết những cuốn) cẩm nang của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, người ta không thấy bất kỳ một sự nhắc nhớ nào đến “sứ mệnh” của GH. Sự quy chiếu gián tiếp duy nhất là nhắc tới cùng đích (finis) hay mục đích của GH. Viễn cảnh này được phản ánh trong ngôn ngữ của sắc lệnh Pastor aeternus của Vatican I (1870), vốn miêu tả cứu cánh tính của GH là hành động “để Đức Kitô có thể làm cho công trình cứu độ của ơn cứu chuộc tồn tại” (DS 3050).
 
Tuy nhiên, đúng là ngay cả tin mừng Gioan hai lần trích dẫn những câu nói của Đức Giêsu cho các phần tử của GH mới nảy sinh về “việc sai phái”. Tại bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu được nói là “sai” các môn đệ được qui tụ cho bữa vượt qua trên Phòng Tiệc: “Như Cha đã sai con vào thế gian, con cũng sai chúng vào thế gian” (Ga 17:18). Và rồi trong lần hiện ra sau phục sinh trong cùng một nơi chốn, Đức Giêsu nói: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20:21). Trong lòng đạo đức bình dân những lời nói này từ Gioan được liên kết với những mệnh lệnh “đi” khác nhau của Đức Giêsu (“Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ. . .”) như được tìm thấy trong Mc 16:15 và Mt 28:19. Có phải những câu nói này vốn nguyên thủy được nói cho nhóm Mười Một có thể được trương rộng cho từng người và mọi người của GH hầu sứ mệnh là mệnh lệnh thiết thân của mọi kitô hữu hay không? Câu trả lời hiển nhiên là đúng. Nhưng, phân biệt giữa sứ mệnh của TC Ba Ngôi, quyền năng cứu độ bao trùm mọi sự mà vương quyền TC đang hoạt động hiệu lực bất kỳ ở đâu, và sứ mệnh của GH, hiển nhiên là một sự thông phần khiêm tốn vào tiến trình rộng lớn hơn, thật là quan trọng.
 
Suốt bốn hoặc năm thập niên trong GH công giáo một số thần học gia, bao gồm cả những người soạn thảo bản văn tại Vatican II, đã trở nên ngần ngại về việc sử dụng từ ngữ sứ mệnh, mission, để diễn tả những hoạt động của GH trong thế giới. Tốt hơn người ta nói về trách vụ, vai trò, sự quan tâm, chức năng, sự hiện diện, nhu cầu chứng tá, thách đố, sự trung gian, và trách nhiệm của GH; những khái niệm này đều liên hệ đến khái niệm tổng quát về sứ mệnh của GH. Những người tham dự Vatican II đã chọn để miêu tả GH từ một viễn cảnh lưỡng diện: đời sống bên trong của GH (ad intra) và đời sống bên ngoài của GH (ad extra). Nhưng tại công đồng, họ nói đến chức vụ, munus hơn là nại đến missio của GH: de munere ecclesiae in mundo hujus temporis. Hạn từ Latinh này thường được dịch sang Anh văn là trách vụ (có lẽ hình thức số nhiều, những trách vụ, thì tốt hơn) và đôi khi dịch là [những] “vai trò”, phản ánh những trách nhiệm khác nhau mà GH được mời gọi để gánh vác. Quyết định tại Vatican II để dùng chữ (những) trách vụ hơn là chữ sứ mệnh đã có lợi điểm là xa rời một sự song đối quá đáng giữa những sứ mệnh của Ba Ngôi và sứ mệnh GH. Những “trách vụ” của GH thì bao quát hơn nhiều đối với trách nhiệm biệt loại được thực thi do những người được chính thức can dự vào việc giảng tin mừng cho các tín hữu và những tín hữu tiềm thể.
 
IX. RAO GIẢNG TIN MỪNG
 
Giữa gia đình của chính mình, cộng đoàn Kitô hữu cử hành một nhãn quan chung về TC qua việc rao giảng và thờ phượng có tính bí tích. Nhãn quan này có thể trở nên mờ tối hay dường như không quan trọng đối với những cá nhân hoặc thậm chí một cách không tưởng tượng được có thể bị bóp méo phần nào do sự dạy dỗ không thích đáng. Vì thế, ngay cả trong GH, nhãn quan kitô hữu cần được nhen lại, tinh lọc, làm cho hấp dẫn hơn, quan trọng hơn đối với đời sống của từng Kitô hữu hay những giáo hội vùng hoặc quốc gia. GH cần suy tư nhiều hơn nữa đến cách thức GH có thể giữ cho sứ điệp tin mừng luôn tươi trẻ và hấp dẫn, cách riêng khi mức độ của việc rao giảng thì nghèo nàn một cách đáng thương (tầm thường)  giữa nhiều người thụ phong và khi phẩm chất và số lượng của văn chương dạy dỗ và sùng mộ thật nan giải (có vấn đề, problematic). Sự xao lãng những người công giáo “ở xa” do những cơ cấu thể chế của GH phải là một quan tâm lớn hôm nay. Những người này vốn do những mối ràng buộc gia đình hay cội nguồn quốc gia xưa kia đã nhằm để đồng nhất chính mình là những người công giáo càng trở thành xa cách GH, thì điều mà được rao giảng cho họ càng giống với sứ điệp của những người không được tin mừng hóa.
 
Thêm vào việc rao giảng của GH cho những phần tử thuộc bên trong gia đình của mình, người ta kỳ vọng cộng đoàn được gọi là GH chia sẻ nhãn quan của mình với gia đình nhân loại rộng lớn hơn. Sự vươn ra này là trách vụ của việc rao giảng tin mừng được thực thi theo những kiểu cách và những lối tiếp cận khác nhau. Rao giảng tin mừng cần phải được đảm trách trong bối cảnh của một phẩm trật của những chân lý vốn tái xác quyết TC muốn cứu độ mọi người cũng như xác quyết lại tính khả thể rằng đối với nhiều người (thậm chí phần đa nữa?) một truyền thống tôn giáo hay thậm chí nhân bản nữa vốn không phải là kitô hữu là nguồn mạch của sự thánh thiện. Vì thế, rao giảng tin mừng được đảm nhận từ lòng yêu mến đối với sự linh thánh của Kitô giáo, một cảm thức về việc TC ủy thác cho mình, và ước muốn đơn sơ là chia sẻ một giá trị quý giá trong đời sống con người phải được làm theo một cách thức vốn kính trọng giá trị nội khởi của những tôn giáo khác, và sự tự do lương tâm của nhân vị.
 
Điểm tôi muốn nói là ngay cả sau khi việc rao giảng tin mừng chính thức được thực thi (và rõ ràng điều này sẽ không luôn luôn thành công) hay ngay cả trước khi rao giảng tin mừng (chẳng hạn, bị tạm thời hoãn lại cho đến khi người ta cảm thấy được trang bị tốt hơn để hiểu những hệ thống giá trị và bối cảnh văn hóa của những người tiếp nhận), các Kitô hữu được kỳ vọng để làm những việc khác thêm vào “việc rao giảng phúc âm” theo đúng nghĩa nhất của lối nói ấy. Được diễn đạt một cách khác, câu hỏi là: tách khỏi việc rao giảng tin mừng trực tiếp (kể lại câu chuyện tin mừng) đâu là điều mà cộng đoàn kitô hữu được kỳ vọng phải “làm” trong thế giới? Các Kitô hữu phải cẩn thận không được có một cảm thức quá đáng về tầm quan trọng của mình, và họ không được tự khen mình đến nỗi họ không nhận biết rằng những người khác vốn không là kitô hữu cũng không là người tôn giáo có những trực giác sắc bén hơn và những cam kết luân lý nhạy cảm hơn để cải thiện thân phận con người hơn một số những người lãnh đạo kitô hữu. Tôi đang nói trên bình diện của tính khả thể theo lý thuyết, chứ không xác quyết rằng điều này luôn luôn hay thậm chí thường được thực hiện với sự say mê và sáng tạo.
 
Trong mối liên hệ của họ với thế giới (được hiểu ở đây theo nghĩa loại biệt là cộng đồng không tuyên xưng Đức Kitô), các cộng đoàn kitô hữu được kỳ vọng để thực thi những chức năng mà có thể được miêu tả là toàn vẹn, ngôn sứ và cánh chung.
 
1. Toàn diện
 
Những cộng đoàn kitô hữu có khả năng thực thi một vai trò “toàn diện” đối với những ai không chia sẻ niềm tin tôn giáo của họ bằng cách xác quyết tính duy nhất căn bản của trật tự sáng tạo và trật tự cứu chuộc. Điều này có nghĩa rằng trở thành người sung mãn hơn và trở thành được thánh hóa sung mãn hơn có một cùng đích chung vì tin mừng thỏa mãn và hoàn thành những nhu cầu sâu xa nhất của nhân loại. Các Kitô hữu có thể là những người cộng sự viên ý thức với TC trong những chức năng của tạo dựng, cứu chuộc, và tôn vinh thế giới nhờ Đức Kitô. Điều mà người Kitô hữu “biết” là nhân loại được nâng lên tới một bình diện phẩm giá mới nhờ sự thông giao hữu vị của TC với thế giới nhờ Đức Kitô. Bởi vì những rào cản ngôn ngữ, sự cô lập địa dư, những thành kiến văn hóa, sự mỏng dòn nhân loại, v.v, không một điều này được nhận biết do những người mà trước họ điều này được công bố. Thần học cổ điển nói rằng tặng phẩm đức tin thì không do công trạng và trong những dự định không thể lường của TC không phải tất cả đều nhận được tặng phẩm đức tin trong lúc sinh tiền (dù họ có thể rút cùng được dự kiến để đi vào vinh quang với TC). Mọi tội cá nhân, cách riêng những tội mà trực tiếp lạm dụng người khác, và mọi tội tập thể hay gương mù đi liền với cộng đoàn được gọi là GH làm cho việc đáp trả lại mạc khải Kitô giáo có thể càng trở nên khó khăn.
 
2. Ngôn sứ
 
Những cộng đoàn Kitô hữu có khả năng thực thi một vai trò ngôn sứ trong thế giới. Những cộng đoàn này được khởi hứng bởi đức tin vào Đức Kitô được mời gọi diễn đạt sự khinh thị đối với mọi hình thức sự dữ, bất công, và lạm dụng quyền lực. Hiển nhiên điều này không hàm ý rằng Kitô hữu có những trực giác đặc biệt vào những đề xướng cụ thể vốn phải được làm để sửa lại những sự dữ xã hội. Những đề xướng biệt loại của Kitô hữu sẽ chỉ tốt đẹp như tính chuyên viên và thẩm quyền của những cá nhân khéo léo trong chính trị, kinh tế, hay tâm lý học. Từ ngữ ngôn sứ không có nghĩa là đề xướng diễn từ thuần túy cáo giác. Những cộng đoàn giáo hội cũng có thể huy động năng lực sau những sáng kiến tích cực, phúc lợi được khởi sự trong những cộng đoàn không phải Kitô hữu. Bằng cách hoạt động như men trong thế giới, gia đình, đời sống nghề nghiệp, xã hội, văn hóa, và chính trị, những cộng đoàn kitô hữu có thể huy động những năng lực có tính sáng tạo; đây là một bước đi xa hơn một sự thuần tuý tố giác những bất công và lạm dụng.
 
3. Cánh chung
 
Vì ơn cứu chuộc vẫn còn là một tiến trình liên tục, chưa kết thúc lệ thuộc cả ân sủng TC lẫn sự đáp trả của con người trong tự do, một sự đáp trả thường bị làm suy yếu đi do tình trạng tội lỗi, nên được cứu độ trọn vẹn thì chưa đầy đủ ngay cả trong GH. Những cộng đoàn kitô hữu được kỳ vọng để phản ánh sự thật rằng mái ấm chân thật của chúng ta ở nơi TC, rằng chúng ta được gọi tới một sự “thưởng kiến”. Như được cắt nghĩa do những thần học gia tân thời, chẳng hạn Jurgen Moltmann trong cuốn Theology of Hope, chức năng của Kitô giáo được thực thi không phải trong chân trời của sự kỳ vọng được cung cấp bởi vai trò xã hội mà xã hội nhường cho GH nhưng trong chân trời đặc thù của mình là niềm kỳ vọng cánh chung về vương quốc đang đến của TC, về sự công chính tương lai, và về hòa bình và tự do tương lai.
 
Viễn cảnh cánh chung nhấn mạnh rằng những mục tiêu xã hội của cộng đoàn kitô hữu không chỉ là tiến bộ, vận hành hướng tới sự sung túc, và sự loại đi đấu tranh. Kitô giáo, bởi vì sự hiểu biết của nó về đặc tính tạm bợ của thế giới này, nhấn mạnh sự hàm hồ triệt để của hoạt động con người. Tính trung tâm của thập giá và nghịch lý của đời sống trồi hiện từ sự chết vốn ghi dấu nhãn quan kitô hữu về sự sống cũng như chiều kích vượt qua của nó có thể ngăn cản nhân loại mới trong Đức Kitô khỏi việc làm cho tin mừng lụy phục chủ nghĩa giản lược chính trị.
 
Hiến chế mục vụ về GH trong thế giới ngày nay bàn đến nhiều khía cạnh của những trách nhiệm của GH đối với thế giới vốn đã không bao giờ được bàn đến trong một bản văn công đồng. Văn kiện nhận biết rằng GH có “một tình cảm về tình liên đới sâu xa với nhân loại và lịch sử của nó” và “vui mừng cũng như hy vọng, u buồn và lo lắng của những người đương thời, cách riêng của những người nghèo và đau khổ theo bất kỳ cách nào, cũng đều là niềm vui và hy vọng, u buồn và lo lắng của những người theo Đức Kitô” (GS 1). GH hiến mình cộng tác cách tuyệt đối với nhân loại còn lại trong việc cổ xúy một cảm thức về những mối dây gia đình trong nhân loại.
 
Hiến chế mục vụ này cố gắng phân tích tình hình tân thời của nhân loại, những thành công và thất bại của họ. Nó trước hết bàn đến khung cảnh lý thuyết. Phần I, được đề tựa “GH và ơn gọi làm người” (11-45) bàn đến những chủ đề loại biệt này: (1) phẩm giá nhân vị (12-22), (2) cộng đồng nhân loại (23-32); (3) hoạt động nhân loại trong vũ trụ (33-39); (4) vai trò của GH trong thế giới ngày nay (40-45). Phần 2, “một vài vấn đề khẩn cấp đặc biệt” (46-93), bàn đến hôn nhân và gia đình, văn hóa, đời sống kinh tế và xã hội, chính trị, và cuối cùng hòa bình.
 
Học hỏi các số 40-45, vốn nói đến vai trò của GH trong thế giới ngày nay, có thể giúp giải thích giáo huấn công giáo về những trách vụ của thế giới. Lúc đầu, viễn cảnh chỉ là viễn cảnh của LG, nghĩa là GH là một tổ chức hữu hình và một cộng đoàn thiêng liêng. Nhưng như được làm trong những bút tích của Karl Rahner, văn kiện tiếp tục nói nhiều rằng GH có thể đóng góp lớn lao vào việc nhân bản hóa nhân loại và lịch sử của nó qua mỗi phần tử của GH và cộng đoàn của nó như một toàn thể.
 
Trong một sự phô bày của sự khiêm nhường mà người ta có thể phán đoán là uncharistic, về mục đích là sự nhân bản hóa thế giới, những người tham dự Vatican II chấp nhận rằng GH công giáo “đánh giá điều mà những giáo hội kitô hữu khác cũng như các cộng đoàn giáo hội khác đã và đang cùng cộng tác đóng góp vào việc hiện thực mục tiêu này” (GS 40). Công đồng thậm chí nói rằng cộng đoàn Kitô hữu xác tín rằng nó có thể nhận được sự trợ giúp đáng kể từ thế giới trong việc chuẩn bị nền tảng (ground) cho tin mừng, cả từ những cá nhân lẫn từ xã hội như một toàn thể nhờ những tài năng và hoạt động được tìm thấy trong thế giới.
 
Có lẽ những phần này của GS đã không được ta chú ý như một số bản văn khác. Có sự nhấn mạnh đến cần phải trao đổi, đến GH cần phải lắng nghe những chuyên viên trong thế giới. “Nó là trách vụ của toàn dân Chúa, cách riêng của những giám mục và thần học gia, phải lắng nghe và phân định nhiều tiếng nói của thời đại chúng ta và để giải thích chúng dưới ánh sáng của Lời Chúa” (GS 44). Thậm chí công đồng thêm, vang lại một ý tưởng của Giustino tử đạo rằng “chính GH cũng nhận biết rằng nó đã hưởng lợi và vẫn hưởng lợi từ sự chống đối của những kẻ thù và những người bách hại của mình” (GS 44).
 
Nhiều điều đã được nói ở đây thì có thể lần tới những cố gắng của một số thần học gia châu Âu mà vào những thập niên 1940 và 1950 đã khai triển “một nền thần học về những thực tại trần thế”, nhất là thần học gia Công giáo Bỉ là Gustave Thils. Giáo huấn của kinh thánh về sự tương liên này của GH và thế giới được trao ban một nền tảng kitô học vững chắc. Cộng tác với thế giới tân thời giúp hoàn thành hành trình mà đã có như mục tiêu của mình là “kết hiệp mọi sự nơi Đức Kitô, vật trên trời và dưới đất” (Ep 1:10).
 
Có thể lý luận rằng nhiều vị lãnh đạo giáo hội thực sự không theo những ghi nhận này về nhu cầu phải học từ thế giới, cách riêng khi họ vội vàng kết án một số thủ tục dược liệu hay dược liệu sinh học mà họ không luôn luôn hiểu biết đầy đủ. Một thí dụ của sự tham khảo rộng rãi giữa một phẩm trật biệt loại vốn kính trọng nhu cầu của việc lắng nghe này là việc chuẩn bị cho Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa kỳ trong việc diễn đạt hai lá thư mục vụ mới đây (nghĩa là, lá thư về hòa bình và về kinh tế Mỹ). Không chỉ là một quang phổ rộng lớn của những ý kiến có hiểu biết được tham khảo nhưng bản văn ngay cả được chuẩn bị trong những bản nháp bằng những lời xin tha thiết những phản hồi và bình luận trước khi công bố chung cục. Bằng cách tham khảo những chuyên viên ngay cả ngoài cộng đoàn giáo hội, một giáo lý quan trọng được thông truyền. Điều này nhìn nhận rằng trách vụ nhân bản hóa thế giới không thể là công việc của riêng giáo hội mà thôi như thể chế và tổ chức xã hội.
 
Theo công đồng Vatican II GH công giáo đã trở nên ý thức hơn về những trách nhiệm của mình trong việc phục vụ người nghèo, kẻ bị áp bức, và những kẻ ngoài lề xã hội. Trong việc ưu ái chọn lựa này (không chút có tính cách độc hữu) ta chú ý đặc biệt đến những lời nói của Đức Giêsu trong tin mừng về cách thức người nghèo được chúc phúc (Mt 5:3; Lc 6:20) và đến ý muốn của Đức Giêsu trở thành nghèo vì chúng ta (2 Cr 8:9). GH công giáo cũng nhấn mạnh rằng ngoài sự nghèo túng vật chất, sự thiếu tự do và những của cải tinh thần một cách nào đó có thể được coi là những hình thức nghèo túng. Vì thế GH như một ngôn sứ mong muốn hơn để tố giác mọi hình thức nghèo túng và đàn áp và cổ xuý những quyền lợi không thể chuyển nhượng của nhân vị.
 
X. LỜI MỜI GỌI CỦA GIÁO HỘI TỚI SỰ THÁNH THIỆN
 
Môt chiều kích khác của giáo huấn Công giáo tân thời về giáo hội được bàn đến trong hai phần của LG. Một phần, trong chương 5, khai triển “lời mời gọi toàn GH tới sự thánh thiện”; một phần bổ túc thứ hai bàn đến “tính chất cánh chung của GH lữ hành và sự kết hiệp của GH ấy với GH trên trời.” Những viễn cảnh này cũng có thể được coi là thuộc về sứ mệnh của GH, một tiếng mời gọi tới sự thánh thiện của đời sống. Những người công giáo đã để mình rộng mở trước những lời phê bình trong quá khứ về cách thức mà họ dường như tôn dương “các việc lành” mà không cẩn thận nhấn mạnh rằng ngay cả niềm ước ao xa xa về việc thực hành hành vi nhân đức đặc biệt nào đó tự nó là kết quả của ân sủng và sự tốt lành của TC. Những người công giáo có một cách thức rất nổi bật về mối liên hệ với các thánh trong vinh quang mà họ hoàn toàn chia sẻ với Chính Thống Đông phương và tới một mức với những người Anh giáo. Một số lời nguyện xin mà người công giáo diễn đạt với các thánh, cách riêng với Đức Maria mẹ Chúa Giêsu, dường như đối với những kitô hữu khác một cách nào đó là kỳ quặc bởi vì chúng tỏ ra tránh kêu cầu trực tiếp với Đức Kitô, Đấng Cứu Độ. Việc dùng những di vật thánh, nay được giảm thiểu trong lối thực hành Công giáo, và việc cử hành lễ kính các thánh thậm chí khi nó che kín lịch phụng vụ của GH, là khá độc đáo đối với đời sống sùng mộ của Công giáo và được những kitô hữu khác nhìn xem với một mức độ nghi ngờ cao và thận trọng tiếp nhận.