J. M. R Tillard
Giáo hội sống chiều kích mầu nhiệm của mình trong Chúa Kitô. Giáo hội thuộc về giai đoạn lịch sử được khai mở do biến cố phục sinh và hướng tới cỗ hoàn tất vạn sự trong vinh quang ngày quang lâm. Thời gian lữ hành tiến tới sự hoàn tất, thời gian mà Chúa Thánh Thần ban ơn cứu độ cho thế gian, khởi từ ngày lễ Ngũ tuần. Chúa Kitô gieo vào Giáo hội hạt giống vinh quang đồng thời cũng lôi kéo Giáo hội vào trong sức năng động của cuộc phục sinh. Người đã làm cho Giáo hội thêm sung mãn bằng cách phổ cập hoá, không những là hoa trái của sự phục sinh. Người đã làm cho Giáo hội thêm sung mãn bằng cách phổ cập hoá, không những là hoa trái của sự phục sinh, nhưng là ý định sâu xa và thực tại, sống động của cuộc biến chuyển từ cái chết qua sự sống. “Giáo hội của Thiên Chúa là dấu ấn” in vào nhân loại với tất cả sự phong phú của biến cố chết và phục sinh. Như thế, một lần dứt khoát, Chúa Thánh Thần làm cho tác động của Chúa Kitô vẫn luôn in đậm nét và hữu hiệu trong thế giới này cho tới ngày của Con Người. Điều mà Chúa Kitô hoàn tất đang được thực hiện và nội tâm hoá nơi thực tại đã xuất từ cạnh sườn Người. Khi Người thiếp đi như Ađam, nhưng trong giấc ngủ vượt qua. Sự hiệp thông với vị hôn phu đưa Giáo hội vào sự hiệp thông với ơn gọi và số phận của vị hôn phu mình. Biến cố phục sinh đang diễn ra Giáo hội và Giáo hội sống sự phục sinh đó.
Thế nhưng, Chúa Kitô phục sinh, xét trong tình cảm sâu xa nhất trong trái tim nhân loại nơi Người, thì Người được tỏ lộ như Người Tôi tớ theo ý Cha và nhân đó cũng là tôi tớ của toàn nhân loại. Cả hai công việc phục vụ này được nối kết với nhau khi quy hướng về Chúa Cha, cái trước tạo điều kiện cho cái sau. Người là Người tôi tớ Giavê mà những bài ca của sách Isaia đã phác hoạ những đường nét nổi bật nhất. Tuy nhiên Người không chỉ là Người tôi tớ Giavê do hành vi cứu chuộc mà Người đã hoàn tất, hành vi đáp lại ý muốn ngàn đời của Đấng đã sai Người. Nhưng Người là Người tôi tớ chủ yếu vì Chúa Cha muốn trong “vị thế hiện hữu nhân loại” của Người và vì phẩm cách hoàn toàn đặc biệt trong các hành vi của Người phát sinh từ vị thế trên. Ý muốn của Chúa Cha là động lực độc nhất của cuộc sống Người. Do ý muốn này, Người đã đến, bởi vậy Người đã sống bởi và cho ý muốn Cha Người. Vậy, Người nghèo đến nỗi không sở hữu bản thân mình, hoàn toàn không tìm kiếm một chút ý riêng nào. Sự tự hạ đầu tiên trong việc nhập thể của Người “dưới hình nhân loại” đã nảy nở thành sự tự hạ trong tâm hồn và trong cuộc sống. Đó là sự tự hạ trong suốt toàn diện và tự do, đối với Chúa Cha, Người hoàn toàn chịu sự chi phối của Cha người, không còn sống cho mình nữa, nhưng cho sứ vụ đã nhận được. Điều đó đã lên tới tột đỉnh trong cái chết khổ nạn của Người. Thập giá đã loé rạng giá trị tuyệt đối và căn bản mà tình thương của Chúa Cha đã dành cho Người.
Được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, chính Giáo hội cũng trải qua mầu nhiệm Chúa Kitô, Người tôi tớ. Trong nhân loại, Giáo hội là tôi bộc của ý định Chúa Cha cho tới ngày quang lâm. Rõ ràng phẩm tính này đã xác định Giáo hội giống như tước hiệu “Ebed Yabeh” vốn chỉ về Chúa Kitô. Cho tới lúc này, nhất là trong thời kỳ công đồng, người ta đã nhấn mạnh nhiều thái độ “phục vụ” đòi các phẩm trật phải có. Có lẽ người ta không nhấn mạnh cho đủ Giáo hội toàn diện, xét như một mầu nhiệm, trước tất cả những phân biệt về chức năng, có ơn gọi làm tôi bộc cho ý muốn của Chúa Cha. Trong Chúa Kitô, Người tôi tớ, Giáo hội phải sống không vì vinh quang và lợi lộc riêng, nhưng vì vinh quang và lợi lộc riêng, nhưng vì vinh quang và lợi ích của Đấng đã sai Chúa Kitô và làm cho Người sống lại. Điều này đòi hỏi Giáo hội phải sống hoàn toàn nghèoe khó trong tâm hồn và trong ý tưởng. Vì Giáo hội không thể sống chi chính mình. Tất nhiên Giáo hội vẫn là môi trường hiệp thông và phải tìm cách thức thực hiện kinh nghiệm hiệp thông, phải tìm thấy trong đó sự triển nở và cường lực tối đa của mình. Giáo hội luôn khao khát mãnh liệt có được một cuộc sống luôn tràn đầy ân sủng Thiên Chúa. Tuy nhiên cho tới ngày Quang lâm, trong giai đoạn lữ hành của mầu nhiệm Giáo hội, Giáo hội càng hiệp thông với Chúa Cha bao nhiêu, thì ý muốn của Chúa Cha càng in sâu và khơin động trong Giáo hội bấy nhiêu.Nhờ nỗ lực để trở thành mối hiệp thông sống động mỗi ngày một hơn, Giáo hội mỗi ngày một đi sâu vào ý định của Chúa Cha đối với giai đoạn lịch sử cứu độ này. Vì thế, Giáo hội cũng phải mỗi ngày sống khó nghèo, ngày càng triệt để hơn, đối với tất cả những gì trong Giáo hội mà không trực tiếp liên hệ tới ý định của Chúa Cha. Như Chúa Kitô, Đấng mà Giáo hội đã vượt qua trong Người, Giáo hội không tìm gì khác ngoài kế hoạch phục vụ tình yêu. Giáo hội chỉ phục vụ chính mình theo mức độ kế hoạch nói trên được thực hiện trong Giáo hội, trong chính bản chất sự hiệp thông huynh đệ của Giáo hội. Giáo hội chỉ bảo vệ những lợi ích riêng mình, chỉ yêu sách những quyền lợi đối với thế giới bên ngoài Giáo hội, khi ý muốn Chúa Cha bị thương tổn. Tóm lại Giáo hội không được hiểu như một xã hội đóng kín, nhưng Giáo hội cảm thấy mình rộng mở trước Chúa Cha, và ý thức rằng mình chỉ đạt được sự vững chắc trong sự hiệp thông “hiện sinh” với ý muốn của Thiên Chúa và là Cha của Đức Giêsu.
Song, nói về sự hiệp thông là nhất thiết phải nói về việc trả lời kêu gọi của Ai khác. Ai khác ở đây chính là Thiên Chúa, Đấng mong muốn cứu chuộc con người đến nỗi không ngần ngại ban Con một của Người. Sự khó nghèo và tự nguyện buộc Giáo hội có thái độ mở rộng và đón nhận đối với những gì – dù nằm ngoài giới hạn pháp lý và định chế của Giáo hội, nhưng lại từ Chúa Cha mà đến trong thế giới. Vì Cha của Đức Kitô cũng chính là Thiên Chúa sáng tạo, Đấng đã gieo vào tâm hồn mọi người một âm vang nào đó về sự nhân lành của Người. Ngày nay, Thiên Chúa đang hành động trong và qua Chúa Kitô, vượt ra ngoài biên giới của nhóm người đã chịu phép rửa và của các tín hữu. Tất cả những gì là chân, thiện, mỹ, là sự sống vốn ngập tràn trong vũ trụ thì đều bắt nguồn nơi Thiên Chúa và đáp lại ý định tình yêu của Người: việc tạo dựng thiên nhiên không đơn thuần là sự khởi đầu cho công cuộc cứu chuộc.
Cũng vậy, như công đồng Vat. II đã đặc biệt nhấn mạnh: vì là tôi bộc của ý định Chúa Cha, nên Giáo hội có bổn phận phải nhận ra hành động của Thiên Chúa trong mọi lĩnh vực trần thế, đồng thời tôn trọng những cách thức riêng của Người, dù những cách thức đó khiến Giáo hội phải đặt vấn đề là xem ra chúng làm tổn hại những lợi ích trước mắt của Giáo hội và Giáo hội phải dấn thân phục vụ trần thế. Khi làm như thế, Giáo hội không bị chi phối bởi thứ cơ hội chủ nghĩa hay do mối quan tâm tỏ ra thân thiện với con người, nhưng bởi vì điều đó đáp ứng thực sự ơn gọi của Giáo hội. Giáo hội không nhằm sử dụng những giá trị và cuộc dân thân này để cầu lợi cho mình, nhưng chỉ nhằm một viễn tượng duy nhất là để phục vụ chương trình của Thiên Chúa. Đôi khi người ta đã giải thích tuyên ngôn của công đồng về vấn đề Giáo hội và các tôn giáo ngoài Kitô hữu, cũng như tuyên ngôn về quyền tự do tôn giáo như những nhượng bộ hay như những lợi thế cho những hành động sau này, ý nghĩa sâu xa của hai tuyên ngôn đó hoàn toàn khác. Chắc hẳn trong niềm tin, Giáo hội biết rằng Tin mừng trình bày niềm hy vọng độc nhất mà Chúa Cha muốn dẫn đưa nhân loại đến niềm hy vọng đó. Do đó, Giáo hội chỉ có thể nói mình hoàn toàn trung thành với sứ vụ được giao phó khi dẫn đưa con người tới chỗ đón nhận Đức Giêsu cách minh nhiên.Nhưng Giáo hội cũng biết tình yêu của Chúa Cha đang hoạt động trong tâm hồn mỗi người, dù có thể họ không luôn luôn mở lòng đón nhận Đức Kitô. Giáo hội đã cảm thấy mình buộc phải phục vụ tình yêu này dù rằng Giáo hội chẳng bao giờ có thể làm cho tình yêu này hoàn toàn hiện tỏ theo ý muốn Kitô giáo. Tất cả các tác động của Thiên Chúa trong thế giới đều có liên hệ với Giáo hội trong ơn goi tôi bộc.
Mặt khác, chẳng phải Giáo hội ở trong Chúa Kitô, có nghĩa là hiện diện trong Đấng mà qua Người tất cả tình yêu của Chúa Cha đã đổ xuống trên thế giới đó sao? Và chẳng phải Giáo hội là hiền thê của Chúa Kitô và vì thế liên kết với Người trong nguồn ơn sự sống của Chúa Cha đó sao? Sự quan tâm và quảng đại của Người tìm cách mở đường cho chiều kích hoạt động của hiền thê mình. Nếu Chúa Kitô là tôi tớ của Chúa Cha thì người thụ hưởng việc phục vụ này là con người. Thật vô ích khi nhấn mạnh sự kiện hiển minh này là ơn cứu độ được hoàn tất trong cái chết và sự phục sinh mang ơn huệ trội vượt hơn cả, ơn huệ mà con người chẳng bao giờ nhận được nếu không có hành động nghèo khó và vô vị lợi của Đức Giêsu. Trên bình diện này, Giáo hội phục vụ nhân loại khi loan báo Tin mừng và làm cho con người đón nhận Tin mừng và làm cho con người đón nhận Tin mừng thực sự, cũng như giúp họ sống hoàn toàn phù hợp với Tin mừng và nhất là khi Giáo hội ban tặng những bảo chứng vinh quang qua phép Thánh Thể. Đó là việc phục vụ cốt yếu và căn bản mà Giáo hội đem đến cho nhân loại, một công việc phục vụ mà tự căn rễ không ai có thể thay thế Giáo hội được. Và việc phục vụ này thuộc về bản chất của Giáo hội đến độ Giáo hội ngừng phục vụ thì không còn là Giáo hội của Thiên Chúa nữa. Giáo hội không còn mang lại cho con người những thiện hảo của Chúa Cha, không còn cung cấp bánh ăn Lời Chúa và Mình Chúa (dù công việc phục vụ này được thể hiện dưới những dạng cụ thể thế nào chăng nữa), thì lúc đó Giáo hội không thể tự hào mình hoàn toàn trung thành với bản chất hiệp thông của mình.
Việc phục vụ này chỉ là trung tâm và điểm nối kết của vô số những thái độ mà mẫu số chung là sự vô vị lợi, và sự lưu tâm thân tình đến người khac, sự tận tuỵ hết mình cho thiện ích của người anh em. Biến cố Đức Giêsu phục sinh đã hoàn tất và đưa những năm tháng giảng đạo công khai của Người, khởi đầu bằng việc chịu thanh tẩy trong sông Jordan, tới tột đỉnh của sự viên mãn. Thế nhưng những năm tháng này được đánh dấu bằng sự hiệp thông sâu xa và thực sự với những nhu cầu của con người. Chúa Kitô không phải là nhà giảng thuyết hô hào trên diễn đàn, nhưng là Người đi ngang qua để “thi ân giáng phúc” (Cv 10,38). Bởi vì “Thiên Chúa ở cùng Người”. Điều thiện mà Người mang tới đó là những lần chữa lành, những đau khổ được xoa dịu, những tâm hồn được an ủi, những nỗi yếu nhược được nâng đỡ, những cơn đói khát được no thoả. Tóm lại đó là những “thực đơn” cụ thể trả lại cho cuộc sống nhân loại niềm vui và sự an bình của nó.Tin mừng cứu độ được truyền bá bởi những mầm giống này, tức những dấu chỉ về việc phục hưng công cuộc sáng tạo đầu tiên do Người tôi tớ Thiên Chúa. Chúa Kitô phục tùng ý muốn Chúa Cha bằng cách đặt mình phục vụ anh em đồng loại trong dịu dàng và yêu thương. Người đã hiệp thông với ý định của Cha bằng cách hiệp thông với những lời mời gọi của con người. Bởi tấm lòng Thiên Chúa dào dạt tình thương đối với con người, nên Chúa Con đã được sai đến và bước lên thập giá.
Giáo hội cũng thế. Giáo hội không thể giảng Tin mừng như người ta dạy một học thuyết, dù có hay mấy mặc lòng Giáo hội truyền bá Tin mừng trong khi mặc lấy chính thái độ của Chúa Kitô – Tôi tớ. Giáo hội tỏ cho con người thấy rằng mình thực sự yêu thương họ, sẵn sàng phục vụ để dẫn họ đến chỗ chỗ thực hiện trọn vẹn ơn gọi làm người của họ, dù đôi khi họ không muốn đón nhận “tác động tối cao” của việc phục vụ này, tức là sát nhập với Chúa Kitô qua phép Thánh tẩy và Thánh thể. Do tự bản chất ở trong Chúa Kitô, người Con đồng bản tính và là Người tôi tớ của hành động sáng tạo nơi Chúa Cha, Giáo hội thấy mình được thúc đẩy từ bên trong để phục vụ con người, giữa lòng cuộc sống sáng tạo toàn diện, bởi vì con người chỉ có ý nghĩa Kitô giáo khi đặt mình trong cả một công trình của Thiên Chúa. Giáo hội lúc đó hiện diện như một “bí tích” của tình yêu mà Thiên Chúa cưu mang trong những gì nảy sinh từ quyền năng của người (Lumen Gentium 1).
Chúng ta đừng giới hạn việc phục vụ này vào những hành vi thường được gom lại dưới danh hiệu: những công việc từ thiện, những việc bố thí, những hoạt động bác ái. Việc phục vụ đó còn sâu xa hơn thế. Đó là giúp con người thể hiện bản chất của mình, mở ra những con đường cho phép con người đạt được như thế. Điều đó trước tiên buộc chúng ta phải làm cho con người biết địa vị riêng của mình, phải đòi lại cho bằng được địa vị đó một khi nó đã bị vấy bẩn. Giáo hội không dẫm chân lên những quyền bính trần thế khác, vì vậy phải góp phần xây dựng một thế giới nhân đạo, trong đó nhân vị được nảy nở. Ở đây, người ta nhận ra được hướng đi của hiến chế Mục vụ “Vui mưng và Hy vọng”. Chắc hẳn đó không phải là văn kiện chính thức đầu tiên làm chứng lòng trung thành với truyền thống phục vụ nhân loại. Tuy nhiên, địa vị trung tâm của hiến chế này trong toàn bộ công trình của Vat. II đã cho thấy một ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của chiều kích trung thành trong hoạt động phục vụ của Giáo hội.
Được định nghĩa như là người tôi bộc của ý định Chúa Cha, Giáo hội hướng tới nhân loại để nói với họ về những điều Giáo hội suy nghĩ trước những vấn đề gây khắc khoải và dày vò con người, nhưng chỉ công bố ý kiến của mình mà thôi thì chưa đủ. Chính Giáo hội phải “lấy tay nhào bột” (bắt tay vào việc). Việc phục vụ về tư tưởng và định hướng cho ý thức hệ cũng phải được chuyển thành việc phục vụ bằng hành động cụ thể. Cuộc dấn thân thường ngày của các tín hữu vào trong những cơ chế trần gian và động lực của cuộc tiến bố phải tìm thấy ý nghĩa Kitô giáo của mình nơi đó. Việc phục vụ Thiên Chúa phải “ngang qua” việc phục vụ thế giới. Công việc phục vụ này, đối với thế giới, là một điều không thể thay thế được. Bởi vì các Kitô hữu không chỉ dừng lại ở chỗ làm việc cùng anh em đồng loại để phát triển văn hoá và sự phong phú về của cải vật chất cho nhân loại. Nhưng họ còn tìm cách qui hướng nỗ lực của nhân loại về với cứu cánh chân thực (Đó luôn luôn là lợi ích và là sự tôn trọng nhân vị, không có chút gì ích kỷ và bóc lột người khác). Niềm tin vào Thiên Chúa và sự thánh hiến bằng phép Rửa trong Chúa Kitô, Đấng sáng tạo, buộc họ không ngừng gợi lại tính cách cao quý của con người để sự cao quý này đừng bao giờ lệ thuộc vào những lợi lộc đê tiện. Đàng khác, người Kitô hữu biết rằng thập giá Chúa Kitô đã thắng tính ích kỷ của nguyên tổ và con người đã được tái tạo trong sự phục sinh. Tái tạo con người trong Chúa Kitô là ý muốn của Chúa Cha. Như thế, người ta không thể phục vụ ý định này mà đồng thời không tìm cách dẫn đưa con người trở về với bản chất đích thực của mình.
Vì vậy, Giáo hội của Thiên Chúa có ơn gọi làm người tôi tớ như Chúa Cha đã sai con rất yêu dấu của Người làm Người Tôi tớ, làm Người trợ giúp, phục vụ người anh em đến độ hiến cả mạng sống mình thế nào, thì Thiên Chúa cũng sai Giáo hội, khởi từ ngày lễ Ngũ tuần tới ngày Quang lâm, để qua và trong Giáo hội, Thánh Thần và làm cho “tính dứt khoát của mầu nhiệm phục sinh” đến chỗ hoàn tất. Được vượt qua trong Chúa Kitô – Người tôi tớ, Giáo hội tìm được ở đó thực tại sự hiệp thông của mình trong mầu nhiệm của Chúa Cha. Giáo hội chỉ có thể yêu mến và phục vụ Thiên Chúa thực sự trong mức độ Giáo hội yêu mến và phục vụ con người đích thực. Đối với Giáo hội, không thể có sự dứt đoạn giữa việc phục vụ Thiên Chúa và việc phục vụ con người, giữa việc hiến dâng cho con người.
Do bản chất sự hiệp thông của mình, Giáo hội đã làm hoàn toàn sự hiện diện năng động của tình yêu sáng tạo và cứu độ của Chúa Cha trong tất cả vẻ phong phú của mầu nhiệm nhân loại. Giáo hội chỉ là Giáo hội của Thiên Chúa, vì trong Chúa Kitô, Giáo hội làm cho ý định của Chúa Cha dần dần đi sâu vào thực tại thế giới để đưa con người tới chỗ hoàn tất thực sự. Sự hoàn tất làm rạng danh Thiên Chúa, bởi vì chính Thiên Chúa đã tác thành thế giới, đã tạo nên con người, đã ban sức phát triển cho tạo vật mà Người đã kêu gọi từ tình trạng thấp kém đến địa vị cao sang, tựa như đứa con được cưu mang trong dạ mẹ và Người đã hạ sinh vào cuộc đời, hay như cây lúa miến mà Người đã làm tăng trưởng cho tới ngày trổ bông, rồi được cất vào kho. Chỉ một mình Thiên Chúa đã tạo nên lòng dạ con người, đã tạo dựng mặt trời, chỉ một mình Người đã làm cho cây lúa miến sinh nhiều bông hạt và chuẩn bị kho lẫm.