Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Suy niệm với Thánh Tôma Aquinô - Mùa Phục Sinh - Bài 1

Văn phòng Học Viện
2025-04-19 19:57 UTC+7 54
Các bài suy niệm xoay quan chủ đề: đời sống mới trong Chúa Kitô, nhờ ân sủng, tác động của Thánh Linh và bí tích Thánh thể. Nên lưu ý là theo lịch phụng vụ cũ, mùa Phục sinh kéo dài cho đến hết tuần bát nhật sau lễ Hiện Xuống (Lễ Chúa Ba Ngôi). Soạn giả còn thêm các bài suy niệm cho đến tháng sáu, với lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, kèm theo lễ kính Trái Tim Đức Mẹ.

MÙA PHỤC SINH

Các bài suy niệm xoay quan chủ đề: đời sống mới trong Chúa Kitô, nhờ ân sủng, tác động của Thánh Linh và bí tích Thánh thể.

Nên lưu ý là theo lịch phụng vụ cũ, mùa Phục sinh kéo dài cho đến hết tuần bát nhật sau lễ Hiện Xuống (Lễ Chúa Ba Ngôi). Soạn giả còn thêm các bài suy niệm cho đến tháng sáu, với lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, kèm theo lễ kính Trái Tim Đức Mẹ.

MỤC LỤC

1.  LỄ PHỤC SINH Sự cần thiết của việc Đức Kitô phục sinh

2.  Những ích lợi  của sự phục sinh của Chúa Kitô

3.  Những Vết Thương Trên Thân Thể Đức Kitô Phục Sinh

4.  Đức Kitô là Sự  Sống lại và là Sự Sống

5.  Ba người chết được sống lại nhờ Đức Kitô

6.  Cuộc sống mới

7.  Những bằng chứng của cuộc phục sinh về tinh thần

8.  Sự hiện ra của Đức Kitô với các môn đệ

9.   Bình an của Đức Kitô

10. Những điều trên trời phải được tìm kiếm

11. Nguyên ủy của cuộc sống mới, tức là Ân sủng

12. Nước hằng sống

13. Lòng ước ao nước hằng sống

14. Khát nước hằng sống

15. Thiên Chúa nhận chúng ta làm nghĩa tử

16. Ba Ngôi Thiên Chúa cư ngụ trong linh hồn

17. Sự hoàn hảo thiêng liêng

18. Con người thần khí

19. Sự tái sinh thiêng liêng nhờ Bí tích Rửa tội

20. Những cực khổ của đời sống hiện tại

21. Bí tích Thêm sức

22. Tại sao bí tích Thêm Sức được ban trên trán?

23. Bí Tích Thánh Thể

24. Sự thu hút của Thiên Chúa và sự đáp trả của con người

25. Con người có thể biết được mình sống trong tình trạng ân sủng không?

26. Các ân huệ của Chúa Thánh Thần

27. Ơn sùng mộ

28. Con số các mối phúc

29. Những phần thưởng của các mối phúc

30. Các hoa trái của Thánh Linh

31. Con số các hoa trái Thánh Linh

32. Con người có thể lập công trạng xứng đáng đời sống vĩnh cửu

33. Việc cầu nguyện

34.  Những lợi ích của việc cầu nguyện

35.  Kinh Lạy Cha

36. Cha trên trời

37. Tại sao các lời nguyện không luôn được đoái nhận?

38. Nguồn mạch mọi niềm an ủi

39.  Lễ Thăng Thiên. Chúa Giêsu lên trời

40.  Những ích lợi của việc Chúa Kitô lên trời

41.  Chúa Kitô lên trời là nguyên nhân cứu độ của chúng ta

42. Đời sống ở trên trời

43. Chuẩn bị đón tiếp Chúa Thánh Thần

44. Thánh Linh không được ban cho thế gian

45. Các hoạt động của Thánh Linh

47.  Lễ Hiện Xuống. Ân ban của Thiên Chúa tối cao

48. Thánh Linh quy hướng chúng ta đến Thiên Chúa

49. Những đặc điểm của Thánh Linh

50. Những hoa trái dồi dào nảy sinh từ Thánh Linh

51. Thánh Linh xuất hiện dưới dạng chim bồ câu

52. Thánh Linh đáp xuống và cư ngụ trên Đức Kitô

53. Những công hiệu được gán cho Thánh Linh

54. Lễ Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi đến với linh hồn

55. Hình ảnh Thiên Chúa nơi con người

56. Về việc yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa

57. Tội chống lại Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh

58. Lễ Mình Thánh Chúa: Bí tích Thánh Thể mang lại ân sủng

59. Bí tích Thánh Thể mang lại ân sủng gì?

60. Công hiệu của bí tích Thánh Thê là đạt được vinh phúc

61. Các tội nhẹ có ngăn cản công hiệu của bí tích Thánh Thể không?

62. Bí tích Thánh Thể có phòng ngừa chúng ta khỏi phạm tội trong tương lai không?

63. Bí tích Thánh Thể có tha thứ hình phạt do tội lỗi không?

64. Bí tích Thánh thể có tha thứ các tội nhẹ không?

65. Việc rước lễ thường xuyên

66. Lễ Thánh Tâm: Tình yêu của Chúa Kitô đối với chúng ta

67. Trái tim tinh tuyền của Mẹ Maria

**************

Bài 1:

(Lễ Phục Sinh)

NHỮNG LỢI ÍCH TỪ VIỆC CHÚA GIÊSU XUỐNG ÂM TI

Đấng Ki-tô  phải chịu khổ hình như thế, rồi từ cõi chết  sống lại” (Lc 24,46)

Sự phục sinh của Đức Kitô là điều cần thiết vì năm lý do.

1/ Trước hết là để làm nổi bật đức công minh của Thiên Chúa, đó là tôn vinh những ai hạ mình vì Danh Thiên Chúa (Lc 1,52), “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.” Do đó, vì Đức Kitô đã tự hạ mình cho đến chết trên thập giá, vì tình yêu và để vâng phục Thiên Chúa, Người được Thiên Chúa nâng lên tới vinh quang của sự phục sinh. Những lời sau đây của thánh vịnh (138,1): “Chúa đã biết con, nghĩa là Chúa đã chấp thuận con, dù khi con ngồi, nghĩ là khi hạ mình xuống thấp và chịu khổ nạn của tôi; hoặc khi con đứng, nghĩa là khi được tôn vinh trong sự phục sinh.”

2/ Thứ hai, để hướng dẫn chúng ta trong đức tin, bởi vì niềm tin của chúng ta vào thiên tính của Đức Kitô được củng cố bởi sự sống lại của Người, bởi vì như thánh Phaolô đã quả quyết (1 Cr 15,14): “Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.”. Và trong thánh vịnh (29,1) cũng có viết rằng: “Máu con được ích gì, nghĩa là việc con đổ máu ra, nếu con phải xuống, ra như xuống ở tận đáy mọi sự dữ, đến sự hư nát? Ra như Người trả lời “Chẳng có ích lợi gì, bởi vì nếu con không sống lại ngay, và thân xác con bị hư nát, thì Ta sẽ chẳng rao giảng cho ai và sẽ không cứu được ai”, như sách Chú giải (Glossa) đã viết.

3/ Thứ ba, (Đức Kitô cần phải sống lại từ cõi chết) để khơi dậy niềm hy vọng của chúng ta, bởi vì khi nhìn thấy Đức Kitô là đầu của chúng ta sống lại, chúng ta hy vọng rằng chúng ta cũng sẽ sống lại. Như thánh Phaolô đã nói (1 Cr 15,12): “Nếu chúng tôi rao giảng Đức Kitô đã phục sinh, thì tại sao có vài người trong anh em lại chủ trương rằng không có chuyện người chết sống lại? Và sách Gióp (1925) viết rằng: “Tôi biết”, nghĩa là với đức tin chắc chắn, “Đấng Cứu Chuộc của tôi”, tức là Đức Kitô, “đang sống”, đã sống lại từ cõi chết, “như vậy vào ngày sau hết, tôi sẽ chỗi dậy từ cõi đất và nhìn thấy Chúa, Đấng Cứu chuộc của tôi. Đó là niềm hy vọng đã in sâu vững chắc ở tâm hồn tôi.”

4/ Thứ bốn, Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết để trở thành quy chuẩn cho đời sống các tín hữu, như đã được viết trong thư Rôma (Rm 4,4), “như Đức Kitô đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” và hơn nữa, “Đức Kitô đã sống lại và không còn chết nữa …Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa.”

5/ Thứ năm, Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết để hoàn tất công trình cứu độ chúng ta, chính vì lý do này mà Người đã chịu các sự dữ ngõ hầu cứu thoát chúng ta khỏi sự dữ, và Người cũng được vinh hiển khi sống lại để hướng chúng ta đến điều tốt, theo (Rm 4,25), “Đức Giê-su chính là Đấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại để chúng ta được nên công chính” Cuộc khổ nạn của Đức Kitô đã mang lại ơn cứu độ cho chúng ta xét vì đã xóa bỏ tội lỗi; sự phục sinh của Người mang lại ơn cứu độ xét vì nó là khởi đầu và gương mẫu của mọi điều tốt lành.

(ST III, q. 53, a. 1).

Chia sẻ