Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Hy vọng trong thế giới hôm nay

Văn phòng Học Viện
2025-03-25 09:01 UTC+7 80
Đây là bài thuyết trình của cha Bề trên Tồng quyền Dòng Đaminh tại Lộ-đức ngày 6 tháng 10 năm 2011, trong khuôn khổ cuộc hành hương Kinh Mân Côi, được đăng trên La Revue du Rosaire, Pèlerinage du Rosaire 2011, 24-37. Người dịch: L.M. G.B. Phạm Hoàng Dũng O.P.
hope-for-today-1742864377.jpg

HY VỌNG TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

Bruno Cadoré O.P.

Người dịch: Lm. G.B. Phạm Hoàng Dũng O.P.

Ngày hôm nay, người ta thường nhấn mạnh đến tình hình bất ổn,  những chuyện không thể lường trước, những mối nguy đang chờ chúng ta ở tương lai. Những thảm họa môi sinh, những mối đe dọa trầm trọng đến từ các cuộc xung đột vũ trang hay kinh tế, những rạn nứt đổ vỡ trên thế giới... Giữa chúng ta, hẳn sẽ có nhiều người trong lòng chất chứa những mối âu lo này, cách riêng dành cho con cái, cháu chắt của họ :  đâu sẽ là tương lai của chúng, khi mà có biết bao các diễn từ của các chuyên gia hứa hẹn với chúng ta toàn những cơn khủng hoảng đau đớn ?

Trong bối cảnh đó, câu hỏi kinh điển của các Triết gia Ánh Sáng ra như thực sự không còn hợp thời nữa : Điều gì cho phép chúng ta hy vọng ? Tuy nhiên, người ki-tô hữu không ngừng nói đến tính thời sự của niềm hy vọng. Những người mà, ngày qua ngày, trong lời cầu nguyện của mình với Chúa Cha vẫn diễn tả niềm hy vọng của họ khi xin rằng : “Xin cho Nước Cha trị đến !”. Những ki-tô hữu phải chăng là những kẻ không thực tế và mơ mộng viển vông ? Trong bài thuyết trình này, tôi xin chỉ ra rằng không phải thế mà trái lại, người tín hữu còn lâu mới xa rời thực tế, hy vọng là cách thức để người ki-tô hữu hiện hữu nơi thế giới này. Tông đồ Phê-rô đã chẳng nói rằng chính  người ki-tô hữu “giải thích lý do niềm hy vọng ở  nơi chúng ta” đấy ư?

 Mối tương quan khó khăn với tương lai

 Trước khi tìm cách “lý luận” niềm hy vọng này, chúng ta nên ý thức về bối cảnh của thời đại trong đó mối tương quan với tương lai trở nên rất khó khăn. Cách riêng, thực tế xảy ra trong lịch sử gần đây cho thấy nhiều những kinh nghiệm trong đó tương lai được hứa hẹn và hy vọng thì lại biến thành thực trạng đau đớn, và rất thường mang tính “phi nhân”. Những kinh nghiệm này khiến người ta không còn dám tin tưởng vào tương lai nữa. Vì thế, làm thế nào để người ta có thể hy vọng ?

Thực vậy, ngày hôm nay, mối tương quan với tương lai đang đè xuống trên chúng ta, những kinh nghiệm đau buồn của mối tương quan này được chứng minh theo suốt dọc chiều dài của thế kỷ XX. Những ý-thức-hệ chính trị đã hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn, do bàn tay con người làm ra, đã mở đường cho những cuộc chiến tranh tàn khốc, những cuộc diệt chủng để lại vết thương lâu dài trên lương tâm nhân loại, những niềm hạnh phúc hợp với lý luận nhưng trên thực tế lại tạo ra những quyền lực bất công và tha hóa. Tiếp theo những ý thức hệ thuộc địa với những lời hứa hẹn ảo vọng về sự tiến bộ liên đới, là những giấc mơ của một cuộc lật đổ thuộc địa để mang lại sự tôn trọng con người và các nền văn hóa; nhưng rồi nó cũng đã mau chóng dừng bước trước những kiểu tha hóa khác của con người. Tương lai rộng mở với tuyên ngôn nhân quyền đã mau chóng bị phủ lấp bởi sự chà đạp những quyền này ở nhiều nơi, và cũng bị lâm nguy do sự mỏng dòn của những chế độ dân chủ cho dù là tuyệt vời nhất. Hy vọng vào sự khai triển các tiến bộ kỹ thuật và kinh tế – khi mà hai lãnh vực này càng ngày càng gắn chặt với nhau – ngày hôm nay đang đương đầu với một tiến trình toàn cầu hóa mà xem ra không ai có thể làm chủ được nữa, cách riêng trong việc tránh tạo ra hố ngăn cách rộng lớn  giữa những càng ngày càng người giàu  và những người càng ngày càng nghèo trên thế giới này. Tiếp theo những lễ hội ca tụng những điều không tưởng về tự do, trong những thập niên sáu mươi và bảy mươi (của thế kỷ trước) là  thời buổi nghịch lý hôm nay, khi mà một đàng quyền tự chủ của cá nhân luôn được khẳng định, thì những sự kiểm soát cá nhân lại gia tăng, những sự đi lại của người ta bị giới hạn một cách bất bình đẳng, sự tự do của người tiêu thụ ngày càng bị điều khiển bởi những lợi lộc ở bên ngoài họ và không còn nằm trong tay của họ nữa. Cuối cùng, làm thế nào  không khỏi buồn khi nhắc đến chủ nghĩa bảo căn tôn giáo (fondamentalisme religieux), nhân danh khái niệm về tương lai hoàn toàn khác với mặc khải mà họ nhắc đến, đã làm cho lương tâm của nhiều người bị tha hóa không kém gì các ý thức hệ khác ? Tôi xin lỗi vì đã liệt kê dài dòng những điều nản lòng như vật, nhưng đó là điều cần thiết để cho thấy đề ra một thứ hy vọng mang lại tự do là điều cấp bách.

Một tác giả thời nay, Marc Augé, mới đây đã viết : “Sau những kinh nghiệm buồn của thế kỷ XX, thách đố là như sau : làm thế nào  đưa trở lại vào trong lịch sử của chúng ta những mục tiêu giải phóng khỏi sự độc tài của hiện tại, nhưng không làm nguồn mạch cho sự chuyên chế mới về mặt chính trị hay trí thức ? Làm thế nào, tuy không phải là tưởng tượng tương lai (sự thay đổi chắc hẳn là  điều không thể mường tượng và không thể tránh được), nhưng chuẩn bị, trong tầm mức có thể, cho để nó trở thành tương lai của tất cả mọi người?”.[1]

Thế nhưng, ngày hôm nay, chúng ta đang ở trong một tương quan với thời gian mà không dễ gì nói là một tương lai chung phải chuẩn bị, cũng chẳng phải là niềm hy vọng nào ở nơi chúng ta, bởi vì mối tương quan hiện tại với thời gian, một cách nào đó, là kết quả của một khái niệm về thời gian “được thu gom lại trên chính nó” : sự bén rễ trong lịch sử ngày hôm nay thường không được đề cập đến, xem như là bị lãng quên, chiều kích của sự khó khăn ngày hôm nay của sự chuyển giao ; bị hấp dẫn bởi tính trực tiếp của thời gian, ít khả tín của những mối cam kết lâu dài, sự mòng dòn của sự thoáng qua (instant) và việc tái nghi vấn khả dĩ triệt để tất cả những gì ra như thủ đắc được ở một thời điểm nào đó ; tương quan với tương lai đầy mâu thuẫn mà nó sẽ hoặc là kết quả rõ ràng càng làm chủ được của điều mà con người có thể xây dựng theo cách thức “có trách nhiệm”, hay trái lại một mối tương quan với điều mới mẻ hầu như là “ma thuật” trong đó con người ta sống như bị quỷ ám bởi mọi sự khả dĩ để làm chủ thời gian, trên hết bị đặt dưới một “số phận vô danh” hơn là tham dự tích cực chủ động vào số phận của chính mình.

Chính trong bối cảnh đó mà ngày hôm nay cần phải nói đến “việc nhận ra niềm hy vọng ở nơi chúng ta”. Vâng, người ki-tô hữu khát khao điều đến từ thế giới mới, một thế giới mới cho Thiên Chúa. Xin cho Nước Cha trị đến ! Thế giới mới này không phải là kết quả của riêng “khả năng tưởng tượng về tương lai” của chúng ta, nhưng là sự hiện diện, ngay chính trung tâm của niềm khao khát của con người, của một sức mạnh không khoan nhượng với chiều kích con người duy nhất của chúng ta, một sức mạnh đem đến tương lai, khi khám phá ra nhân tính của con người đồng thời với nhân tính mà nó vén mở cho con người thấy số phận của chính nó.

 Ba chân dung của niềm hy vọng ki-tô giáo

Tôi xin được, giờ đây, cùng tìm hiểu với quý vị đâu có thể là sức mạnh này mà nó tạo nên sự can đảm cho một niềm tin vào tương lai như nó trao ban sự can đảm của hy vọng. Cho phép tôi, vì thế, được nêu lên ở đây ba thực tế gặp được trong những tháng vừa qua trong Dòng Thuyết giáo thông qua đó tôi có thể lượng định về niềm hy vọng mà chúng ta được kêu gọi làm chứng tá.

Câu chuyện đầu tiên đưa chúng ta đến tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, trong nhà tù Norfolk. Ở đó, giữa hàng trăm tù nhân bị kết án, thường là những bản án nặng nề, có một nhóm 35 người, thành viên của một hội giáo dân Đa Minh. Chính những tù nhân này mà mỗi người trong họ đều biết trọng lượng của những hành vi phạm tội mà một ngày nào đó họ đã làm và đã dẫn họ vào nhà tù này. Cách đây nhiều năm, có một người đến gặp họ như “người thăm viếng tù nhân”. Bà là một phụ nữ thuộc phong trào Béthanie được cha Jean-Joseph Lataste sáng lập. Người anh em Đa Minh này, trong khi giảng tĩnh tâm tại một nhà tù giành cho phụ nữ ở gần Bordeaux, đã xúc động ghi nhận được sự hoán cải của nhiều người, một ngày kia cha đã có ý định mở một tu viện ở đó cho những phụ nữ từng có tiền án hay nhưng phụ nữ chưa hề phạm pháp, trong sự kín đáo hỗ tương tuyệt đối, để sống thành cộng đoàn chiêm niệm và làm chứng cho lòng từ bi của Thiên Chúa. Những người bạn của chúng ta từ Norfolk, khi khám phá ra cảm hứng này của cha Lataste, một ngày kia chính họ cũng đã xin, đến lượt mình, được gia nhập vào gia đình của thánh Đa Minh như những người giáo dân. Và đây chính là huynh đoàn ngoại thường đã ra đời, ở đó những con người này cùng cầu nguyện, học hành, chia sẻ, giảng thuyết và làm chứng trong nhà tù. Điều này, dĩ nhiên, không xóa bỏ đi những tội ác mà họ đã gây ra. Điều này không làm quên đi trọng lượng, mà họ phải chịu đựng hàng ngày bởi chính sức nặng đó. Hình như chính họ càng ngày càng nhận ra điều đó mỗi ngày. Nhưng họ có thể làm chứng cho điều mà con người có thể thay đổi để đi vào con đường mới của nhân loại, mà họ có thể hoán cải, được ở, một cách sâu thẳm, bởi sức mạnh của nguồn an ủi và của lời kêu gọi nơi lòng từ bi của Thiên Chúa chúng ta. Họ có thể sống, luôn luôn thực thế đối diện với sự phạm tội của mình, nhưng được tha thứ, được xem như một cách huyền nhiệm bởi chính Thiên Chúa như một con người không thể khắc phục đối với trọng lượng của những hành vi phạm tội đang đè xuống họ. Niềm hy vọng, ở đây, tỏ ra có vẻ như dưới nhiều sắc thái, rất quan trọng. Đó là niềm khao khát đến một cuộc sống mới, luôn luôn có thể (“Làm sao một người già nua có thể được tái sinh ?”, ông Ni-cô-đê-mô hỏi Đức Giê-su) : chúng ta không thể xin với Chúa Cha cho Nước Cha trị đến mà chính chúng ta lại không để cho bị nắm lấy bởi niềm tin mà, đơn giản, có thể là chính mình được đưa vào trong “thế giới mới”, từ chính bên trong kinh nghiệm về con người của chúng ta. Khao khát một đời sống mới, niềm hy vọng này cũng là sự thuần hóa một mối tương quan với Chúa được ghi dấu bởi sự dịu dàng và lòng từ bi của tình bạn. Niềm hy vọng ki-tô giáo trước tiên không phải là việc xây dựng một lý tưởng về tương lai khả dĩ để chúng ta vận động tiến lên : Mà trước hết là kinh nghiệm của sự được kết hợp bởi ân sủng của Thánh Thần ở ngay trung tâm của chính điều làm cho chúng ta thất bại và bất toàn, từ điều là giới hạn và lỗi lầm của chúng ta, được kết hợp không để khích lệ chúng ta chịu đựng cơn “hỗn độn” này của cuộc đời chúng ta, nhưng để chấp nhận được an ủi, tức là được củng cố. Niềm hy vọng này, chúng ta hoàn toàn có thể chứng minh, từ những sự chênh lệch lớn nhỏ, nhưng luôn có thật, trong cuộc đời chúng ta. Sau hết, hay bởi vì và xuất phát từ những chênh lệch và sai xót này, mà chính niềm hy vọng được kết hiệp, được nâng đỡ, được sai đi để sống trong thế giới này và tặng ban điều đó cho người khác. Dòng Thuyết Giáo, một cách nào đó, được kêu gọi ở trong Giáo hội, làm nhân chứng cho mầu nhiệm này của sự hoán cải và tha thứ, hoa trái đầu tiên của việc loan báo Tin Mừng, bắt đầu bởi chính anh em thuyết giáo. Khi giảng thuyết, bỗng chốc cảm thấy mình trở thành người nhận của Lời mà người ấy đang kiếm tìm để ngỏ với những người đương thời. Chính sự tha thứ thay đổi thế giới này bởi vì sức mạnh của sự tha thứ mà Thiên Chúa gởi đến cho con người ngay giữa lòng thế giới. Loan báo Lời mở ra như con đường của nhân loại, con đường của hoán cải đến một chân lý của chính nó lớn hơn, chói lọi hơn, khi cũng làm cho trở nên thân quen hơn với chính sự thân quen của Thiên Chúa với chúng ta.

Niềm hy vọng về một thế giới mới, trước tiên chính là niềm hy vọng mà thế giới này được mở ra bởi ân sủng của lòng từ bi của Thiên Chúa đấng muốn rằng mỗi người có thể hoàn tất phần mình cách tốt đẹp nhất.

 Chân dung thứ hai của niềm hy vọng. Chuyện xảy ra ở bên Ấn Độ, trong một ngôi nhà nơi mà, theo hứng khởi của các anh em Đa Minh và với sự tham gia của nhiều người, chuyên nghiệp và tự nguyện, trẻ em đường phố, trẻ mồ côi, được đón tiếp, chăm sóc, và cho đi học. Nên tôi xin khơi gợi ở đây, thông qua ngôi nhà này, rất nhiều ngôi nhà khác mang tên Martin de Porrès, ở Lettonia, Ukraina, ở Phi Luật Tân, ở Haiti hay ở nhiều nơi khác nữa. Những ngôi nhà này, hay những nơi này, hay những hội nhóm này được lập ra với cùng niềm xác tín rằng không thể giữ thái độ dửng dưng với quyền cầm cố (hypothèque) đè xuống biết bao nhiêu đứa trẻ trên khắp thế giới này. Trong ngôi nhà này ở Ấn Độ, một đứa trẻ giải thích cho chúng tôi rằng, khi có thể, hàng ngày, em đi một mình đến một nơi trong thành phố (một nơi nào đó, có thể là dưới gầm cầu, nơi những đứa trẻ đường phố khác la cà suốt ngày). Khi người ta hỏi em đang làm gì, thì em trả lời cách đơn giản, là em đứng đó để ở gần với những đứa trẻ đường phố khác, để em tìm cách nào đó để đến gần với chúng, để trở nên bè bạn với chúng, để có thể tạo tin tưởng, chia sẻ và mời chúng về gia nhập vào ngôi nhà này nơi em đang ở, an toàn hơn, ít bị thúc đẩy bởi các đam mê bạo lực, sẵn sàng hơn, có vẻ như vậy, để đối diện với tương lai, không hiển nhiên là một tương lai thảm họa. Và khắp nơi, dưới những mái nhà này mà tôi xin kể ra đây, chính niềm tin tưởng rằng sự không dửng dưng trước đau khổ của kẻ khác, bắt đầu từ những kẻ mỏng manh nhất là các trẻ nhỏ, sự không dửng dưng với quyền cầm cố dằn xuống tương lai của chúng, mời, người ta có thể gần như nói “bị ngăn trở” với việc xây dựng với chúng thỏa ước liên minh mới trong đó, thông qua số phận được chia sẻ trong mối âu lo về cuộc sống tốt nhất có thể để cho những người mong manh nhất, đó là nói đến việc đạt đến những điều kiện của sự khả dĩ sống và hy vọng về một số phận chung. Hy vọng mà chúng ta được mời nhận ra không phải chỉ là một niềm hy vọng cá nhân riêng tư. Niềm hy vọng đó còn là, trước tiên có thể, niềm hy vọng cho mọi người, niềm hy vọng mà điều gì đó mới mẻ có thể nơi thế giới này được nêu lên và biến đổi nó, ghi khắc nó trong lòng giữ chắt niềm hy vọng đó với một giao ước vui tươi, giao ước của tình bằng hữu chia sẻ với tất cả niềm tin tưởng vì một tình bạn đầu tiên, được ban cho bởi Đấng người không muốn gọi chúng ta là tôi tớ nhưng là bạn hữu.

Hy vọng là hy vọng nơi sự thực hiện giao ước này giữa lòng nhân loại chung của chúng ta.

 Sự gợi nhắc thứ ba về một chân dung của niềm hy vọng ở Genève và ở New York hay những thành phố khác ở đó Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã xây dựng trụ sở của mình để phục vụ cho hòa bình thế giới. Ở Genève, cách nay gần mươi lăm năm, Dòng Thuyết Giáo đã mở một đại diện thường trực của Dòng bên cạnh Liên Hiệp Quốc với mục đích, như được thường xuyên mời gọi, làm cho các quốc gia của tổ chức này biết rõ hơn về những tình trạng hiểm nghèo của con người trên thế giới, và kêu gọi các Nước này cùng xem xét làm sao họ có thể, bằng các quyết định về mặt chính trị, thay đổi những điều kiện sống của những người đương thời theo cách mà một “cơ hội” lớn hơn được cho trong sự công bằng, như thế, với hòa bình. Với sự gợi nhắc này, chúng ta đang đứng trước chân dung thứ ba của niềm hy vọng, hy vọng về trách nhiệm của con người trong việc xây dựng các xã hội, trong việc thiết lập những điều kiện sống tại các Quốc gia và giữa các quốc gia. Hình như một số trong số quý vị cảm thấy chân dung thứ ba này có vẻ ngây thơ, hay trái lại rất tham vọng. Chúng ta quả thực thường có ý tưởng rằng các cấu trúc xã hội, kinh tế và chính trị thì không thể cảm thấu với mọi khả thể để làm chủ bởi con người. Như thế, sau những thập kỷ đầy những dự án “tái thiết” thể giới – thời của sự loại trừ chế độ thuộc địa, của sự hòa giải châu Âu thông qua việc xây dựng Châu Âu, mở ra một kỷ nguyên mới về chính trị sau thời đại của các ý thức hệ – việc toàn cầu hóa đã có lý về lòng can đảm của chúng ta khi quyết định những định hướng cho tương lai của thế giới. Như thế trường duy nhất nơi có thể thực hiện trách nhiệm cá nhân là trường của đời sống riêng tư, sự thân mật của các niềm tin tưởng, ở giới hạn các mối tương quan với những người thân, nhưng trong mỗi trường hợp “điều công cộng – chose publique”. Chúng ta sống ngay chính thời kỳ mà niềm tin tưởng vào “điều chính trị – chose politique” đươc bắt đầu khá là nghiêm túc và ở đó người ta quen với việc nhìn thấy các nước sống mà không có chính phủ cho dù những cuộc bầu cử dân chủ được thực hiện, hay những nước làm trò chính trị như thể người ta đang diễn kịch, với những cú giật nẩy mình mà đôi khi mang dáng vẻ của các vở bi kịch Hy Lạp. Chính trị thường tỏ cho chúng ta như một cách thức tìm thấy những sự cân bằng khăng khít nhất để thiết lập sự đồng thuật tối thiểu giữa những ý kiến khác biệt của mỗi người, trước khi là một sự suy tư định nghĩa những khuynh hướng đáng mong đợi cho tương lai của một xã hội, những hàng này theo đó người ta có thể tưởng tượng ra việc xây dựng – hay cung cấp – một thế giới đáng sống cho mọi người, một thế giới có thể bảo vệ bởi mọi người. Khi quyết định thiết lập một phái đoàn thường trực bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Dòng Thuyết Giáo đã chọn lựa rõ ràng giữa việc đối thoại với các quốc gia để làm cho nghe thấy rõ hơn chính tiếng nói của chứng nhân về một số những thực tế của nhân loại bị đặt trong vòng nguy hiểm phẩm giá con người và bằng chứng của Tin Mừng.

Hy vọng là hy vọng mà, thông qua trách nhiệm con người ý thức để thế giới được bảo vệ bởi tất cả, và xây dựng trong viễn tượng này với lòng can đảm và xác quyết, điều gì đó có thể lắng nghe về tương lai của thế giới này cho Thiên Chúa.

 Hy vọng như một “cách thức ở trong thế giới này”

 Quả thực, nói về niềm hy vọng ki-tô giáo, dĩ nhiên chính là nói về Đấng là niềm hy vọng của chúng ta (về “nội dung” của niềm hy vọng cuả chúng ta), nhưng cũng chính là nói về thế giới nơi đó  Đấng ấy đã đến và không ngừng đến mời chúng ta tới niềm hy vọng. Hy vọng ở nơi thế giới này, chính là hội nhập một cách thức nào đó “ở nơi thế giới này”. Nơi “bằng chứng” của niềm hy vọng ki-tô giáo, đồng thời đi song hành với nội dung của niềm hy vọng và các mẫu thức tuyên xưng của niềm hy vọng đó.

Trước tiên, nói về hy vọng nơi thế giới này, hy vọng khi sống trong thế giới này, không trốn chạy và không từ bỏ. Đó là nghe Lời ngỏ với con người. Một trong số những chỉ trích nhắm vào niềm tin ki-tô giáo là niềm tin này hướng sự khao khát của các tín hữu đến một tương lai lý tưởng, khi cắt đứt với thực tế của thế giới hiện tại, trong khi hòa giải một cách nào đó những sự thô bạo xù xì của cuộc đời này vốn đang hiện hữu qua sự phóng chiếu về một cuộc sống mai hậu “đầy tưởng tượng”. Nên lời mời của thánh Tông đồ Phê-rô không phải là lời kêu gọi đến một thái độ như thế, cũng như nhiều nhân chứng đã làm chứng cho niềm hy vọng ki-tô giáo đó. Chính nơi thế giới này, khi đối diện với những người đương thời với chúng ta những niềm vui và đau khổ, niềm hy vọng và thất vọng, chính là nói đến sự trao tặng một chân dung cụ thể của niềm hy vọng ở nơi chúng ta. Ở trong thế giới này, và hy vọng ở đó, chính là ở với những người đương thời của chúng ta vừa bị thương bởi những xung đột, bạo lực và bất công làm nổi bật lên cách nào đó “mặt trái của thế giới”, nhưng cũng chính là những người tham gia vào động lực tiến bộ mà nó mở ra biết bao nhiêu là khả năng mới, khi cố gắng ra sức để không trở thành đối tượng quyến rũ. Ở lập trường này, chúng ta có thể làm như “những bí tích của niềm hy vọng”, khi ở trong thế giới này theo cách thức mà chúng ta ở với Chúa hơn là với thế gian. Thế giới hiện tại này có thể biến chuyển, trở nên tốt hơn, thật xứng đáng hơn để trở nên một thế giới mới đối với Chúa, mà chúng ta tin. Và, bởi vì chúng ta tin, chúng ta tìm kiếm cách ghi vào trong lòng ngài những dấu vết của niềm hy vọng mà chúng làm cho chúng ta sống. Từ sâu thằm, hy vọng trong thế giới này, đó là cố làm cho nghe thấy một Lời bị lãng quên, một Lời đến từ con người và nói với con người, một Lời mà, khi được nghe thấy, sẽ để cho nhận ra như Lời của ánh sáng và chân lý, Lời của những sự khởi đầu đầy hy vọng, của sự tái bắt đầu mà chúng ta chỉ mới dám tin. Phép thanh tẩy của Đức Giê-su là thời điểm mặc khải bùng nổ của Lời này.

Hy vọng nơi thế giới, đó cũng là thực hiện việc trở nên thế giới này cùng đối tượng, và con đường, của niềm hy vọng của chúng ta. Như thế đó là chứng nhân của giao ước, làm chứng nhân của lời hứa của giao ước này mà đó là niềm hy vọng của sự sinh ra mới, như lời hứa cho ông Nicôđêmô. Hy vọng nơi thế giới này, đó là xem thế giới này như nó đã được hứa cho tương lai của chính nó, xem thế giới này xuất phát từ tương lai của nó, việc thực hiện với đầy tràn sung mãn của giao ước đã được hứa (chúng ta cùng nghĩ về dấu chỉ đầu tiên nơi Tiệc cưới Cana). Chính là xem thế giới này như có thể trở nên mới mẻ, đổi mới đến nỗi nó làm thành nơi chất chứa hạnh phúc cho mọi người. Một cách nào đó chính là được thúc đầy bởi niềm tin rằng lịch sử thế giới này – thay vì những thất bại và xù xì của những cuộc chiến tranh phải theo đuổi – có thể là lịch sử của việc thực hiện lời hứa của Thiên Chúa của Cha Ông chúng ta, theo cách thức mà lời hứa ấy trao ban chân dung của sự làm người (humanisation) của chính con người. Niềm tin này mà sự hoàn tất thế giới này được liên kết với sức mạnh của lời hứa này. Nếu nghĩa đầu tiên của niềm hy vọng đưa chúng ta đến Lời ngỏ với nhân loại, thì nghĩa thứ hai chỉ cho chúng ta, nơi phần bổ xung, viễn tượng của lịch sử cứu độ. Hy vọng là hy vọng nơi một lịch sử của hạnh phúc và thánh thiện được hứa, và viễn tượng lịch sử này quan trọng vào thời gian khi người ta thường đánh giá lịch sử như “khép lại”, ngừng lại trong khoảnh khắc của sự tiến bộ hay thất bại của nó. Một niềm hy vọng như thế lại muốn khẳng định rằng thế giới này được xây dựng nên bởi những mối tương quan mà chúng khai triển giữa con người, bởi điều mà họ cùng xây dựng, như bởi điều mà đôi khi họ cùng phá hủy, thương thay, mà không bao giờ có quyền phá hủy hoàn toàn. Thế giới này được xây dựng theo cách thức, theo chiều kích, mà con người sống lịch sử của chính mình, được thực hiện cùng nhau như những người đồng thừa tự lịch sử này, và như thế những tác giả sáng tạo của một tương lai chung. Nói khác đi, hy vọng một lịch sử mà lịch sử ấy không từ bên ngoài khả năng và trách nhiệm của con người, một lịch sử mà con người có thể, hay không, quyết định, rằng nó đón tiếp con người. Lịch sử đó nói rằng con người đánh dấu lịch sử bắng dấu vết của mình, cuối cùng (définitive), tuy nhiên không hoàn toàn nắm lấy lịch sử đó để làm chủ. Và, như thế, một cách nghịch lý, nhấn mạnh cách rõ hơn trách nhiệm riêng mà mỗi con người không thể rời bỏ thế giới, không thể rời bỏ lịch sử mà trong đó mỗi người phải trao tặng thế giới này cho tha nhân. Lịch sử được con người xây dựng không phải là chính số phận riêng của nó.

Hy vọng nơi thế giới này, đó còn là hy vọng trong những khả năng của thề giới này để cho nhau những khuynh định hướng cho phép kiểu tiến triển này. Thường, chúng ta có một mối tương quan đầy mâu thuẫn với thế giới đương đại. Một mặt, chúng ta tận hưởng mọi khả năng mới đến từ những tiến bộ, những kiến thức mới có được như những điều kiện mới của cuộc sống cho phép. Nhưng, mặt khác, chúng ta cũng đầy âu lo, và đôi khi kinh hoàng, khi chúng ta xử trí với sự không thể lường trước của thế giới : những kỳ tích khoa học và kỹ thuật thì, chắc chắn là tuyệt vời nhưng điều gì có thể nói trước được những nguy cơ mới mà ta sẽ phải đương đầu ? Hơn nữa, chúng ta không bao giờ lường trước được đên mức độ nào cho thế giới này, mặc cho mọi sự toàn hảo mới có được, trong tổng thể thì vẫn mong dòn và dễ tổn thương, như đã chứng minh trong những thiên tai khí hậu gần đây và hệ quả của chúng trên mối tương quan của chúng ta với nạn di cư cũng như với năng lương nguyên tử. Mối tương quan với thế giới quy kết bởi niềm hy vọng là mối tương quan của niềm tin tưởng vào mọi tiềm năng của thế giới, và người dân của thế giới này. Tin tưởng vào sự sáng tạo của con người, ơn mà con người được Thiên Chúa phú bẩm như người hợp tác vào sự sáng tạo. Bởi thái độ tin tưởng khoan dung và phê bình, chúng ta có thể làm chứng giữa lòng lịch sử thế giới về niền tin vào chính Thiên Chúa. Ý nghĩa mới này của thành ngữ “hy vọng nơi thế giới này” mời chúng ta hai chọn lựa căn bản. Thứ nhất là chọn lựa đối thoại tin tưởng và khoan dung với các thế giới đương thời và với các nền văn hóa của chúng trong sự khác biệt. Để đánh giá thế giới này, trước khi nói với nó để “dạy điều nó phải làm”, thì chúng ta phải lắng nghe với lòng khoan dung để nâng đỡ thế giới trong sự tìm kiếm của điều “có thể” làm, điều có khả năng làm, lòng tốt có thể tỏ ra. Chọn lựa thứ hai là chọn lựa của niềm tin tưởng vào sự khôn ngoan của thế giới (intelligence), nơi một sự khôn ngoan có khả năng để cho chân lý di lí chính nó. Sự khôn ngoan của con người có thể, mà nó muốn, tìm kiếm chân lý, sự hiểu biết thế giới. Sự khôn ngoan mà hạnh phúc, sự triển nở, sự hoàn tất của nó phải được hy vọng nắm lấy bởi lòng đam mê chân lý này. Hy vọng “khả năng này” của suy tư, tức cũng là khá năng của chân lý, của khả năng con người trước chân lý (mà đó là Đấng sẽ đến).

 Những quan điểm khác nhau này – về Lời, về lịch sử và về sự sáng tạo – chỉ cho chúng ta làm sao niềm hy vọng ki-tô giáo có thể hy vọng “một thế giới cho Thiên Chúa”. Hy vọng cho thế giới này là muốn mang nó đến cho Chúa. Làm sao không nhắc đến, điều mà ra như đã là chính niềm hy vọng của Đức Ki-tô ? “Tôi đến nhóm lửa trên trái đất này, và ước mong sao lửa đó cháy lên !”. Chúng ta chính ở đây được dẫn đến điều tạo nên chính trái tim của niềm hy vọng ki-tô giáo, điều này không được nói ra bằng những từ ngữ mang sức mạnh vinh quang nhưng được diễn tả đúng hơn, thông qua những cuộc tranh đấu của Con Thiên Chúa và sự khiêm nhường của ngài, như “kénose – hóa hư không”, hạ mình xuống, phóng vọt lên ánh sáng xuất phát từ hố sâu thăm thẳm của kinh nghiệm con người về thất vọng. “Lạy Chúa, sao Chúa bỏ con”. Chúng ta nên trải qua thử thách của điều mà chúng ta là, ở mức độ triệt để nhất của “hố thằm này”, để nhận ra nội dung của chính niềm hy vọng : sự sống được trao ban cách huyền nhiệm, giữa lòng của sự tối tăm và cái chết, và phóng vọt lên sự sống vĩnh cửu được tặng ban cho mọi người. Nhưng nghĩa là gì ? Chúng ta muốn nói gì cho đúng, với tư cách người ki-tô hữu, khi chúng ta nói về niềm hy vọng ? Với ánh sáng của ba chân dung gợi nhắc lên ở phần trên, tôi xin thử trình bày với quý vị câu trả lời của tôi cho câu hỏi này, như một lời mời gọi thực hiện phần của chính mình. Chính vì sự hiện diện của Ai Đó mà chúng ta có thể ngày hôm nay hy vọng, vì sự hiện diện của Người Con Đấng đã xuống giữa lòng đời để làm vọt lên từ đây lời kêu gọi, sức mạnh nâng cái nhìn về phía chân trời mới cho Chúa. Lòng can đảm hy vọng, một cách nào đó, kín múc từ suối nguồn của sự “hóa hư không - kénose” của Chúa chúng ta. Nghĩa là gì ? Xin đáp, nếu quý vị muốn biết rõ, ba chân dung của niềm hy vọng được nêu lên ở phần trước.

 Hy vọng “hiện thân” - esperance en personne

 Khi tôi ở với anh em ở Norfolk, ấn tượng mạnh nhất là sự gặp gỡ với đức tin. Điều gì có thể biến đổi những con người này, điều gì có thể tin vào vẻ bề ngoài rất “cơ bắp” và “hầm hố” kia bởi sự từng trải trong cuộc đời, lại đồng thời rất dễ tổn thương và là những người mang đức tin mạnh mẽ, một niềm vui thật chói sáng ? Rõ ràng, những con người này đang sống với sự hiện diện của Chúa, trong tình bạn với Chúa. Điều gì đang xảy ra ? Họ gặp gỡ với Ai Đó mà người này luôn đứng bên cạnh họ, Ai Đó mà người này biết lỗi lầm của họ và không bằng lòng với lỗi lầm đó, nhưng đồng thời không giáng họ xuống theo những gì họ đã làm. Đúng hơn, Ai Đó kêu gọi họ nhìn vào chính họ nơi điều thực sự chính là họ. Khi đọc Kinh thánh và thông qua những chứng nhân của Tin Mừng, họ đã nhận ra sự hiện diện của một người bạn mà người này không xét đoán, mà an ủi và, nhất là, người này kêu gọi họ không nên ở lại đó với điều mà họ nghĩ là vào lúc đó nhưng không dám ngước đôi mắt của họ vượt qua khỏi bên kia của chính mình. Khi nhìn xem chân dung của Đức Ki-tô, bạn hữu của mọi người, đó là sự trở về với chân dung riêng của họ mà họ đã tái khám phá, như được chiếu sáng bởi luồng ánh sáng mới, mang vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của sự được nhận ra nơi phẩm giá riêng của mình như người con được đón nhận nơi lòng từ bi của Chúa đấng là Cha của họ. Làm sao ta có thể lại được sinh ra ? Theo cách thức nào thì có thể được sinh ra từ trên cao, Ni-cô-đê-mô hỏi ? Những người anh chị em này ở Norfolk cách nào đó là một câu trả lời. Không phải họ đã trở nên hoàn hảo, cũng chẳng hiển nhiên tránh khỏi những điều rắc rối khác. Nhưng họ biết rằng chân lý của họ là được kết hợp bởi chính Đấng là nguồn mạch của mọi sự và đấng ấy đề nghị họ tìm lại cuộc đời, chữa lại con tim, xuất phát từ chính Đấng ấy. Niềm hy vọng của họ, từ thâm sâu, là đức tin của họ, và trải qua bởi đức tin việc làm của Chúa Thánh Thần nơi chính họ. Niềm hy vọng của họ là đức tin được cất đi khỏi những lỗi lầm của họ, được biến hình trong sự yếu đuối của họ, để có thể trở nên con người mới xuất phát từ điều làm cho họ trở nên mỏng dòn, xuất phát từ sự dễ tổn thương của họ. Niềm hy vọng của họ là niềm tin nơi cuộc sống lại được ban tặng, lại được làm cho trở nên có thể bởi tình bằng hữu với Chúa và sự tha thứ của ngài.

Tôi cho rằng ở đó thực sự tìm thấy điểm khởi đầu của niềm hy vọng. Kinh nghiệm riêng tư của mỗi cá nhân chúng ta hình như khác với kinh nghiệm của các anh chị em ở Norfolk. Nhưng mỗi người trong chúng ta đều biết rõ rằng nó đã xuyên qua và vẫn còn xuyên qua những thời điểm như vậy khi mà từ chính nó nó cũng chẳng tự hào được làm bạn đồng hành, khi mà đánh giá nó rằng nó có thể có từ chính mình, tự vấn lại chính mình một cách triệt để, khi mà cuộc đời ra như đánh mất đi giá trị dưới mắt của chính nó. Mỗi người biết hay đã biết những khoảnh khắc như thế khi mà duy nhất một tình bạn nhiệm mầu đã đến kết hợp với nó. Một người bạn là ai, Elie Wiesel hỏi[2] : “Chính là người mà, lần đầu tiên, mà ta ý thức đến trong sự cô đơn của mình và của người ấy, và giúp bạn vượt khỏi để, đến lượt bạn, bạn lại giúp người ấy thoát ra. Nhờ vào người ấy, bạn có thể yên lặng không xấu hổ, bạn thổ lộ mà không hạ thấp mình.” Thường thì tôi nghĩ đến trích dẫn này khi tôi nghĩ đến tình bạn của Chúa Con giành cho chúng ta. Bạn có thể yên lặng không xấu hổ, bạn thổ lộ mà không hạ thấp mình. Còn hơn thế nữa, khi đón nhận, Đấng ấy nâng bạn lên theo chiều cao thực sự của bạn và không phải là chiều cao đo lường được bằng mắt người nhưng là chính chiều cao của tình bằng hữu với Thiên Chúa. Người con hoang đàng, chắc hẳn, không dám tin rằng mọi sự có thể lại bắt đầu, và còn hơn thế nữa tất cả có thể được đổi mới triệt để. Khi đến gặp người cha, thì trong khi người con ấy còn đang trên đường, thì người Cha của cậu đã khám phá ra nơi cậu phẩm giá đích thực duy nhất mà cậu có thể tự hào : câu có giá trong mắt của Người Cha và đó là phẩm giá của cậu. Hy vọng, đó là đức tin nơi tình bạn này của Người Con mà đã đưa chúng ta đến với sự sống, và làm cho cuộc đời riêng của chúng ta, mang đi bởi Người ấy, một đối tượng của niềm hy vọng của chúng ta ngay ngày hôm nay.

 Nhưng trong khi, quý vị hình như đang nói với tôi, niềm hy vọng là chuyện đời tư, về sự thân mật. Niềm hy vọng ơn cứu độ phải chăng cũng chỉ là chuyện cá nhân ? Tôi cho là ở chân dung thứ hai của niềm hy vọng mà tôi vừa nêu lên ở trên. Những nơi tiếp đón và chăm sóc trẻ em, dĩ nhiên, làm rất nhiều những điều tốt đẹp khi cho chúng mái nhà và bè bạn, giáo dục và chơi đùa, an toàn và lòng can đảm để tưởng tượng về tương lai. Nhưng đó cũng là, hình như trước tiên phải nói, một sự giáo huấn được ban cho chúng ta. Chúng ta đọc thấy trong 2 Cr 5, 15 : “Đức Ki-tô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình.” Khi một người trẻ trong ngôi nhà ở Nagpur ra đi, như với một cuộc hẹn bình thường, trao tặng tình bạn và lòng hiếu khách cho những người, như em đã là trước đó ít lâu, lang thang trên những đường phố và, khi có thể, mời người này hay người khác về nhà, cách nào đó, điều này diễn tả lời khẳng định của thánh Phao-lô. Chắc chắn, em ra đi để đến với điều tốt đẹp hơn, mời bước ra khỏi sự lang thang tỏ đầy sự nguy hiểm, và đó là điều tốt khổng thể đáng giá hết. Nhưng còn làm hơn thế nữa, và em nói hơn thế nữa. Em biết rằng số phận riêng của em được liên kết cách không thể phá hủy với số phận của những đứa trẻ khác mà chúng còn chưa tìm thấy nơi nương náu yên bình và hình như, chúng vẫn chưa tìm gặp được chính mình. Em biết rằng chính em không thể bình an thực sự bao lâu em chưa sống bởi âu lo mà ở đâu đó một trong số những trẻ này còn tìm thấy nguy hiểm, không tương lai. Điều đó tỏ ra rằng khi một trong những đứa trẻ này phải đương đầu với bao lực, đối diện với những nguy cơ chết người, trong khi chính em phải muốn đến với đứa trẻ đó. Và phải như thế, khi được hướng dẫn bởi ánh sáng của câu trích trong thư thánh Phao-lô, bởi vì chính Người Con đã muốn đến tận những nơi mà cái chết đe dọa con người và làm cho tin rằng đó là số phận của con người. Khi làm như vậy, Người Con đã muốn gắn kết số phận riêng của mình với số phận của những ai có cùng nỗi âu lo, Người Con muốn mang lấy nơi chính mình cuộc đời bị đe dọa của tất cả những ai được gởi đến cho Người.

Trong lịch sử của thánh Đa minh có một chương mà tôi tin đấng sáng lập Dòng anh em thuyết giáo. Một người anh em trẻ, Bertrand de Garrigues, rất sầu não, quá suy nghĩ đến Đa Minh, vì những tội lỗi riêng của mình. Quở trách người anh em này, Đa Minh truyền cho người ấy khóc cho mình hơn là cho tội lỗi của kẻ khác. Khác đi, mang lấy âu lo về ơn cứu độ của kẻ khác hơn là cho chính mình. Mặc cho sự khả tín của câu chuyện này, nó nói đến điều cốt yếu đối với việc loan báo tin mừng phúc âm. Điều đó trước tiên là tin mừng của sự liên đới trong hy vọng, bởi vì nó thì mới mẻ của sự liên đới trong ơn cứu độ. Vẫn ở đây, niềm hy vọng ki-tô giáo bắt rễ sâu trong đức tin. Nguồn mạch là đức tin nơi sự sống được chính Đức Ki-tô trao ban, nơi cuộc sống trao tặng cho Đức Ki-tô. Cuộc sống vĩnh hằng đó là biết, và qua Ngài biết Đấng đã sai Ngài đến. Nên, biết Ngài, đó là khám phá ra đồng thời với ngài những ai mà với họ ngài muốn liên kết nơi số phận của mình, những ai mà vì họ Ngài muốn cho đi sự sống. Cả hai tiếng vọng từ Kinh Thánh có thể được nghe thấy ở đây. Trước tiên đó là sự bất ngờ, sự tai tiếng, của những người gần gũi với ngài mời Đức Giê-su vào bàn : khi ngài hiện diện, Đức Giê-su đến với những người mà ngài chọn họ như những bạn hữu của ngài. Những người bạn mà chẳng ai thấy có chút đáng tin cậy nào vì họ thuộc số những người thu thuế và tội lỗi, những người nghèo và những người dân ngoại. Thế giới của Giê-su mở rộng hơn tất cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng tới, ngài ở trong chiều kích của nhân loại. Vì thế, đó là tiếng vọng thứ hai, điều mà thánh Phao-lô giải thích cho thính giả của ngài, như thí dụ trong thư gởi tín hữa Ê-phê-xô : người Do Thái và dân ngoại, nô lê hay tự do, đàn ông hay phụ nữ. Khi đưa ra lời giải thích này, ngài muốn làm cho hiểu là đâu là tầm mức của giáo ước đổi mới nơi cuộc đời, sự chết và sự sống lại của Đức Ki-tô. Hy vọng nơi thế giới này, đó là chấp nhận thông qua cuộc đời của chúng ta Đưc Ki-tô đưa ra chứng từ của giao ước này mà không cố chấp, không chỉ khi loan báo mà còn để cho hoàn tất mầu nhiệm này của sự liên đới mà nó liên kết lẫn nhau những số phận riêng của mỗi người, bởi vì mọi người đều liên kêt với nhau, đạt đến, nơi số phận của chính Chúa Con.

Như thế là tôi đã đến lời nhắc nhở thứ ba, lời nhắc về đại diện của Dòng bên cạnh Liên Hiệp Quốc. Người anh em này hiện là đại diện thường trực thường thích nói rằng mục đích là loan báo Tin Mừng cho các quốc gia, đồng thời khẳng định phẩm giá con người và sức mạnh của Tin Mừng. Khắp thế giới, chúng ta có nhiều anh chị em đang sống trong những hoàn cảnh nhân đạo, chính trị, xã hội hết sức khó khăn, nơi mà nhân quyền bị nghi ngờ một cách trầm trọng. Mục tiêu là đón nhận những chứng từ rõ ràng của các tình trạng này, phối hợp với những cơ quan khác, và can thiệp vào các quốc gia liên can, thường với liên minh với các thành viên khác của “câu lạc bộ” là Liên Hiệp Quốc. Như ta đã nói nhiều đến trong thời gian vừa qua, trước tiên đó là nói đến việc không thể dửng dưng với điều đã gây ra tai tiếng về mặt tình cảm của con người : một số trường hợp thì không thể chấp nhận được và phải tìm cách làm sao làm cho biết, trong khi toàn tâm không làm trầm trọng thêm những nhóm mà ta bảo vệ. Nói với người khác tình cảm bê bối đã là một dấu hiệu của hy vọng : hy vọng mà con người có khả năng không còn dửng dưng nữa với điều gây tổn thương và nhấn chìm nhân tính mà nó chia sẻ với người khác. Nhưng khi làm điều đó, đó cũng chính là thách thức mà chính tính năng động của chính trị có thể làm cho trở nên nhạy cảm với những tình huống này và tổ chức để tìm kiếm phương thuốc chữa trị cho nó. Chắc hẳn, nhiều lần, ta gia nhập vào trò chơi của những mối quan hệ, phức tạp, giữa các quốc gia, nước này hơn nước kia về điều gì đó, hay nước này chấp nhận thương thuyết về một tình trạng bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn, để thay đổi theo chiều ngược lại. Từ quan điểm này, lập trường của nhóm đại diện là rõ ràng ở trong thế giới, vì nó phải chơi theo kiểu của những mối tương quan này, với hiệu lực (rigueur) và tính thực tế. Nhưng đồng thời, nó không ở trong thế giới bởi vì trong những cuộc đối thoại, nó không có lợi ích để có thể đánh giá, để thủ đắc hay gia tăng. Nó chỉ có ham muốn làm lắng nghe những tiếng nói mà, khác đi, đã bị quên lãng, và điều này tỏ ra rằng những tiếng nói đó được thay bằng những tiếng khác, mà trong sâu thẳm chúng là tiếng nói của nhân loại. Trong những hoàn cảnh như thế, loan báo Tin Mừng, thực tế đó là làm lắng nghe những tin vui mà những tình trạng đang rơi vào bế tắc này đối với nhân loại có thể làm thắng tiến và sự quên lãng và khiêm tốn trong thế giới có thể được đánh giá bởi những “cường quốc” của thế giới này.

Cuối cùng muốn nói lên điều gì ? Chứng từ này bởi lấp trường không ở trong thế giới đang khi lại ở trong thế giới là một lời mời gọi tung ra cho thế giới. Có thể chính nó là tuy nhiên không khẳng định, tự cho ảo tưởng rằng nó thuộc về chính nó. Nó là thế giới, khả dĩ một cách chính xác nhất, khi nó chấp nhận nhường lại chính nó, co cụm lại trên sự làm chủ mà nó thực hiện và nó tin rằng đó là quyền lực của nó, để mở ra và tự thực hiện việc đón nhận tất cả. Đó là thế giới, thực sự, khi thực hiện lòng hiếu khách với mọi người. Ở đó là một trong những đặc tính của hy vọng : tin, hay đúng hơn là biết, rằng thế giới này là thực theo cách mà nó có thể là thế giới làm của chung, mở ra cho mọi người để được biến đổi thành một thế giới chung cho tất cả mọi người. Chúng ta chắc hẳn đã quá dễ dàng quen thuộc với việc xút giảm việc giảng dạy ki-tô giáo về “ở trong thế giới này” với điều liên quan tới những hành vi cá nhân. Quan trọng, chắc chắn, và truyền thống đạo đức ki-tô giáo không thể đặt dưới giá đèn. Nhưng, chúng ta nên, đồng thời, có lòng cản đảm xác nhận rằng thế gian này, trong những cấu trúc của nó, trong tổ chức của nó, trong những sự cân bằng của nó, trong những ưu tiên chính trị và kinh tế của nó, có thể thay đổi. Nó phải thay đổi, môt cách nào đó. Xác nhậ rằng thế giới này nơi mà một thiểu số nắm giữ biết bao là quyền lực đến nỗi mà thiểu số đó xác nhận cho chính nó những định hướng tương lai của thế giới, không kể gì đến đa số những người mà họ phải quên đi để tiếp tục cuộc chạy đua mà nó không ngừng mở rộng khoảng cách giữa những người giàu nhất và người nghèo nhất, loại trừ một số lớn con đường dẫn đến giáo dục và văn hóa, không giữa bất cứ trường hợp nào tiếng nói của người nghèo, trong khi ta có từ “dân chủ” không ngớt trên môi miệng. Một thế giới mới, nơi Thiên Chúa có thể chấp nhận là “vua” là một thế giới từ bỏ đi lời nói dối như vậy. Vì không thể hy vọng trong sự dối trá. Thách đố của hy vọng ki-tô giáo là kếu gọi mỗi người góp chính phần của mình vào việc xây dựng một thế giới mới, mà nó có thể được gọi trở nên một thế giới “cho Chúa”.

 Vì thế tôi nghĩ rằng những người ki-tô hữu có thể làm chứng cho niềm hy vọng mà nó đang ở giữa họ khi tìm cách, bằng mọi phương tiện, đưa cho thế giới thấy dầu chỉ của sự tha thứ, của giao ước và của tình huynh đệ.

 

 

La Revue du Rosaire,

Pèlerinage du Rosaire 2011 “Quand vous priez, dites Notre Père”,

Homélies et conférences



[1]     Où est passé l'avenir ?, Paris : Le Seuil, “coll. Points Essais – n. 652”, 2011, tr. 102 – 103.

[2]     Xc. Les portes de la forêt - Những cánh cửa rừng.