Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Các Bề Trên Và Các Hội Đồng: Những Nguyên Tắc Phổ Quát – Vấn Đề 73

Administrator
2018-09-23 09:56 UTC+7 33
Học Viện Đaminh   NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIÁO LUẬT ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN *** CÁC DÒNG TU (Điều 607 – 709) *** VẤN ĐỀ 73 CÁC BỀ TRÊN VÀ CÁC HỘI ĐỒNG NHỮNG NGUYÊN TẮC PHỔ QUÁT     Hình thức cai quản cá nhân được biểu lộ nơi các Bề trên và các […]


Học Viện Đaminh

 

NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIÁO LUẬT ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

***

CÁC DÒNG TU

(Điều 607 – 709)

***

VẤN ĐỀ 73

CÁC BỀ TRÊN VÀ CÁC HỘI ĐỒNG

NHỮNG NGUYÊN TC PHỔ QUÁT

 

 

Hình thức cai quản cá nhân được biểu lộ nơi các Bề trên và các Hội Đồng (cố vấn), còn hình thưc tập đoàn được biểu lộ nơi các Tu Nghị.[1]

Nói đúng ra, chỉ duy các Bề trên là những người hành sử quyền bính. Các Hội Đồng chỉ có nhiệm vụ giúp đỡ các Bề trên thi hành chức vụ bằng cách đóng góp ý kiến của mình, hoặc bằng cách đưa ra sự ưng thuận (hoặc không ưng thuận) trong những công việc mà luật coi là quan trọng.

Pháp luật hiện nay coi Hội Đồng như cơ quan đối diện với Bề trên. Trước đây, nhiều truyền thống vẫn coi Hội Đồng gồm cả Bề trên và các cố vấn; trong bối cảnh đó, các Bề trên cùng bỏ phiếu với các thành viên của Hội Đồng. Nhưng từ khi có câu trả lời của Ủy ban Giáo Hoàng giải thích Giáo Luật, ngày 5 tháng 7 năm 1985, thì làm như thế là trái ngược với điều 127.

Dầu sao, kể cả khi Bề trên cùng bỏ phiếu với Hội Đồng thì quyết định đó không mang tính tập đoàn. Nếu Hội Đồng không đồng ý, Bề trên không thể làm gì hết, thậm chí không thể phá vỡ sự ngang bằng các phiếu bằng lá thăm của mình (xem lời tuyên bố trên đây). Ngược lại, dù được sự ưng thuận của Hội Đồng, Bề trên vẫn có thể không quyết định. Khi nào Giáo Luật nói cách minh thị, chẳng hạn ở đ. 699 §l về trường hợp trục xuất một tu sĩ, thì quyết định mới có tính tập đoàn: lúc ấy Bề trên phải bỏ phiếu cùng với Hội Đồng, và bị ràng buộc bởi phiếu bởi phiếu thuận hoặc nghịch.

Trong các Dòng tu, quyền hành thường được hành sử bởi cá nhân. Sắc lệnh Experimentangày 2 tháng 2 năm 1972 loại bỏ kiểu cai quản tập đoàn trong việc cai trị thường xuyên. Bộ Giáo Luật mới 1983 đã xác nhận lập trường này, bởi vì tuyên bố rằng “mỗi nhà Dòng được thiết lập dưới quyền của vị Bề trên được chỉ định theo pháp luật” (đ. 608).

Sự kiện Bề trên phải được tách biệt đối với Hội Đồng, không có nghĩa là ngài phải xa cách hoặc đối lập với Hội Đồng. Ngược lại, hiển nhiên là giữa các Bề trên và Hội Đồng, cũng như giữa Hội Đồng và các phần tử trong Dòng, cần phải luôn có tinh thần đồng trách nhiệm và chia sẻ.

 

 


[1]Xem thêm vấn đề 72.