Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Thời Gian Của Giai Đoạn Tập Sinh – Vấn Đề 57

Administrator
2018-09-23 09:55 UTC+7 25
Học Viện Đaminh   NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIÁO LUẬT ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN *** CÁC DÒNG TU (Điều 607 – 709) *** VẤN ĐỀ 57 THỜI GIAN TẬP (đ. 648-649)   Thời gian là một yếu tố thành hiệu của việc tập tu. “Để được hữu hiệu, việc tu tập phải kéo dài đủ […]


Học Viện Đaminh

 

NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIÁO LUẬT ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

***

CÁC DÒNG TU

(Điều 607 – 709)

***

VẤN ĐỀ 57

THI GIAN TP

(đ. 648-649)

 

Thời gian là một yếu tố thành hiệu của việc tập tu. “Để được hữu hiệu, việc tu tập phải kéo dài đủ mười hai tháng trong chính cộng đoàn Tập viện, trừ trường hợp quy định ở triệt 3 (đ. 648 §1).

A. Mười hai tháng

Bộ Giáo Luật không nói minh thị rằng 12 tháng này phải liên tục. Khi một điều khoản chi phối sự hữu hiệu thì nhà lập pháp phải nói rõ ràng. Bộ Tu sĩ giải thích điều luật này theo nghĩa là những thực tập tông đồ chỉ có thể thi hành sau 12 tháng. Tuy nhiên, nếu đọc biên bản của uỷ ban soạn thảo, thì người ta có thể giải thích một cách khác.[1] Thời gian mười hai tháng này phải sống tại cộng đoàn của Nhà Tập.[2]

B. Thời gian tối đa

Hiến Pháp có thể ấn định một thời gian dài hơn, nhưng không được kéo dài quá hai năm. Thời gian ấy có thể triển hạn thêm 6 tháng, với một số điều kiện nào đó.[3]

C.Những lần vắng mặt

Theo điều 649 §1: “Đừng kể các quy định của điều 647 §3 và 648 §2, sự vắng mặt khỏi Tập viện quá ba tháng, dù liên tục hay cách quãng, sẽ làm cho việc năm tập vô hiệu. Sự vắng mặt quá 15 ngày phải được bù lại”.

Sẽ không bị tính là vắng mặt những cuộc di chuyển của nhóm Tập sinh sang một nhà khác của Tu Hội,[4] cũng như không tính những thời kỳ tập sự hoặc thực tập việc tông đồ.[5] Những sự vắng mặt này được tính vào thời gian 12 tháng.

Sự vắng mặt kéo dài quá ba tháng, liên tục hay không liên tục, làm cho Tập kỳ thành vô hiệu, và phải bắt đầu lại cho đủ 12 tháng hiện diện trong cộng đoàn Tập viện. Thời gian liên tục là thời gian không bị cắt quãng (đ. 201 §l). Sự vắng mặt quá 15 ngày (nhưng dưới ba tháng) sẽ không làm cho Tập kỳ thành vô hiệu, nhưng phải bù lại cho đủ.

D. Khấn lần đầu sớm hơn

Theo triệt 2 của điều 649, thì “Với phép của Bề trên cao cấp, việc tuyên khấn lần đầu tiên có thể dời lên trước, nhưng không được quá 15 ngày” (đ. 649 §2). Điều này được tính theo thời gian Tập kỳ được ấn định trong Hiến Pháp của Dòng. Nếu Tập kỳ là một năm, thì sau mười một tháng rưỡi, Tập sinh có thể tuyên khấn với phép của vị Bề trên có thẩm quyền. Nên ghi nhận là Giáo Luật không đề cập đến lý do gì phải cho khấn sớm.

 

 


[1]x. Communicationes XII, 1/1981, trang 158-160; 161-162.

[2]Xem thêm vấn đề 56.

[3]Xem thêm vấn đề 59.

[4]Xem thêm vấn đề 56.

[5]Xem thêm vấn đề 59.