Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Trách Nhiệm Tài Chánh Đối Với Các Đệ Tam Nhân Hay Tổ Quyền – Vấn Đề 90

Administrator
2018-09-23 09:57 UTC+7 34
Học Viện Đaminh   NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIÁO LUẬT ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN *** CÁC DÒNG TU (Điều 607 – 709) *** VẤN ĐỀ 90 TRÁCH NHIỆM TÀI CHÁNH ĐỐI VỚI CÁC ĐỆ TAM NHÂN HAY TỔ QUYỀN (đ. 639)   Nếu một pháp nhân đi vay nợ hoặc đảm nhận các nghĩa vụ, […]


Học Viện Đaminh

 

NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIÁO LUẬT ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

***

CÁC DÒNG TU

(Điều 607 – 709)

***

VẤN ĐỀ 90

TRÁCH NHIỆM TÀI CHÁNH ĐỐI VỚI CÁC ĐỆ TAM NHÂN HAY TỔ QUYỀN

(đ. 639)

 

Nếu một pháp nhân đi vay nợ hoặc đảm nhận các nghĩa vụ, dù có phép của Bề trên, thì chính pháp nhân đó chịu trách nhiệm. Một cách tương tự như vậy, nếu một cộng đoàn đi vay nợ, dù có phép của Bề trên giám tỉnh, thì cộng đoàn ấy phải lo trả nợ chứ không phải là Tỉnh Dòng. Cũng vậy, nếu một Tỉnh Dòng đi vay nợ, dù có phép của Bề trên Tổng Quyền, thì Tỉnh Dòng sẽ phải trả nợ, chứ không phải Hội Dòng.

Nếu một tu sĩ vay nợ và đảm nhận nghĩa vụ dựa trên tài sản của mình với phép phép của Bề trên, thì chính đương sự chịu trách nhiệm, chớ không phải Dòng phải trả nợ.

Nếu một tu sĩ, khi không có phép của Bề trên, vay nợ và đảm nhận các nghĩa vụ, thì bản thân người đó phải chịu mọi trách nhiệm và còn phải gánh chịu các hậu quả hình sự của hành vi mình. Dòng không buộc phải trả nợ thay hoặc trả tiền bảo lãnh để được tại ngoại, trong trường hợp bị giam cầm.

Nếu một tu sĩ thi hành một nghiệp vụ do uỷ nhiệm của các Bề trên, thì Hội Dòng sẽ chịu trách nhiệm.

Các tu sĩ, các cộng đoàn, các Tỉnh Dòng, các Hội Dòng hãy thận trọng đừng nhận giữ số tiền quan trọng hoặc những đồ vật có giá trị của đệ tam nhân.

Các tu sĩ không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài sản của những người ở ngoài Dòng, dù chỉ là nhất thời. Nhưng họ có thể quản lý những món tiền nhỏ của những người đó, khi đức bái ái đòi hỏi và với phép của Bề trên (đây thường là trường hợp các tu sĩ làm việc trong các viện dưỡng lão).