Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Việc Hồi Tục: Vấn Đề Lịch Sử – Vấn Đề 96

Administrator
2018-09-23 09:57 UTC+7 37
Học Viện Đaminh   NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIÁO LUẬT ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN *** CÁC DÒNG TU (Điều 607 – 709) *** VẤN ĐỀ 96 VIỆC HỒI TỤC: VẤN ĐỀ LỊCH SỬ   Trước Bộ Giáo Luật 1917, người ta phân biệt việc rời bỏ Dòng “tạm thời” và rời bỏ Dòng “vĩnh viễn”. […]


Học Viện Đaminh

 

NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIÁO LUẬT ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

***

CÁC DÒNG TU

(Điều 607 – 709)

***

VẤN ĐỀ 96

VIỆC HỒI TỤC: VẤN ĐỀ LỊCH SỬ

 

Trước Bộ Giáo Luật 1917, người ta phân biệt việc rời bỏ Dòng “tạm thời” và rời bỏ Dòng “vĩnh viễn”. Với hình thức thứ nhất, đặc ân miễn chuẩn cho phép tu sĩ sống một thời gian ngoài tu viện, vẫn phải giữ lời khấn, nhưng được tạm miễn giữ luật Dòng và Hiến Pháp. Việc rời bỏ (hồi tục) vĩnh viễn, cũng qua một đặc ân miễn chuẩn, cho phép tu sĩ rời bỏ Dòng cách vĩnh viễn: đương sự được sống ngoài thế gian nhưng vẫn phải giữ ba lời khấn Dòng. Trừ khi có quy định cách khác, đương sự vẫn phải giữ khiết tịnh tu trì; do lời khấn khó nghèo, đương sự không được phép thủ đắc tài sản và không có quyền định đoạt về các tài sản mình đang sử dụng; lời khấn vâng lời ràng buộc đương sự với Bản quyền sở tại. Hội Dòng không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đương sự. Đối với các tu sĩ khấn tạm thì thường họ được chuẩn miễn các lời khấn.

Với Bộ Giáo Luật 1917, sự rời bỏ Dòng tạm thời được gọi là “ngoại vi” (exclaustratio), còn việc rời bỏ vĩnh viễn trở thành “hồi tục” (secularizatio), được chuẩn miễn mọi lời khấn.