Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

TGH Gioan Phaolô II – BÀI 54: CHÚA THÁNH THẦN TRỢ GIÚP ĐỨC GIÁO HOÀNG

Administrator
2020-01-15 15:36 UTC+7 7
Giáo lý về mầu nhiệm Hội Thánh BÀI 54: CHÚA THÁNH THẦN TRỢ GIÚP ĐỨC GIÁO HOÀNG Trong việc thực thi Quyền giáo huấn, Đức Thánh Cha nhận sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần đã hứa ban cho ngài qua chính thánh Phêrô Trong việc thực thi Quyền giáo huấn, Đức Thánh Cha nhận […]

Giáo lý về mầu nhiệm Hội Thánh

BÀI 54: CHÚA THÁNH THẦN TRỢ GIÚP ĐỨC GIÁO HOÀNG

Trong việc thực thi Quyền giáo huấn, Đức Thánh Cha nhận sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần đã hứa ban cho ngài qua chính thánh Phêrô

Trong việc thực thi Quyền giáo huấn, Đức Thánh Cha nhận sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần đã hứa ban cho ngài qua chính thánh Phêrô. Trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư, 24 tháng Ba, Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý của ngài về tính bất khả ngộ của Huấn quyền Giáo Hoàng mà ngài đã bắt đầu vào tuần trước. Trong bài nói chuyện thứ 54 của loạt bài về mầu nhiệm Giáo Hội hôm nay, Đức Giáo Hoàng thảo luận về các điều kiện cho việc thực thi đặc sủng cá biệt. Đây là bản dịch bài diễn văn của Đức Thánh Cha được nói bằng tiếng Ý.

1. Ơn bất khả ngộ của Giám mục Rôma là một đề tài khá quan trọng với đời sống Giáo Hội. Vì lý do này, một suy tư thêm nữa về các bản văn cụ thể dường như thích hợp để nói trong một ý nghĩa cụ thể và mở rộng hơn về đặc ân này.

Trước hết, tất cả các Công đồng quả quyết rằng ơn bất khả ngộ được ban cho Gám mục Rôma mang tính các vị, trong ý nghĩa là ơn này đổ xuống trên ngài nhờ việc ngài kế vị thánh Phêrô trong Giáo Hội Rôma. Thêm nữa, điều này có ý nghĩa là Giám mục Rôma không chỉ hưởng ơn bất khả ngộ mà ơn này còn thực sự thuộc về Tòa Rôma. Ngài thực thi Quyền giáo huấn và cách chung là chức vụ mục tử như vicarius Petri: như vậy, ngài thường được nhắc đến là Tín hữu đầu tiên của thiên niên kỉ. Do đó, nơi ngài có sự ngôi vị hóa về sứ mệnh và quyền hạn của thánh Phêrô, được thực thi nhân danh chính Chúa Giêsu đã ban cho các ngài. Tuy nhiên, tính bất khả ngộ không được trao cho Giám mục Rôma với tư cách là một cá nhân, nhưng với tư cách là người thực thi chức vụ mục tử và thầy dậy của các Kitô hữu.

Vả lại, ngài không thực thi chức vụ này như một người có thẩm quyền trong chính ngài và từ chính ngài, nhưng “với thẩm quyền Tông đồ tối cao của ngài” và “qua ơn trợ giúp thánh thiêng đã hứa ban cho con người thánh Phêrô”. Cuối cùng, ngài không sở hữu đặc ân này như thể có sẵn hoặc có thể tin tưởng trong mọi trường hợp, mà chỉ “khi ngài nói từ ex cathedra”, và chỉ trong những vấn đề đạo lý giới hạn trong những chân lý đức tin và luân thường đạo lý và những vấn đề có liên quan chặt chẽ với chúng.

 Giáo Hội phải giữ gìn kho tàng đã được Chúa Giêsu giao phó

2. Theo các bản văn của Công đồng, Huấn quyền bất khả ngộ của Đức Giáo hoàng được dùng trong “đạo lý liên quan đến đức tin và luân thường đạo lý”. Điều này có thể áp dụng đối với vấn đề về các chân lý được mạc khải rõ ràng hay ám tàng cần sự tin nhận về đức tin và tin nhận kho tàng do Giáo Hội giữ gìn, được Đức Kitô giao phó cho Giáo Hội và được các Tông đồ nắm giữ: Giáo Hội sẽ không giữ gìn các kho tàng cách thích hợp nếu như Giáo Hội không bảo vệ kho tàng này nguyên vẹn và hoàn chỉnh. Đây là những chân lý về chính Thiên Chúa và công trình sáng tạo và cứu chuộc của Người; nhân loại và thế giới trong tình trạng là thụ tạo và vận mệnh theo ý định của sự Quan phòng; chính cuộc sống vĩnh cửu và cuộc sống trần gian trong những đòi hỏi cơ bản liên quan đến chân lý và sự thiện. Do đó, chính câu hỏi về “các chân lý- đối với- cuộc sống” và câu hỏi về cách áp dụng các chân lý này trong cách ứng xử của con người. Trong huấn lệnh truyền giáo, Thầy chí thánh đã ra lệnh cho các Tông đồ: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ… dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,20). Phạm vi của các chân lý mà Huấn quyền có thể dạy rạch ròi bao gồm các nguyên tắc của lý trí không được chứa đựng trong các chân lý đức tin nhưng liên kết chặt chẽ với đức tin. Thực ra, cả xưa và nay, chính Huấn quyền của Giáo hội và cụ thể là Huấn quyền của Giám mục Rôma đều duy trì các nguyên tắc này và tiếp tục giải gỡ chúng khỏi sự hoen ố và sự bóp méo dưới áp lực của các quan điểm bè phái và các thói tục xấu xa được hình thành trong những kiểu mẫu văn hóa và xu hướng tư duy. Liên quan đến vấn đề này, Công đồng Vatican I nói rằng đối tượng của Huấn quyền bất khả ngộ là “đạo lý về đức tin và các luân thường đạo lý được toàn thể Giáo Hội nắm giữ” (DS 3074). Trong tín điều mới của Kinh Tin Kính được chấp thuận gần đây (xc. AAS 81 [1989]:105, 1169) có một khác biệt giữa các chân lý được thần linh mạc khải và các chân lý được dạy không như các chân lý được thần linh mạc khải, do đó cần sự phê chuẩn cuối cùng tuy nhiên không được cho là sự tin nhận.

3. Các bản văn công đồng cũng chỉ ra các điều kiện cho việc thực thi Huấn quyền bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng. Chúng có thể được tóm tắt theo cách này: Đức Giáo Hoàng phải đóng vai trò là “mục tử và thầy dạy của tất cả các Kitô hữu”, công bố các chân lý liên quan đến “đức tin và luân thường đạo lý”, trong điều kiện thể hiện rõ ràng ý định của mình để khẳng định một chân lý chắc chắn và đòi hỏi có sự xác nhận rõ ràng của các Kitô hữu. Ví dụ, đã xảy ra trong tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội mà Đức Giáo Hoàng Piô IX đã nói: “Đây chính là giáo lý được Thiên Chúa mạc khải và vì lý do này mà nó phải được các tín hữu tin tưởng vững chắc và liên tục” (DS 2803); hay trong tín điều về Đức Maria được đưa lên trời, khi Đức Giáo Hoàng Piô XII nói: “Nhờ uy quyền của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta và của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và chính thẩm quyền của chúng ta, chúng tôi tuyên bố và khẳng định là tín điều được thần linh mạc khải,…” (DS 3903). Với những điều kiện này người ta có thể nói về Quyền giáo huấn đặc biệt của Giáo Hoàng, các tín điều không thể sửa đổi “per se- do tự thân, và không bởi sự ưng thuận của Giáo Hội” (ex sese, non autem ex consensu Ecclesiae) Điều này có nghĩa rằng các tín điều không cần sự chấp thuận của các giám mục để có giá trị: không phải là sự chấp thuận có tiền lệ, mà cũng không phải là sự chấp thuận hợp lý, “vì những điều đó được công bố dưới sự bảo trợ của Chúa Thánh Thần mà Chúa đã hứa ban cho ngài trong thánh Phêrô, như vậy, không cần ai khác chuẩn nhận và không phải nại tới một phán quyết nào khác” (Lumen gentium, số. 25)

4. Các vị Giáo Hoàng tối cao có thể thực thi thể thức Huấn quyền này. Và trong thực tế, họ cũng đã làm. Tuy nhiên, nhiều Giáo Hoàng đã không dùng quyền này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong các bản văn công đồng mà chúng ta giải thích, có sự khác biệt giữa Huấn quyền được thực hiện cách “thông thường” và cách “đặc biệt”, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của thứ nhất là vĩnh cửu và liên tục, trong khi thứ hai được diễn tả trong các tín điều có thể được gọi là ngoại lệ.

Chúa Thánh Thần bảo vệ các Giáo Hoàng khỏi sai lầm.

Bên cạnh tính bất khả ngộ của các tín điều từ ex cathedra, còn có đặc sủng là ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần, đã ban cho Thánh Phêrô và các Người kế vị để các ngài không sai lầm trong những vấn đề về đức tin và luân thường đạo lý, nhưng hơn hết là ánh sáng vĩ đại chiếu tỏa trên các tín hữu Kitô giáo. Đặc sủng này không bị giới hạn vào các trường hợp ngoại lệ, mà đi theo các cấp độ khác nhau toàn bộ thi hành của Magisterium.

5. Các bản văn Công đồng đồng thời cũng chỉ ra trách nhiệm của Đức Giáo Hoàng quan trọng như thế nào trong việc thi hành cả Huấn quyền thông thường và huấn quyền ngoại thường. Do đó, ngài cảm thấy cần thiết, điều thậm chí có thể nói là bổn phận, để khám phá ra sensus Ecclesiae –cảm thức Giáo Hội-  trước khi khẳng định một chân lý đức tin, trong nhận thức rõ ràng rằng các tuyên bố của ngài “giải thích và bảo vệ giáo huấn của đức tin Công giáo” (Lumen gentium, số 25). Điều này đã xảy ra trước đây với các tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội và được đưa lên trời qua hội ý mở rộng và tỉ mỉ của toàn thể Giáo Hội. Trong Bull Munificentissimus về tín điều đức Maria hồn xác lên trời (1950), Đức Giáo Hoàng Piô XII đề cập giữa các tranh luận về tín điều thuộc đức tin của cộng đồng Kitô giáo: “Sự tin nhận toàn cầu về Huấn quyền thông thường của Giáo Hội cung cấp một lý chứng chắc chắn, vững chắc để công nhận rằng Đức Thánh Trinh Nữ Maria được đưa lên trời cả hồn lẫn xác… là một chân lý được Thiên Chúa mạc khải” (AAS 42[1950]:757).

Đức Giáo Hoàng Rôma góp phần phát triển đạo lý

Hơn thế nữa, trong bài nói chuyện về các chân lý được giảng dạy, Công đồng Vatican II nói: “Ðể có thể khảo sát đứng đắn và trình bày cách thích hợp Mạc Khải này, Ðức Giáo Hoàng và các Giám Mục làm việc cẩn thận bằng phương tiện thích hợp, tùy theo nhiệm vụ và tầm quan trọng của sự việc”  (Lumen gentium, n. 25). Dấu chỉ của sự khôn ngoan là tìm ra sự khẳng định kinh qua các thủ tục do các Giáo Hoàng thực hiện và các chức vụ (cơ quan) của Tòa Thánh đang hỗ trợ các ngài hoàn thành các nhiệm vụ của Huấn quyền và sự cai trị của Người kế vị thánh Phêrô.

6. Chúng ta sẽ kết thúc bằng cách lưu ý rằng việc thực thi Huấn quyền là một biểu hiện cụ thể về sự đóng góp của Đức Giáo Hoàng cho sự phát triển giáo huấn của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng (người không chỉ đóng vai trò là thủ lãnh Hội đồng Giám mục trong các tuyên bố về đức tin và luân thường đạo lý thực hiện gần đây, mà còn hơn cả vai trò cá nhân trong cả Huấn quyền thông thường và trong các tuyên bố tín điều) thực hiện nhiệm vụ của mình bằng việc áp dụng cá nhân và khuyến khích về phía các mục tử, thần học gia, chuyên viên trong những nghiên cứu  về những lãnh vực khác nhau của đạo lý, các chuyên viên về chăm sóc mục vụ, tâm linh, đời sống xã hội, v.v. Theo cách này, ngài thúc đẩy sự phong phú về văn hóa và đạo đức trong tất cả các cấp của Giáo Hội. Khi tổ chức các cuộc tham vấn và học tập cũng vậy, ngài xuất hiện với tư cách là Người kế vị của “Tảng đá” mà trên đó Chúa Kitô đã xây dựng Giáo Hội của Ngài.