Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Hướng Dẫn Vào Các Thánh Vịnh Và Thánh Ca – Kinh Sáng Và Kinh Chiều (4)

Administrator
2018-09-23 09:22 UTC+7 24
HƯỚNG DẪN VÀO CÁC THÁNH VỊNH VÀ THÁNH CA KINH SÁNG VÀ KINH CHIỀU *** *** CHÚA NHẬT TUẦN IV   Kinh Chiều I Tv 121:Thành thánh Giê-ru-sa-lem Anh em đã tới núi Xi-on, tới thành đô Thiên Chúa hằng sống, là Giê-ru-sa-lem trên trời (Dt 12,22).   I.    Thánh vịnh 121 (thuộc bộ thánh […]


HƯỚNG DẪN VÀO CÁC THÁNH VỊNH VÀ THÁNH CA

KINH SÁNG VÀ KINH CHIỀU

***

***

CHÚA NHẬT TUẦN IV

 

Kinh Chiều I

Tv 121:Thành thánh Giê-ru-sa-lem
Anh em đã tới núi Xi-on, tới thành đô Thiên Chúa hằng sống, là Giê-ru-sa-lem trên trời (Dt 12,22).
 
I.    Thánh vịnh 121 (thuộc bộ thánh vịnh lên đền) là một lời chào mà các người hành hương ngỏ với thành Giê-ru-sa-lem khi họ đến cổng thành; cũng có thể là  một bài ca từ giã thành thánh.
II’ Trong Tân ước, đền thờ Đức Kitô, như chính Người đã khẳng định: “Hãy phá đền thờ này đi, và trong ba ngày ta sẽ làm cho chỗi dậy… Người nói đến đền thờ của thân thể mình” (Ga 2,19.21)
III. Hội thánh là thánh thánh mới, và đang khi chúng ta tung hô thành Giêrusalem thiêng liêng mà chúng ta là cư dân, thì chúng ta cũng nếm trước niềm vui của thời kỳ mà thành ấy sẽ được tỏ lộ vinh quang rực rỡ.
IV. Ước gì thánh vịnh 121 nhắc nhớ chúng ta rằng mục tiều cần đạt đến là sự xây dựng thân thể Chúa Kitô; càng tdi gần mục tiêu bao nhiêu thì chúng ta càng hoan hỉ vì được thuộc về Hội thánh và được sống trong Hội thánh.
 
Tv 129 : Tiếng kêu từ vực thẳm
Chính Ðức Giê-su sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi (Mt 1,21).
 
I. Với thánh vịnh 129 (cũng thuộc bộ các thánh vịnh lên đền), con người kêu gào lên Chúa từ đáy của cảnh cùng khốn thiêng liêng, và ý thức rằng ơn tha thứ của Chúa còn lớn hơn lỗi lầm của con người.
Il. Ơn cứu chuộc mà dân Do thái mong đợi thì đã được hoàn tất nơi Đức Kitô; Người biết những tộn lỗi của loài người, nhưng luôn sẵn sàng tỏ lòng thương xót những ai cầu khẩn Người.
III. Với thánh vịnh 129 Hội thánh thu gom những âu lo của nhân loại tội lỗi, và lên tiếng thay cho những ai hy vọng sẽ tìm thấy nơi Chúa ơn tha thứ tội lỗi.
IV. Thánh vịnh này là một lời cầu nguyện thống hối mà chúng ta có thể dâng lên Chúa sau khi đã phạm tội; chúng ta đến trước mặt Chúa với lòng chân thành, biết rằng “Thiên Chúa sẽ cứu chữa dân Người khỏi tội lỗi” (Mt 1,21).
 
Tc Pl 2, 6-11: Đức Ki-tô, tôi trung của Thiên Chúa
 
I. Có lẽ đây là một bài thánh ca phụng vụ đã có trước thánh Phaolô, trình bày Đức Ki-tô tự nguyện trở thành người tôi tớ của Thiên Chúa; chính vì thế mà Người được tôn vinh.
II. Bài thánh ca nhắc lại những biến cố trong cuộc sống của Ngôi Lời Nhập Thể: từ điạ vị cao sang, Người đã tự hạ xuống đến chỗ thẳm sâu nhất, để đạt đến vinh quang phục sinh.
III. Với bài thánh ca này, Giáo hội tin nhận sự hằng hữu của Chúa Ki-tô và thiên tính của Người, đồng thời nhắc nhớ rằng nhân tính của Người được tôn vinh sau khi đã trải qua cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá.
IV. Bài thánh ca này chuẩn bị cho chúng ta cử hành hàng tuần sự phục sinh của Chúa Ki-tô, nhắc nhở chúng ta rằng chỉ có con đường thập giá mới dẫn đến vinh quang.

Kinh Sáng

Tv 117: Tiếng reo mừng chiến thắng.

Đức Giê-su Ki-tô là viên đá mà quý vị là thợ xây đã loại bỏ, chính viên đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường (Cv 4,11).
 
I. Thánh vịnh 117, một ca khúc của niềm vui và chiến thắng, là thánh vịnh cuối cùng của bộ Hallel, tưởng nhớ lại những việc Chúa làm để giải thoát dân tộc Do Thái khỏi Ai Cập và khỏi hết mọi địch thù.
II. Đức Giê-su nhắc lại ý nghĩa về Đấng Mêsia nói trong thánh vịnh này, khi nói đến viên đá mà những người thợ xây loại bỏ nhưng lại trở nên đả tảng góc tường (x. Mt 21,41-45).
III. Giáo Hội nhận thấy thánh vịnh 117  tiên báo các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Ki-tô; vì vậy Giáo hội đọc thánh vịnh này trong mỗi Thánh lễ của tuần bát nhật Phục Sinh và trong giờ kinh phụng vụ các ngày Chúa nhật.
III. Là đoàn dân mới, đoàn dân được tuyển chọn, chúng ta hãy khám phá nơi thánh vịnh này những lời diễn tả việc  khẩn nguyện, lòng tín thác vào Chúa, niềm hy vọng, tâm tình biết ơn và tạ ơn.
 
Tc Đn 3,52-57: Muôn thọ tạo  hãy ca tụng Chúa
Đấng Tạo Hóa đáng chúc tụng muôn đời (Rm 1,25).
 
I. Bài thánh ca thúc giục mọi thụ tạo hãy ca ngợi Chúa; ba thiếu nhi được cứu thoát cách diệu kỳ khỏi ngọn lửa hồng rực cháy, mời gọi tất cả muôn vật hãy tán dương Thiên Chúa, Đấng xứng muôn lời chúc tụng và tôn vinh.
II. Sau khi được giải thoát khỏi cái chết, Đức Ki-tô dâng ca khúc này lên Chúa Cha, nhìn nhận Ngài là Đấng thấu suốt mọi vực sâu lòng đất, Đấng ngự trên ngai vinh hiển trên trời.
III. Được Thiên Chúa hộ phù, Giáo Hội nhân danh toàn thể nhân loại, dâng ca khúc ngợi khen Thiên Chúa, Đấng cứu thoát thoát con người ra khỏi lò lửa vĩnh viễn.
IV. Được Thiên Chúa luôn chở che hộ phù, chúng ta hãy hiệp tâm tình trong bài thánh ca để dâng lời kinh tạ ơn và chúc tụng lên Thiên Chúa là Đấng tạo dựng và cứu chuộc chúng ta.

Tv 150: Hỡi mọi sinh linh, ca tụng Chúa đi
Xin tôn vinh Chúa, trong Hội Thánh và trong Đức Giê-su Ki-tô (Ep 3,21).
 
I. Thánh vịnh 150 kết thúc bộ thánh vịnh, là một vinh tụng ca long trọng; hết mọi tiếng nói trong vũ trụ hiệp chung lời để chúc tụng Thiên Chúa trong thánh điện của Người.
II. Các giáo phụ cho rằng nhân tính của Đức Kitô được ví như nhạc cụ hợp tấu lời ca tụng liên lỉ và hoàn hảo lên Thiên Chúa.
III. Giáo hội cầu nguyện thánh vịnh này vào Kinh Sáng Chúa nhật tuần II và IV; hiệp cùng toàn thể vũ trụ, ngợi khen Chúa Ki-tô phục sinh vào sáng sớm ngày Chúa nhật.
IV. Mỗi người chúng ta là một khí cụ để Thần Khí Chúa kết thành bản hòa nhạc tuyệt vời; vì vậy chúng ta hãy hân hoan ca tụng Chúa, ngõ hầu Thiên Chúa được tôn vinh trong toàn thể Giáo Hội.
 
Kinh Chiều II
 
Tv 109, 1-5. 7: Đức Ki-tô là Vua và Thượng Tế
Đức Ki-tô phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người(1 Cr 15, 25). 
 
I. Thánh vịnh 109 nói về Đấng Mêsia, là Vua và Thượng Tế. Điều này cũng được truyền thống Do Thái khẳng định về chức vụ vương giả và tư tế của Đấng Mêsia.
II. Với việc tiến dâng bánh và rượu, Đức Giê-su đã móc nối hy lễ của giao ước mới với nghi thức của vua Men-ki-xê-đê; nghi lễ mới này dành cho tất cả mọi tín hữu, đang khi nghi lễ cũ của Mô-sê chỉ dành riêng cho người Do Thái.
III. Giáo Hội cầu nguyện thánh vịnh này trong kinh chiều II của tất cả các Chúa Nhật và lễ trọng, để cử hành các mầu nhiệm cứu chuộc và để thông phần vào vinh quang của Phu quân của mình.
IV. Là những người được hòa giải với Chúa Cha nhờ máu Đức Ki-tô, và được thông phần vào quyền năng  tư tế và vương giả của Chúa Giê-su; chúng ta phải thực hiện chức vị này cách xứng đáng.
 
Tv 111: Hạnh phúc người công chính
Anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng, mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật (Ep 5,8-9).
 
I. Thánh vịnh 111 diễn tả hạnh phúc của công chính; hạnh phúc này chủ yếu vẫn còn ở trần thế này, bởi vì theo quan niệm Do thái thời xưa, những của cải vật chất là dấu hiệu ơn lành của Chúa.
II. Lý tương của người công chính mà thánh vịnh trưng bày thì đã được bày tỏ cho thế giới nơi Đức Kitô, Đấng đã đến để dạy cho con người biết lòng kính sợ Chúa và lòng yêu mến Ngài.
III. Nhờ thánh vịnh này, dung nhan của Chúa Kitô được trưng bày trước mắt cộng đoàn các tín hữu, để soi sáng tâm trí họ nhờ lời giảng dạy và gương sáng của Người.
IV. Khi cầu nguyện thánh vịnh này, chúng ta phải lặp lại lời cam kết bí tích thánh tẩy, cố gắng sống như con cái của ánh sang, và hãy nhớ rằng hoa trái của ánh sáng là lòng nhân, công bằng và sự thật (xc. Ep 5,9).
 
Tc Kh 19,1-7: Hôn lễ Chiên Thiên Chúa
 
I. Đây là bài vinh tụng ca long trọng cuối cùng của sách Khải Huyền, bài thánh ca của niềm vui tiếp theo cuộc chiến thắng của Đức Kitô sau biến cố sụp đổ của Ba-bi-lon.
II. Đức Ki-tô, nguyên thủ của thân thể nhiệm mầu, sau khi chiến thắng quyền lực của sự dữ, dâng bài thánh ca này để tôn vinh Thiên Chúa, nhân danh toàn thể đoàn dân được cứu chuộc.
III. Trong bài thánh ca chúc tụng này, Giáo Hội kết hợp với Đức Kitô, hưởng nếm trước niềm hạnh phúc trên thiên quốc được vị lang quân thần linh dọn sẵn cho mình.
IV. Là những người tôi tớ của Thiên Chúa còn đang trên hành trình hướng về cùng đích,  chúng ta chắc chắn là đã được cứu chuộc; khi chiếm ngắm vinh quang của Đức Ki-tô, chúng ta tưởng đến vinh quang thiên quốc được dọn sẵn cho chúng ta.

Tc 1 Pr 2, 21-24
Đức Kitô, tôi trung của Thiên Chúa, đã tự nguyện chịu đau khổ
 
I. Đọc bài thánh ca, chúng ta công bố những gì mà thánh Phê-rô đã viết cho các nô lệ: họ bị đối xử bất công cũng giống như Đức Ki-tô;  để cho những đau khổ đó có giá trị, họ cần phải bắt chước Đức Ki-tô.
II. Đức Ki-tô đã bị kết án cách bất công, nhưng Người đã nhẫn nhục chịu đựng tất cả, và đã dâng những đau khổ của mình lên Chúa Cha, để cứu chuộc nhân loại.
 
 
THỨ HAI TUẦN IV
 
Kinh Sáng
 
Tv 89: Nguyện xin Chúa chiếu toả ánh huy hoàng xuống chúng con
Ðối với Chúa, một ngày như thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày (2Pr 3,8).
 
I. Thánh vịnh 89 là lời cầu xin Thiên Chúa bày tỏ lòng nhân ái; vịnh gia tuyên bố rằng Thiên Chúa là Đấng trường tồn, còn đời sống con người thì ngắn ngủi; tuy nhiên ông quả quyết rằng nếu được Thiên Chúa phù trì, cuộc đời chúng ta vẫn được hạnh phúc tràn trề.
Il. Với Đức Kitô, vĩnh cửu đã đi vào thòi gian, để giúp cho con người được thông phần vào đời sống của Thiên Chúa, và bảo đảm cho con người rằng tính hư không của họ được Thiên Chúa nâng đỡ.
III.  Nơi lịch sử của Giáo hội đã khởi đầu vương quốc vĩnh cửu của Đức Kitô; những tín hữu được rửa tội thì đã được sống trong cõi vĩnh hằng, ngay cả giữa dòng thời gian trôi đi.
IV. Thánh vịnh này nhắc nhở chúng ta về cuộc đời mau qua, nhưng cũng nói cho ta biết rằng ân sủng Thiên Chúa đổ đầy an vui xuống trên những ngày tháng ngắn ngủi và công việc lao nhọc của chúng ta.
 
Tc Is 42,10-16: Ca mừng chiến thắng và cứu độ
Các thánh nhân hát bài ca mới trước toà Thiên Chúa (Kh 14,3).
 
Thánh vịnh này là một thánh thi dâng lên Thiên Chúa khải thắng và cứu độ; tât cả thế giới, sông biển, đại lục, sa mạc và núi đồi cùng với toàn thể dân cư, tất cả được mời gọi hãy tuyên dương vinh quang Chúa.
Il. Với cuộc chiến thắng cái chết, Đức Kitô đã bày tỏ sức mạnh tình yêu của Người, khi mở mắt cho kẻ mù lòa, giải phóng kẻ bị giam giữ và soi sáng mọi người.
III. Với thánh vịnh này, Giáo hội khuyên nhủ mọi thụ tao hãy ca ngợi Chúa, Đấng đi giữa loài người như một dũng tướng, và như một chiến binh, Người đã tỏ ra hùng mạnh chống lại các địch thù.
IV. Chúng ta phải cất lên một ca mới hát mừng Thiên Chúa,  bởi vì Người đã biến tổi tăm tối nơi chúng ta và dìu dắt chúng ta qua những nẻo đường quanh co.
 
Tv 134, 1-12: Ca tụng Chúa đã làm nên những kỳ công
Anh em là dân riêng của Thiên Chúa, hãy loan truyền những công trình vĩ đại của Người là Ðấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sang diệu huyền (1Pr 2,9).
 
I. Phần thứ nhất của thánh vịnh 134 mời gọi ngợi khen Chúa là Đấng thực hiện kỳ cong; thật vậy, không những Người làm chủ vạn vật nhưng còn giải thoát dân Israel khỏi Ai-cập và đem họ vào chiếm cứ đất Canan.
Il. Những công việc vĩ đại nhất của Thiên Chúa là cuộc Nhập thể của Ngôi Lời và sự cứu chuộc nhân loại nhờ cuộc khổ nạn, cái chết và sống lại của Đức Kitô.
III. Được hưởng nhờ những ân huệ của Thiên Chúa mà thánh vịnh nói tới, Hội thánh mời gọi mọi người hãy ngợi khen Chúa.
IV. Mong sao thánh vịnh này hướng dẫn chúng ta biết ngắm nhìn sự cao cả của Thiên Chúa được biểu lộ nơi lịch sử của đoàn dân ưu tuyển, nơi cuộc cứu chuộc, nơi đời sông Giáo hội và trong cuộc đời của mỗi người.
 
Kinh Chiều
 
Tv 135, 1-9: Ca mừng Vượt Qua
Kể lại những việc Chúa đã làm tức là ca tụng Chúa (Ca-xi-ô-đô-rô).
 
I.   Phần thứ nhất của thánh vịnh 135, (mang tên là trường ca HaI­lel, được hát để kết thúc bữa tiệc Vượt qua), mời gọi ngợi khen Thiên Chúa vì tình thương đã được biểu lộ nơi cuộc tạo dựng, nơi việc an bài vũ trụ.
Il.  Với thánh vịnh này, Đức Kitô cảm tạ Chúa Cha không những vì cuộc tạo dựng lần thứ nhất mà còn vì cuộc tạo dựng lần thứ hai, được bắt đầu với việc nhập thể và hoàn tất với cuộc phục sinh.
III. Khi cầu nguyện thánh vịnh 135, Hội thánh ca ngợi sự toàn năng, thượng trì và khoan nhân của Thiên Chúa được biểu lộ nơi cuộc tạo dựng vũ trụ, và nhất là nơi cuộc tái tạo  nhân loại.       
IV. Chúng ta được mời gọi hãy chú ý nhìn ngắm các kỳ quan của vũ trụ, để nhận ra nơi chúng sự biểu lộ tình thương ngàn đời của Thiên Chúa.
 
Tv 135, 10-26: Tạ ơn vì ơn cứu độ Chúa ban
Tất cả được tạo thành nhờ Ngôi Lời và không có Người thì chẳng có chi được tạo thành (xc. G 1, 3).
 
I.   Phần thứ hai của thánh vịnh 135 nhắc nhớ tình thương mà Thiên Chúa bày tỏ trong lịch sử Israel; thánh vịnh này được hát bởi hai bè, một bên là ca đoàn các thầy lê-vi và cộng đoàn đáp lại với điệp khúc..
Il.  Đức Kitô đã hát thánh vịnh này vào cuối bữa tiệc thiết lập bí tích Thánh Thể; Người tạ ơn Chúa Cha vì đã nhớ đến nhân loại lầm than và sắp sửa ra tay cứu họ nhờ cuộc cứu chuộc.
III. Với thánh vịnh này, Hội thánh ngợi khen Thiên Chúa vì nhờ các bí tích vượt qua là Thánh tẩy và Thánh Thể, đã thực hiện cho toàn thể nhân loại những kỳ công trước đây dành riêng cho dân ưu tuyển.
IV. Thể thức “kinh cầu” của thánh vịnh gợi cho chúng ta hãy biết chú ý đến mỗi lần Thiên Chúa bày tỏ tình thương cho chúng ta, ngõ hầu trót đời chúng ta trở nên bài ca không ngừng.
 
Tc Ep 1,3-10: Ca tụng Thiên Chúa cứu độ
 
I. Bài thánh ca loan báo kế hoạch của Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ: Thiên Chúa muốn khôi phục tất cả muôn loài trong Đức Ki-tô, để quy tụ tất cả nơi Người.
II. Chúa Ki-tô thâu họp nơi Người tất cả mọi sự trên trời dưới đất.
III. Với bài thánh ca này, Giáo hội nhắc nhở con người đích điểm mà họ phải hướng tới: đó là Thiên Chúa là Cha của họ; và khuôn mẫu mà họ phải noi theo: đó là Đức Ki-tô là người anh của họ.
IV. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã chọn chúng ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, Người đã tiền định cho chúng ta trở nên nghĩa tử của Người và đã cứu chuộc chúng ta nhờ bửu huyết của Đức Ki-tô.

THỨ BA TUẦN IV

Kinh Sáng


 
Tv 100: Vua công chính tuyên cáo
Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy (Ga 14,15).
 
I. Thánh vịnh 100 trình bày chương trình của một ông vua trung thành với Thiên Chúa; những quyết định sáng suốt là kết quả của việc suy gẫm lề luật và của ơn thượng trí mà Chúa ban cho các hiền nhân Israel.
II. Vua của chúng ta là Đức Kitô, và truyền thống Kitô giáo đã nhín thấy nơi thánh vịnh này lời tiên báo của việc Chúa KitôI phán xét vào ngày tận thế.
III. Đocj tánh vịnh 100 vào lúc bắt đầu một ngày mới, Hội thánh dốc lòng sẽ trung thành với giáo huấn của Chúa Kitô, đang khi tin tưởng chờ đợi cuộc quang lâm.
IV. Thánh vịnh này là một chương trình sống cho mỗi người tín hữu: họ hãy đi trước mặt Chúa với tâm hồn ngay thẳng, thể hiện lời Chúa Giêsu răn dạy: “Nếu các con yêu mến Thầy thì hãy tuân giữ các điều mà Thầy truyền” (Ga 14,15).
 
Tc Ðn 3,26-27a.29.34-41: A-da-ri-a cầu nguyện trong lò lửa
Anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em (Cv 3,19).
 
I.    Thánh ca trích lại lời cầu của A-da-ri-a ở giữa lò lửa cháy; ông bỏ qua tình trạng khốn khổ cá nhân mà chỉ cầu khẩn Thiên Chúa ban ơn tha thứ cho nhân dân, xứng đáng chịu hình phạt lưu đày vì tội của mình.
II.  Đức Kitô chấp nhận bị kết án tử hình cách bất công, và Người tự hiến cho Thiên Chúa, nhân dân toàn dân khẩn xin ơn tha thứ; Người cầu nguyện cho các lý hình và mở của thiên đàng cho kẻ trộm lành hối cải.
III. Với thánh ca này, Hội thánh, vừa thánh thiện vừa tội lỗi, nhìn nhận những lầm looxi của mình; tin tương vào lòng khoan nhân của Chúa, Hội thánh khẩn nài ơn tha thứ và hứa sẽ gắng trung tính hơn nữa.
IV. Chúng ta hãy ăn năn thống hối và thay đổi cuộc đời, nghõ hầy tội lỗi chúng ta được xóa bỏ; chúng ta sẽ nhận ra tình yêu của Chua dành cho những ai gắng trung thành với Người.
 
Tv 143, 1-10: Xin chiến thắng và hoà bình
Với Ðấng ban sức mạnh cho tôi, tôi có thể chịu được hết (Pl 4,13).
 
I. Phần thứ nhất của thánh vịnh 143 là một lời cầu xin chiến thắng và hòa bình; một vị vua Israel thú nhận mình bất xứng trước mặt Chúa, và xin Chúa giúp sức để chống trả quân thù.
Il. Truyền thống giáo phụ đã gán thánh vịnh này cho Đức Kitô, Đấng đã toàn thắng lực lượng sự dữ, nhờ cuộc tử nạn và phục sinh.
III. Với thánh vịnh này, Hội thánh cầu xin ơn trợ giúp để chống lại các thù địch; Hội thánh biết rằng con người không thể dựa vào sức lực của mình, nhưng có thể làm được mọi sự nhơ Đấng ban sức mạnh cho mình (xc. Pl 4,13).
IV. Chúng ta cũng phải tự vệ chống lại các địch thù, nhất là chiến đấu với ma quỷ: với thánh vịnh này, chúng ta xin Chúa trợ giúp để đạt đến công lý và hòa bình.
 
 
Kinh Chiều
 
Tv 136 (137), 1-6: Trên bờ sông Ba-by-lon
Cảnh tù đày của thân xác ám chỉ cảnh tù đày của linh hồn (thánh Hi-la-ri-ô).
 
I. Thánh vịnh 136 làm chúng ta sống lại thảm cảnh một dân tộc bị xua đuổi ra khỏi quê hương, cắt đứt mọi tình cảm với người thân yêu, và nơi lưu đày, họ còn bị tước đoạt những tâm tình thiêng liêng cao quý nhất.
Il. Đức Kitô đã không bỏ rơi những con người tuyệt vọng; nhưng Người đã khóc với những người khóc, và với cuộc phục sinh, Người đã trao cho tất mọi người khả năng trở về thiên đàng đã bị mất.
III. Hội thánh bị khiêu kích và đàn áp bởi những kẻ bách hại, than khóc trong các phân tử bị xâu xé và khổ đau; tuy nhiên lòng khao khát Chúa và niềm nhớ nhung quê trời thì mãnh liệt hơn bất cứ mọi cuộc khiêu khích.
IV. Giữa những khó khăn của cuộc đời hiện tại, chúng ta mang trong tâm hồn lòng nhớ nhung quê hương trên trời; đùng để những dụ dỗ của trần gian này làm quên niềm vui đang chờ đợi chúng ta.
 
Tv 137: Lời cảm tạ
Vua chúa trần gian đem báu vật vào thành thánh (x. Kh 21,24).
 
I. Với thánh vịnh 137, tác giả tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban ơn trợ giúp, và cầu xin Người hoàn thành điều mà Người đã đoái thương khởi sự.
Il. Các giáo phụ đã giải thích thánh vịnh này như là lời Đức Kitô tạ ơn Chúa Cha, vì đã cứu thoat mình khỏi các quân thù, và đã hoàn tất công cuộc cứu chuộc.
III. Với thánh vịnh 137, Giáo hội tạ ơn Thiên Chúa và Đức Kitô vì lòng lân tuất và trung tín của các ngài; và nguyện xin cho những hồng ân ấy được lan rộng cho hết mọi người, cũng như cho công trình cứu độ được hoàn tát.
IV. Chúng ta phải tạ ơn Thiên Chúa vì những ân huệ đã ban cho chúng ta trên đường lữ thứ trần gian; chúng ta phải cầu xin Người nhất là trong những lúc bị cám dỗ,  mất tin tưởng và hy vọng.
 
Tc Kh 4,11; 5,9.10.12: Những người được Chúa cứu chuộc, dâng lời ca ngợi Chúa
 
I. Đây là bài thánh ca của những người được Chúa cứu chuộc, được kết hợp từ ba bài thánh ca dâng lên Đức Ki-tô khi Người, là Con Chiên được sát tế, mở ra quyển sách có bảy dấu ấn.
II. Bằng việc sát tế chính mình, Đức Ki-tô đã chinh  phục về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc, mọi ngôn ngữ; do đó Người xứng đáng nhận mọi lời tôn vinh và chúc tụng.
III. Với bài thánh ca này, Giáo Hội dâng lời chúc tụng Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ, và ngợi khen Đức Ki-tô là Đấng cứu chuộc nhân loại.
IV. Hợp lời với các vị bô lão, bốn con vật và các thiên thần, chúng ta – những người được cứu độ,  hãy dùng thánh ca này để ca ngợi  Đức Ki-tô.
 
 
THỨ TƯ TUẦN IV
 
Kinh Sáng
 
Tv 107: Ca tụng Chúa và xin Người thương giúp
Bởi vì Con Thiên Chúa đã được siêu thăng trên chin tầng trời, nên vinh quang Người đã được rao giảng trên khắp trần gian (Ác-nô-bi-ô).
 
I.Trong thánh vịnh 107, dân ưu tuyển, khi ôn lại một lời sấm cổ truyền, ca ngợi lòng nhân lành của Chúa, xin Người trợ giúp, và tuyên bố rằng chỉ tín thác vào Người mà thôi.
Il. Truyền thống Kitô giáo tìm thấy trong thánh vịnh này những từ ngữ tôn vinh Đức Kitô; sau khi đã lên trời, Người đã toả chiếu vinh quang ra khắp địa cầu, và kêu gọi muôn dân vào đức tin.
III. Khi nhớ lại lịch sử của mình, Hội thánh khám phá biết bao nhiêu lần Thiên Chúa đã can thiệp kỳ diêu; vì thế Hội thánh dâng lời tạ ơn Chúa và kêu xin Người tiếp tục che chở.
IV. Chúng ta cầu nguyện thánh vịnh này để tìm thấy nơi Thiên Chúa sức mạnh mà chúng ta không thể tìm thấy nơi những nguồn lực hữu hạn của con người.
 
Tc Is 61,10-62,5: Ngôn sứ vui mừng vì Giê-ru-sa-lem mới
Tôi thấy thành thánh Giê-ru-sa-lem mới… trang điểm như tân nương sửa soạn đón tân lang (Kh 21,2).
 
I.    Trong thánh ca này, ông Isaia hân hoan vì thành Giê-ru-sa-lem mới, và loan báo rằng muôn dân sẽ ngạc nhiên khi nhìn ngắm nó, và không ai sẽ đến để tàn phá cướp bóc nó.
 
 
Tv 145: Hạnh phúc thay những người trông cậy Chúa
Chúng ta hát mừng Chúa suốt cuộc đời, nghĩa là bằng cách ăn nết ở của chúng ta (Ác-nô-bi-ô).
 
I. Thánh vịnh 145 quả quyết rằng phúc cho ai tin tưởng vào Thiên Chúa; vịnh gia nhắc nhở rằng con người không thể tự cứu, còn niềm hy vọng đặt vào Thiên Chúa thì có nền tảng vững chắc.
Il. Lòng nhân từ quan phòng của Thiên Chúa được nhập thể với đức Kitô, và những phép lạ mà Đức Kitô đã thực hiện đều quy hướng về phép lạ vĩ đại của ơn cứu độ được hoàn thành với cái chết và sư phục sinh của Người.
III.Với thánh vịnh này, Hội thánh dâng lời cảm tạ Chúa Cha và Đức Kitô, bởi vì các ngài đã mang Tin mừng đến cho người nghèo, và đã thi thố quyền năng để phục vụ con người.
IV. Thánh vịnh 45 nhắc chúng ta rằng ý nghĩa và giá trị cuộc đời không thể nắm bắt được từ những thực tại trần thế, nhưng cần phải khởi đi từ Thiên Chúa và từ những gì Người đã làm.
 
 
 
Kinh Chiều
 
Tv 138 (139), 1-18.23-24: Chúa nhìn thấy mọi sự
Ai biết được tâm tư của Chúa? Hay có ai làm cố vấn cho Người (Rm 11,34).
 
I.    Phần thứ nhất của thánh vịnh 138 nhắc nhớ rằng Thiên Chúa thấy hết mọi sự; vịnh gia ý thức rằng mình không thể giấu diếm gì với Chúa, và dù muốn trốn lánh đi dâu, Thiên Chúa cũng vẫn chờ đợi ở đó.
Il.  Có thể xem thánh vịnh này là một bài suy niệm của Đức Kitô, nhận thấy mình được Chúa Cha nghĩ tới và yêu mến trước khi tạo thành vũ trụ.
III. Hội thánh cầu nguyện thánh vịnh này, với niềm xác tín rằng mình luôn sống dưới cặp mắt của Chúa; thật vậy Thiên Chúa vẫn hiện diện và hoạt động vì ích lợi cho con người ngay cả khi điều đó không được tỏ tường.
IV. Được trấn an nhờ thánh vịnh này, chúng ta phải tin chắc chắc rằng cuộc sống của chúng ta ở bất cứ lúc nào cũng được che chở nhờ sự hiện diện săn sóc của Chúa.
 
Tv 138,13-18.23.24: Lạy Chúa, Chúa dò xét và biết rõ lòng con
Thiên Chúa không xa lạ gì mỗi người chúng tai … thật vậy trong Người chúng ta sống và chuyển động và hiện hữu (Cv 17, 27.28).
 
I. Phần thứ hai của thánh vịnh tuyên bố rằng Thiên Chúa dò xét nơi thâm tâm và biết rõ từng người; vịnh gia kết luận với niềm hân hoan vì được tràn ngập ánh sáng của Chúa.
Il. Đức Kitô củng cố thánh vịnh khi tuyên bố rằng: “Những tôi nói đầy thì không do tôi nói ra, nhưng Chúa Cha ở trong tôi đã thực hiện những công viêc của Người. Anh em hãy tin tôi đi; tôi ở trong Chúa Cha và Cha ở trong tôi” (Ga 14,10-11).
III. Với niềm thâm tín rằng Thiên Chúa dò xét mọi sự và hiểu biết sự thật về con người và mọi biến cố, Hội thánh tiêp tục bình thản sứ mạng của mình,  và cầu xin Chúa dìu dắt mình trên mọi nẻođường cuộc sống.
IV. Với thánh vịnh này, chúng ta cầu xin Chúa là Đấng bao phủ chúng ta dưới cái nhìn của Người, để Người trở nên ánh sáng cho mọi tư tưởng của ta, và luôn dấn dắt ta trên đường ngay nẻo chính.
 
Tc Cl 1,12-20: Quyền trưởng tử của Đức Ki-tô
Đức Ki-tô được sinh ra trước mọi loài thụ tạo, là trưởng tử của những người được sống lại từ cõi chết.
 
I. Có lẽ bài thánh ca phụng vụ này đã có trước thánh Phao-lô, loan báo quyền bá chủ của Ngôi Lời nhập thể trong trật tự tạo dựng cũng như trong trật tự cứu chuộc.
II. Được sinh ra trước mọi loài thụ tạo, Đức Ki-tô – trong hình dạng con người hữu hình, đã mạc khải cho nhân loại về Thiên Chúa vô hình; Người cũng là trưởng tử trong trật tự sáng tạo, và mở rộng hoạt động ra toàn thể vũ trụ.
III. Qua bài thánh ca này, Giáo Hội mời gọi mọi người nỗ lực trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, để cho Người trở thành vua của họ.
IV. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta được trở nên công dân nước trời;  tạ ơn Đức Ki-tô vì nhờ bửu huyết của Người đã hòa giải chúng ta với Chúa Cha.
 
 
 
THỨ NĂM TUẦN IV
 
Kinh Sáng
 
Tv 142, 1-11: Lời cầu xin lúc gặp hiểm nguy
Con người được nên công chính không phải vì làm những việc lề luật dạy, nhưng vì tin vào Ðức Ki-tô Giê-su (Gl 2,16).
 
I. Thánh vịnh 142, một thánh vịnh thống hối, là một lời cầu nguyện trong lúc gian truân; vịnh gia cảm thấy mình là kẻ tội lỗi, nhưng van nài lòng từ bi của Chúa, vì dựa vào những gì Chúa đã làm cho đan.
Il. Với thánh vịnh này, phụng vụ lặp lại lời khẩn nài của Đức Kitô hồi tử nạn cảm thấy mình bị Chúa Cha bỏ rơi; lời cầu của Người sẽ được chấp nhận vào buổi sáng phục sinh.
III. Khi cầu nguyện thánh vịnh này, Hội thánh nhắc nhở rằng cần phải luôn luôn đắm chìm trong tình thương của Chúa, nhất là trong những hiểm nghèo.lúc nguy hiểm.
IV. Đối với chúng ta là những đứa con hoang đàng, thánh vịnh này chỉ cho thấy con đường phải đi để trở về với Chúa, và nhất là nhắc nhở chúng ta rằng sự cứu rỗi của chúng ta  hệ tại làm theo ý Chúa.
 
Tc Is 66, 10-14a: Thành thánh vui mừng vì được Chúa an ủi
Giê-ru-sa-lem thượng giới thì tự do: đó là mẹ chúng ta (Gl 4,26)
 
I.   Thánh ca loan báo rằng có sự an ủi và niềm vui trong thành trì của Thiên Chúa; Israel đã được thanh luyện nhờ cuộc lưu đày, và ông mô tả tình trạng hạnh phúc của  thành Giêrusalem thiêng liêng là công trình của Thiên Chúa..
II. Toàn thể nhân loại đã được thanh luyện nhờ cuộc khổ nạn, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu; có thể xem như bài thánh ca hướng về Đức Kitô là Đấng đã an ủi tất cả mọi người.
III. Hội thánh đang chuẩn bị cho “thành Giê-ru-sa-lem thượng giới” (Gl 4,26) và nuôi dưỡng mọi người; vì thế thật là chính đáng khi chia vui với Hội thánh bởi vì đã được Chúa yêu thương và ban cho nhiều ân lộc.
IV. Chúng ta phải vui mừng vì được thuộc về Giáo hội, vì được Giáo hội bồng ẵm trên tay như bà mẹ, được vuốt ve và vỗ về an ủi không ngừng.
 
Tv 146: Chúa toàn năng và nhân từ
Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa
 
I. Thánh vịnh 146  ca ngợi lòng nhân ái của Thiên Chúa, được biểu lộ nơi việc hồì cư từ chốn lưu đày, nơi việc tái thiết Giê-ru-sa-lem, nơi quyền năng trong vũ trụ và sự che chở mỗi ngày.
Il. Nhờ Ngôi Lời mà muôn vật được tạo thành; nhờ cuộc khổ hình, sự chết và sống lại của Đức Kitô mà thế giới được tái thiết, bởi vì ơn cứu chuộc là một cuộc tạo dựng mới.
III. Trong thánh vịnh này, Hội thánh chiêm ngắm các công trình mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Kitô; Hội thánh mời gọi mọi dân hãy ngợi khen Thiên Chúa vì tất mọi ân huệ dành cho nhân loại.
IV. Thánh vịnh 146 khuyên nhủ chúng ta hãy luôn biết ơn Thiên Chúa là Đấng cao cả và quyền năng trong việc tạo dựng, khiêm hạ và từ bi trong việc cứu chuộc.
 
 
 
Kinh Chiều
 
Tv 143 : Xin chiến thắng và hoà bình
Với Ðấng ban sức mạnh cho tôi, tôi có thể chịu được hết (Pl 4,13).
 
I. Phần thứ nhất của thánh vịnh 143 là một lời cầu xin chiến thắng và hòa bình; một vị vua Israel thú nhận mình bất xứng trước mặt Chúa, và xin Chúa giúp sức để chống trả quân thù.
Il. Truyền thống giáo phụ đã gán thánh vịnh này cho Đức Kitô, Đấng đã toàn thắng lực lượng sự dữ, nhờ cuộc tử nạn và phục sinh.
III. Với thánh vịnh này, Hội thánh cầu xin ơn trợ giúp để chống lại các thù địch; Hội thánh biết rằng con người không thể dựa vào sức lực của mình, nhưng có thể làm được mọi sự nhơ Đấng ban sức mạnh cho mình (xc. Pl 4,13).
IV. Chúng ta cũng phải tự vệ chống lại các địch thù, nhất là chiến đấu với ma quỷ: với thánh vịnh này, chúng ta xin Chúa trợ giúp để đạt đến công lý và hòa bình.
 
 
Tv 143, 9.15: Lời nguyện cho nhà vua
Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã biểu lộ cho các thế hệ mai sau được thấy ân huệ dồi dào phong phú của Người (Ep 2,7).
 
I. Phần thứ hai của thánh vịnh 143 là lời cầu của nhà vua để được an ninh thịnh vượng; theo những khát vọng tự nhiên, nhà vua xin cho được con cái đầy đàn, mùa màng phong phú, đàn vật đông đúc và đất nước thanh bình.
III. Hội thánh là đoàn dân có phúc vì được Thiên Chúa lãnh đạo: những con cái Hội thánh sống trong ân sủng là những cây cối xanh tươi mang lại những hoa trái tốt lành và dồi dào.
IV. Trên cuộc sống dương thế, chúng ta hãy luôn nghĩ đến vương quốc trên trời đang chờ đón; điều này không làm chúng ta xao lãng nhưng thôi thúc chúng ta dấn thân vào việc xây dựng trần thế.
 
 
Tc Kh 11,17-18; 12,10-12: Chúa xét xử thế gian.
 
     I. Trong thánh ca này, phụng vụ kết nối bài hát nói về việc tái lập vương quốc của Đấng Mêsia với lời  công bố sự chiến thắng vang lên trên bầu trời sau khi con rồng bị đánh bại.
II. Đức Ki-tô là Đấng được Thiên Chúa xức dầu; tất cả mọi quyền lực chống đối quyền bính của Người, kể cả sa-tan, đều bị đánh bại.
III. Với bài thánh ca này, Giáo hội tạ ơn Thiên Chúa, bởi vì nhờ Đức Ki-tô, Chúa đã tái lập vương quốc của Người, thưởng công cho các tôi tớ Người và đã tống cổ con rồng xuống đất.
IV. Thật là chính đáng khi tạ ơn Đức Kitô, Đấng đã chiến thắng sa-tan, hoàn thành ơn cứu độ, tái lập vương quốc của Thiên Chúa và ban cho chúng ơn được trở thành  công dân của vương quốc ấy.
 
 
THỨ SÁU TUẦN IV
 
Kinh Sáng
 
Tv 50: Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con
Anh em phải đổi mới tâm can, và mặc lấy con người mới (Ep 4,23-24)
 
I. Thánh vịnh 50, do vua Đa-vít soạn ra sau khi phạm tội ngoại tình và sát nhân, là lời khẩn nài của dân Chúa xin ơn tha thứ vì nhiều lần  bất trung phạm đến Người.
II. Chúa Giê-su đền  tội thay thế  cho loài người,  và với thánh vịnh này, Người khẩn nài Chúa Cha  tha thứ; Người xưng thú tội lỗi của tất cả nhân loại và cầu xin Cha thương xót họ.
III. Thánh vịnh được dùng trong các ngày thứ sáu quanh năm và được Giáo Hội dùng trong nghi thức sám hối, nhằm khơi lên sự canh tân tâm hồn và trở thành bài ca chỗi dậy cuộc đời mới.
IV. Khi chúng ta sa ngã phạm tội, thánh vịnh này quả quyết cho chúng ta biết, nếu chúng ta muốn, Thiên Chúa sẽ tạo ra trong chúng ta một trái tim trong sạch và ban cho chúng ta niềm vui vì được cứu độ.
 
Tc Tb 13,10-18:  Tạ ơn Chúa đã giải thoát dân Người
Thiên thần chỉ cho tôi xem thành thánh Giê-ru-sa-lem… chói lọi vinh quang Thiên Chúa (Kh 21,10-11).
 
I.   Thánh ca là một lời tạ ơn vì cuộc giải phóng dân Israel; Ông Tôbia mời gọi Giê-ru-sa-lem hãy ngợi khen Thiên Chúa, bởi vì những đứa con đang tản mác sẽ được trở về với thành.
Il.  Đức Kitô, vị vua của mọi thời đại, đã kiến thiết đền thờ của mình trong thành Giê-ru-sa-lem mới, để mang lại niềm hy vọng cho những kẻ lưu lạc và niềm hân hoan cho những kẻ sầu muộn.
III. Khi ca tụng Giê-ru-sa-lem, ông Tôbia cũng ca tụng Hội thánh đã được Chúa Kitô thiết lập để quy tụ mọi dân tộc, và để cho muôn dân tìm được nơi nương náu vững chắc.
IV. Là những công dân của thành Giê-ru-sa-lem mới, chúng ta hãy ngợi khen Thiên Chúa trong Hội thánh, và hợp ý với những người khốn khổ đã tìm thấy nơi đó động lực cho niềm vui.
 
Tv 147: Giê-ru-sa-lem được hưng phục
Lại đây, Ta sẽ cho ngươi thấy Tân Nương, hiền thê của Chiên Con (Kh 21,9).
 
     I. Thánh vịnh 147 loan báo việc tái thiết Giê-ru-sa-lem; vịnh gia mời gọi thành thánh hãy ca ngợi Thiên Chúa, Đấng sáng tạo và thống trị toàn cõi địa cầu.
     II. Sự liên kết giữa Thiên Chúa với loài người được tượng trưng nơi thành phố Giê-ru-sa-lem, đạt đến đỉnh cao nơi biến cố nhập thể, khi Thiên Chúa trở nên con người nơi Đức Kitô.
III. Giê-ru-sa-lem cổ là hình ảnh của Giáo Hội, Giê-ru-sa-lem thiêng liêng, “hiền thê của Chiên Con” (Kh 21,29); Giáo hội phải không ngừng ca ngợi và tạ ơn Đấng đã dựng nên mình.
IV. Chúng ta cũng là đối tượng của lòng Chúa yêu thương, được hưởng những ân huệ Chúa thương ban; với thánh vịnh này, chúng ta hãy ca ngợi Chúa, Đấng luôn biểu lộ quyền năng của Người.
 
 
Kinh Chiều
 
Tv 144 : Ca ngợi Chúa uy linh
Lạy Chúa, Ðấng hiện có và đã có, Chúa thật công minh (Kh 16,5).
 
I. Phần thứ nhất của thánh vịnh 144 là lời ngợi khen Thiên Chúa uy linh; vịnh gia chúc tụng Thiên Chúa vì Người nhân từ, chậm giận và giàu ân huệ: và vương quốc của Người vinh hiển.
Il. Thiên Chúa đã tỏ bày lòng nhẫn nhục và thương xót nơi Đức Kitô; nơi Người oai phong Thiên Chúa đã được che khuất và trở nên dịu dàng nhằm phục vụ hết mọi người.
III. Với thánh vịnh này được đọc vào chiều thứ sáu, Hội thánh tạ ơn Chúa Cha, bởi vì để chứng tỏ lòng yêu thương, đã không ngại hy sinh người Con Một vì chúng ta.
IV. Thánh vịnh này phải nuôi dưỡng lời cầu nguyện riêng tư của ta với Đức Kitô, với những tâm tình thán phục, ngợi khen, biết ơn, yêu mến và hy vọng.
 
 
Tv 144, 14-21: Triều đại Ngài thiên niên vĩnh cửu
Chúc tụng Thiên Chúa là Thân phụ đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, vì đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần (Ep 1,3).
 
I. Phần thứ hai của thánh vịnh 144 loan báo rằng triều đại Thiên Chúa là một triều đại vĩnh cửu; vịnh gia nhắc nhớ rằng Thiên Chúa là Đấng trung tín và quan phòng, công bằng và yêu thương; vì thế cần phải ngợi khen Người không ngừng.
Il.Để những người lung lạc được nâng đỡ và những kẻ quỵ ngã được chỗi dậy, Thiên Chúa đã làm người nơi Đức Kitô; từ này mỗi người  cảm thấy Thiên Chúa gần gũi với mình hơn.
III. Khi đọc thánh vịnh nà, Hội thánh nhớ đến vương quyền mà Đức Kitô đã thủ đắc bằng sự hy sinh bản thân trên cây thập giá.
IV. Thánh vịnh này phải mang lại cho tâm hồn ta niềm an bình; thực vậy thánh vịnh nhắc đến lòng thành tín, sự quan phòng và lòng quảng đại của Thiên Chúa đối với ai đang gặp túng quẫn.
 
Tc Kh 15,3-4: Những người được Chúa cứu chuộc đồng thanh ca ngợi và thờ lạy Chúa
 
     I. Bài thánh ca là thánh thi trên trời tôn vinh Con Chiên hiển thắng, được hát bởi những người trung thành với Đức Ki-tô trong cuộc giao tranh mà sa-tan bày ra để chống lại Đức Ki-tô.
II. Chúa Ki-tô, sau khi cứu rỗi nhân loại, dâng bài thánh ca lên Thiên Chúa, cũng giống như ông Mô-sê đã làm sau khi giải thoát dân khỏi Ai-Cập.
III. Giáo Hội hát dâng bài thánh ca này lên Thiên Chúa, vì Người đã thực hiện biết bao kỳ công, và đã tỏ bày sự thánh thiện và công lý của Người nơi  biến cố nhập thể và cứu chuộc.
IV. Ghi nhớ rằng chúng ta đã được cứu chuộc nhờ máu của Đức Ki-tô, Chiên Thiên Chúa của giao ước mới, chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa, thay cho tất cả mọi người, bài thánh ca mừng ơn giải thoát.
 
 
THỨ BẢY TUẦN IV

Kinh Sáng


Tv 91: Ca tụng Chúa Hóa Công
Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được (Ga 15,5)
 
I. Thánh vịnh 91 ngợi khen Đấng Tạo Hóa, và bày tỏ niềm vui được cảm nghiệm khi chiêm ngắm những kỳ công của Thiên Chúa và khi suy niệm về sự khôn ngoan mà Người điều hành vũ trụ.
II. Oai nghi và tình yêu của Đấng Hóa Công được biểu lộ cách đặc biệt trong mầu nhiệm nhập thể và cuộc đời Đức Ki-tô.
III. Thánh vịnh 91 tán dương sự khôn ngoan của Thiên Chúa được tỏ ra trong cuộc đời của các thánh, họ là những  cây được trồng và phát triển trong vườn của Thiên Chúa là Giáo Hội.
IV. Thánh vịnh này nhắc đến bí quyết làm nên sự cao cả của chúng ta: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
 
Tc Ed 36,24-28: Chúa đổi mới dân Người
Họ sẽ là dân riêng của Chúa, còn chính Chúa sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ (Kh 21,3).
 
I. Thánh ca loan báo rằng Thiên Chúa sẽ đổi mới dân của Người bằng cách thanh tẩy khỏi tội lỗi, giải thoát khỏi việc tôn thờ ngẫu tượng, cất đi con tim bằng đá và thay thế với con tìm bằng thịt.
Il. Thiên Chúa đã giữ lời hứa nhất là khi nhờ việc Ngôi Lời nhập thể, Người đã làm cho muôn dân trở thành dân của Người và Người là Chúa của họ (xc. Kh 21,3)..
III. Hội thánh, được thanh luyện nhờ nước rửa tội, là dân mới của Thiên Chúa, được tập họp từ muôn dân; Thần khí Chúa cư ngụ trong Hội thánh và dẫn dắt Hội thánh..
IV. Được thanh luyện nhờ Đức Kitô, chúng ta phải tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban một trái tim mới và đã đặt một tinh thần mới, là Thần khí của Quý Tử của Người.
 
 
Tv 8: Oai phong Thiên Chúa và phẩm giá con người
Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Ki-tô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh (Ep 1,22).
 
I. Thánh vịnh 8 tán dương oai phong của Thiên Chúa và phẩm giá của con người; ra như được chiêm ngưỡng vườn địa đàng khi các thụ tạo vừa được bàn tay Chúa tạo dựng.
II. Con người được nhắc đến trong thánh vịnh tiên vàn là Đức Ki-tô, bởi vì chỉ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, là hình ảnh của Thiên Chúa và con người toàn hảo, mà mầu nhiệm con người được sáng tỏ.
III. Với thánh vịnh này, Giáo Hội chiêm ngưỡng oai phong Thiên Chúa, được biểu lộ nơi Đức Ki-tô, nơi mỗi người Ki-tô hữu và nơi toàn thể thụ tạo.
IV. Trong tĩnh lặng của đêm tối, đứng trước bầu trời đầy sao, thực sự chúng ta cảm thấy mình bé nhỏ, nhưng đồng thời cũng ngưỡng mộ sự vĩ đại của Thiên Chúa, Đấng đã đặt chúng ta làm đầu toàn thể thụ tạo.