Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Tổng Quan Về Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân

Administrator
2018-09-23 09:20 UTC+7 29
Tác giả: LUDWIG OTT I. Ý NIỆM VÀ TÍNH BÍ TÍCH CỦA BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN 1. Ý niệm về Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân Bí tích xức dầu bệnh nhân là BT, trong đó người tín hữu nhận được hồng ân của Thiên Chúa để được ơn cứu độ siêu nhiên […]


Tác giả: LUDWIG OTT

I. Ý NIỆM VÀ TÍNH BÍ TÍCH CỦA BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

1. Ý niệm về Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân

Bí tích xức dầu bệnh nhân là BT, trong đó người tín hữu nhận được hồng ân của Thiên Chúa để được ơn cứu độ siêu nhiên cho linh hồn và cũng thường được nhận ơn cứu độ tự nhiên phần xác, nhờ qua việc xức dầu và lời cầu nguyện của linh mục.

2. Tính Bí tích của việc xức dầu bệnh nhân

a) Tín điều

BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN LÀ MỘT BÍ TÍCH THẬT VÀ CHÍNH ĐÁNG, DO CHÍNH ĐỨC KITÔ THIẾT LẬP. De fide.

Vào thời Trung cổ có nhiều giáo phái xem nhẹ việc xức dầu sau hết như nhóm Catharer, Waldenser, Wiclifiten, Hussiten, và họ không muốn nhận ; tiếp đến giáo phái Tin Lành lại phủ nhận tính Bí Tích của việc xức dầu này. Họ cho đấy chỉ là phong tục do các giáo phụ để lại, không có mệnh lệnh nào của Chúa cả (Apol. Conf. Art. 13 n.6); họ coi đó “tựa như bí tích” (fictitium sacramentum ; Institutio christ.rel. IV 19,18).

Chống lại giáo phái Tin Lành, Công đồng Tridentinô tuyên bố: SI QUIS DIXERIT, EXTREMEM UNCTIONEM NON ESSE VERE ET PROPRIE SACRAMENTUM A CHRISTO DOMINO NOSTRO INSTITUTUM ET A BEATO JACOBO APOSTOLO PROMULGATUM, SED RITUM TANTUM ACCEPTUM A PATRIBUS AUT FIGMENTUM HUMANUM, ANATHEMA SIT. D 926. Đức giáo hoàng Piô X kết án lý thuyết duy tân, cho rằng thánh Giacôbê Tông Đồ trong lá thư của ngài, không có ý công bố một BT do Đức Kitô thiết lập, nhưng chỉ ra lệnh thực thi một thói quen đạo đức mà thôi. D 2048.

b) Chứng cứ Thánh Kinh

Bí tích xức dầu bệnh nhân đã được nói đến và ghi dấu trước qua việc xức dầu bệnh nhân theo đoạn Mc 6,13 trong Thánh Kinh , được chỉ thị và công bố (commendatum et promulgatum ; D 908) ở đoạn Gc 5,14t : “Ai trong anh em đau yếu ư ? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến ; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh ; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha.”
 
Trong đoạn Gc 5,14-15 chúng ta thấy có những điểm căn bản của một BT :

– Một dấu chỉ ân sủng bên ngoài, gồm việc xức với dầu (Materia) và lời cầu nguyện của vị cù mục trên người bệnh (Forma) ;

– Một hiệu quả ân sủng bên trong, được nói rõ ràng trong việc tha thứ tội lỗi qua việc trao ban ân sủng. Theo văn mạch và cách sử dụng ngôn từ đặc biệt (so Gc 1,21 ; 2,14 ; 4,12 ; 5,20) thì việc cứu độ và cứu chữa không chỉ nhằm giúp cho thân xác được khỏe khoắn, nhưng đặc biệt nhờ ân sủng của Thiên Chúa đem lại ơn cứu độ cho linh hồn khỏi bị diệt vong đời đời và cứu chữa linh hồn khỏi bị bầm dập và khủng hoảng.

– Mặc dù trong thuật ngữ “nhân danh Chúa” (có nghĩa là căn cứ theo mệnh lệnh của Chúa hay trong uy quyền của Chúa  so 5,10- hay trong khi kêu cầu đến danh Chúa) không trực tiếp nói đến việc Chúa Kitô thiết lập, nhưng phải hiểu ngầm là như vậy. Chỉ có Thiên Chúa, đặc biệt là Thiên-Nhân Giêsu Kitô, nhờ chính uy quyền của mình, mới có thể nối kết việc ban ân sủng thiên linh với một nghi thức bên ngoài mà thôi. Các Tông Đồ chỉ tự coi mình là “những đầy tớ và quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa” (1 Cr 4,1).
 
Nhiều thần học gia thuộc phái Kinh Viện ở thế kỷ 12 và 13 (như Hugo thành St Victor, Petrus Lombardus, Summa Alexandris, Bonaventura) cho rằng việc thiết lập Bí tích xức dầu bệnh nhân là do các Tông Đồ, theo nghĩa Thiên Chúa thiết lập CÁCH GIÁN TIẾP, thường được hiểu là do chính Chúa Thánh Thần thiết lập. Điều này cũng muốn nói là chính Chúa Kitô thiết lập cách gián tiếp. Từ sau lời công bố của Công Đồng Tridentinô, quan niệm này không còn có giá trị nữa (D 926).
 
Đoạn Gc 5,14-15 không được hiểu theo lối giải thích của Calvin, cho rằng đây là việc chữa bệnh theo cách đặc sủng (charismatisch)vì các đặc sủng vào thời cổ không nhất thiết và cũng không thường trực liên kết với chức vụ linh mục. So 1 Cr 12,9.30. Hiệu quả của việc xức dầu và của lời cầu nguyện không nhằm vào việc cứu chữa thân xác cho bằng cứu chữa linh hồn.Công Đồng Tridentinô kết án lý thuyết của Calvin là sai lạc. D 927.

c) Chứng cứ Thánh Truyền

Chứng cứ của các giáo phụ về việc Bí tích xức dầu bệnh nhân không được nhiều mấy. Dựa vào đoạn Gc 5,14-15, Origenes nói về việc tha thứ tội lỗi, nhưng lại không phân biệt rõ với việc tha tội nhờ BT Thống Hối (In Lev.hom. 2,4). Quyển Kỷ luật Hội Thánh của Hippolyt thành Rôma còn ghi một lời nguyện ngắn để thánh hiến dầu, trong đó Hội thánh cầu xin “sự củng cố cho mọi người được xức và sức khỏe cho những ai cần thiết”. Từ những hiệu quả người ta mong chờ khi sử dụng dầu, thì người ta cũng áp dụng cho việc Xức Dầu bệnh nhân, đương nhiên cũng không phải thuần túy có thế.
 
Quyển EUCHOLOGION của SERAPION thành THMUIS (+ khoảng 360) có ghi một lời thánh hiến dầu tỉ mỉ, trong đó nói rõ hiệu quả của việc Xức Dầu bệnh nhân là : giải thoát cho thân xác khỏi bệnh tật, yếu đuối; xua đuổi mọi thần ô uế ; trao ban ân sủng và tha thứ tội lỗi.
 
Trong lá thư gởi cho DECENTIUS thành EUGUBIUM (D 99), Đức Giáo Hoàng Innocentê I (401-417) minh chứng đoạn Gc 5,14-15 nhắm vào các tín hữu đau yếu : dầu xức cho bệnh nhân phải được giám mục chuẩn bị, có nghĩa là do giám mục thánh hiến ; việc xức dầu cho bệnh nhân không những dành cho linh mục, nhưng cũng dành cho giám mục ; và việc xức dầu bệnh nhân này là một “Bí Tích” (genus est sacramenti). Việc xức dầu riêng tư mà Đức Innocentê I có nói tới, mà mọi tín hữu được quyền làm, đó không phải là việc xức dầu có tính Bí Tích.
 
Cesarius thành Arles (+542) cảnh cáo giáo dân, nếu như đau yếu, không được phép đến với các thầy bói và phù thủy, cũng không được phép sử dụng tà thuật để chữa bệnh, nhưng phải đến với Hội Thánh để lãnh nhận Mình và Máu thánh Chúa Kitô, đồng thời tự xức dầu do linh mục thánh hiến cho mình. Như thế, theo đoạn Gc 5,14t, người tín hữu sẽ đạt được sức khỏe về phần xác và tha thứ tội lỗi về phần hồn. (Sermo 13,3 ; 50,1 ; 52,5 ; 184,5). Theo Cesarius, thông thường, người bệnh tự xức dầu cho mình (so Sermo 19,5, người ta nghi ngờ tính chính bản : oleo benedictio a presbyteris inunguatur) ; cha mẹ xức cho con cái bị bệnh (Sermo 184,5).
 
BEDA VENERABILIS (+735) và các tác giả thời Charlesmagne minh chứng việc xức dầu này là do linh mục thực hiện, như đoạn Gc đòi hỏi. Đồng ý với Đức Innocentê I, Beda cho phép việc xức dầu riêng tư, nhưng phải bằng dầu do giám mục thánh hiến (Expos. ep. Iac. 5,14). Vào thời Charlesmagne các giám mục và các công đồng cảnh cáo giáo dân chớ bỏ qua việc lãnh nhận Xức Dầu cuối cùng này. Người ta ít dám nhận việc Xức Dầu này là vì những lạm dụng (đòi hỏi tiền bạc quá cao) và quan niệm sai lệch (như không được phép lãnh nhận vì đã giao hợp trong hôn nhân, ăn thịt, đi chân không sau khi lãnh nhận BT). So Berthol thành Regensburg, Bài giảng về 7 Bí Tích.
 
Giáo Hội Chính Thống-Hy Lạp và những giáo phái Phương Đông tách khỏi Giáo Hội Công Giáo từ thế kỷ thứ 5 cũng biết và sử dụng Bí tích xức dầu bệnh nhân nà, trừ nhóm Nestorius và người Arménie, trước đó họ cũng đã có. So chứng cứ của Thượng Phụ giáo Chủ người Arménie Johannes Mankuni (+ sau năm 480) trong bài thuyết giảng thứ 25.

II. DẤU CHỈ BÊN NGOÀI CỦA BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

1. Chất thể (Materia)
 
MATERIA REMOTA CỦA BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN LÀ DẦU. De fide.
 
Theo như đoạn Gc 5,14-15, dầu đây phải hiểu là dầu Ôliu ép từ trái Ôliu. Bản DECRETUM PRO ARMENIS (1439) dạy : CUIUS MATERIA EST OLEUM OLIVAE PER EPISCOPUM BENEDICTUM (D 700 ; so 908). Theo như truyền thống xa xưa (so Hippolyt thành Rôma), dầu này phải được giám mục hay một linh mục được Tòa Thánh uỷ nhiệm thánh hiến (CIC 945). Người ta nghi ngờ tính thành sự của BT khi sử dụng dầu chưa thánh hiến hay dầu do một linh mục không có uỷ quyền của Tòa Thánh thánh hiến. So D 1628t.
 
MATERIA PROXIMA là việc xức dầu cho bệnh nhân với dầu đã được thánh hiến. Để thành sự, chỉ cần xức một giác quan hay rõ hơn xức trên trán. CIC 947 $ 1.

2. Mô thức – Mô thể (Forma)
 
MÔ THỨC LÀ LỜI CẦU NGUYỆN CỦA LINH MỤC CHO BỆNH NHÂN ĐI KÈM THEO VIỆC XỨC DẦU. De fide.
 
Giáo Hội La Tinh sử dụng công thức như sau : PER ISTAM SANCTAM UNCTIONEM ET SUAM PIISSIMAM MISERICORDIAM INDULGEAT TIBI DOMINUS, QUIDQUID PER VISUM (AUDITUM, ODORATUM, GUSTUM ET LOCUTIONEM, TACTUM, GRESSUM) DELIQUISTI. AMEN. D 700, 908 ; So 1996.
 
(Công thức ngày nay : LINH MỤC : (linh mục lấy dầu bệnh nhân xức trán và đọc): NHỜ VIỆC XỨC DẦU THÁNH NÀY, VÀ NHỜ LÒNG TỪ BI NHÂN HẬU CỦA CHÚA, XIN CHÚA DÙNG ƠN CHÚA THÁNH THẦN MÀ GIÚP ĐỠ CON. BỆNH NHÂN : AMEN LINH MỤC : (linh mục xức hai tay) ĐỂ NGƯỜI GIẢI THOÁT CON KHỎI MỌI TỘI LỖI, CỨU CHỮA CON VÀ THƯƠNG LÀM CHO CON THUYÊN GIẢM. BỆNH NHÂN : AMEN.)
 
Theo đoạn Gc 5,14-15, mô thức phải là một lời cầu nguyện cho bệnh nhân, xác định rõ ràng việc xức dầu là một hành động tôn giáo. Như thế thì hình thức giải thích (deprecativ) là tốt nhất, nhưng ngày xưa người ta vẫn dùng hình thức chỉ định (indicativ) và ra lệnh (imperativ), nhờ qua ý hướng của thừa tác viên mang ý nghĩa giải thích (deprecativ).
 

III. CÁC HIỆU QUẢ CỦA BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN
 
DECRETUM PRO ARMENIS cho thấy rõ BT Bí tích xức dầu bệnh nhân mang lại ơn cứu độ cho linh hồn và trong nhiều hoàn cảnh cũng mang lại sức khỏe cho phần xác : EFFECTUS VERO EST MENTIS SANATIO ET, IN QUANTUM AUTEM EXPEDIT, IPSIUS ETIAM CORPORIS (D 700). Công đồng Tridentinô kể những hiệu quả như sau : trao ban ân sủng, tha thứ tội lỗi, loại bỏ tì vết của tội lỗi (reliquiae peccti), làm giảm nhẹ cơn bệnh và củng cố người bệnh, trong nhiều trường hợp cũng đem lại sức khỏe phần xác (D 927, 909). Decretum pro Armenis phân biệt hai hiệu quả :

1. Cứu chữa phần hồn

a) BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN TRAO BAN ÂN SỦNG CHO BỆNH NHÂN, CHỮA LÀNH VÀ CỦNG CỐ NGƯỜI ẤY. De fide.
 
Là BT của kẻ sống, Bí tích xức dầu bệnh nhân (per se) làm gia tăng ơn thánh hóa. Đáp ứng với mục đích của BT, ân sủng được tặng ban đem lại cho bệnh nhân sức lực và định hướng; cứu chữa, làm cho mạnh và củng cố linh hồn người bệnh, khi giúp cho họ tin tưởng vào lòng nhân từ của Thiên Chúa ; ban cho họ sức mạnh để gánh lấy những đau khổ của bệnh tật, của cuộc chiến với cái chết và lực đối kháng chống lại các cơn cám dỗ của kẻ thù xấu xa. Qua đó cũng lướt thằng những yếu đuối luân lý được xem như là những tì vết (reliquiae peccati) còn sót lại trong người bệnh. D 909. So Suppl. 30,1. Khi ban ơn thánh hóa, Thiên Chúa cũng ban luôn hiện sủng cho bệnh nhân lúc nguy cấp phần hồn phần xác trong bệnh tật nặng nề và trong cuộc chiến với cái chết.
 

b) BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN BAN ƠN THA THỨ MỌI TỘI LỖI NẶNG NHẸ CÒN SÓT LẠI. De fide.
 
Là BT của kẻ sống, cần phải có việc tha thứ tội lỗi trước khi ban BT Xức Dầu. Khi một người phạm tội trọng, đau quá nặng, không thể nào chịu được BT Xức dầu hay có sự lầm lạc là họ đã sạch tội trọng, thì Bí tích xức dầu bệnh nhân này, PER ACCIDENS, cũng tha thứ cho họ các tội trọng, căn cứ vào việc thiết lập của chính Chúa Kitô (Gc 5,15). Một điều kiện cần thiết để được ơn tha tội là tội nhân phải lìa bỏ tội lỗi nhờ qua việc ăn năn cách chẳng trọn, nhưng vẫn thường có trong tâm hồn mình. Bí tích xức dầu bệnh nhân cũng tha thứ các hình phạt tạm tùy theo mức độ tình trạng chuẩn bị của người lãnh nhận.
 
Nhiều thần học gia Kinh Viện, đặc biệt là phái Scotisten, cho rằng mục đích chính của Bí tích xức dầu bệnh nhân là việc tha các tội nhẹ. Thánh Tôma phủ nhận ý kiến này, vì không có căn cứ, ngoài BT Thống Hối để tha thứ tội lỗi lại còn có một BT đặc biệt để tha tội nhẹ !? Suppl. 30,1.
 
Theo ý kiến chung của các nhà thần học, nếu bệnh nhân lãnh nhận BT Xức Dầu thành sự, nhưng không xứng đáng, thì BT này có thể tái sinh, khi loại bỏ những ngăn trở của ân sủng.

2. Cứu chữa phần xác

BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN SẼ TÁI TẠO SỨC KHỎE PHẦN XÁC, NẾU NHƯ CẦN CHO ƠN CỨU ĐỘ CỦA LINH HỒN. De fide. D 909.
 
Hiệu quả này không được nhắm cách trực tiếp và hoạt động như một phép lạ, nhưng chỉ gián tiếp căn cứ vào việc hiệu năng trao đổi giữa phần hồn phần xác, việc cứu chữa và củng cố linh hồn sẽ tạo sự lành mạnh cho thân xác. Đương nhiên phải có khả năng cứu chữa cách tự nhiên. Suppl. 30,2.

IV. SỰ CẦN THIẾT CỦA BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

TỰ BẢN CHẤT (PER SE), BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN KHÔNG CẦN THIẾT CHO ƠN CỨU ĐỘ. Sent. certa. CIC 944.
 
Lý do nằm ở chỗ, không có BT này, con người cũng có thể đạt được tình trạng ân sủng. PER ACCIDENS Bí tích xức dầu bệnh nhân có thể cần thiết để cứu độ một người phạm tội trọng, nếu như họ không thể lãnh nhận BT Thống Hối.
 
Không có một mệnh lệnh tỏ tường nào của Thiên Chúa (praeceptum divinum explicitum) buộc ta phải lãnh nhận Bí tích xức dầu bệnh nhân cả. Nhưng khi chính Thiên Chúa thiết lập một BT đặc biệt dành cho bệnh nhân để chịu đựng bệnh hoạn nặng nề và cuộc chiến với cái chết, thì phải hiểu ngậm là có mệnh lệnh trong đó và cần phải lãnh nhận (praeceptum divinum implicitum).
 
Tình yêu đối với bản thân theo tinh thần Kitô giáo và lòng kính trọng đối với Bí Tích đòi buộc người bệnh phải lãnh nhận BT này. Đối với bà con chung quanh người bệnh, vì tình yêu tha nhân, phải tạo điều kiện để bệnh nhân lãnh nhận BT. Công Đồng Tridentinô kết án thái độ không tôn trọng BT này như “một xúc phạm nặng nề và một bất công đối với Chúa Thánh Thần” (D 910).
 

V. THỪA TÁC VIÊN CỦA BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

CHỈ CÓ GIÁM MỤC VÀ LINH MỤC MỚI CÓ QUYỀN BAN THÀNH SỰ BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN. De fide.
 
Công Đồng Tridentinô tuyên bố để chống lại giáo phái Tin Lành cho rằng “các kỳ mục” nói trong đoạn Gc 5,14-15 là những phần tử già lão trong cộng đoàn. Công đồng dạy phải hiểu đó là những linh mục được giám mục truyền chức : SI QUIS DIXERIT, PRESBYTEROS ECCLESIAE…NON ESSE SACERDOTES AB EPISCOPO ORDINATOS, SED AETATE IN QUAVIS COMMUNITATE, OB IDQUE PROPRIUM EXTREMAE UNCTIONIS MINISTRUM NON ESSE SOLUM SACERDOTEM, ANATHEMA SIT. D 929.
 
Việc nhiều linh mục cùng ban Bí tích xức dầu bệnh nhân, rất phổ biến vào thời Trung Cổ và ngày nay vẫn còn được áp dụng trong giáo hội Hy Lạp căn cứ vào đoạn Gc 5, 14-15 “presbyteros”, không bắt buộc, nhưng cũng có thể làm.
 
Việc Xức Dầu do chính giáo dân ban cho mình hay do những người khác, được Đức Giáo Hoàng Innocentê I khuyến khích (D 99) và rất phổ biến ở thời Trung Cổ, không được xem như Bí Tích, nhưng chỉ được coi như Á Bí Tích.

VI. NGƯỜI LÃNH NHẬN BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN CÙNG

CHỈ NHỮNG TÍN HỮU ĐAU NẶNG MỚI LÃNH NHẬN THÀNH SỰ BT XỨC DẦU LẦN CUỐI. De fide. D 910.
 
Ngoài BT Thánh Tẩy và cơn đau nguy tử (Gc 5,14-15), để lãnh nhận Bí tích xức dầu bệnh nhân thành sự, đòi buộc còn sử dụng được lý trí (sent. certa), vì căn cứ vào mục đích và hiệu quả thì BT này bổ túc cho BT Thống Hối (consummativum poenitentiae ; D 907), vì thế cũng như BT Thống Hối BT này cũng đòi buộc việc sử dụng lý trí. CIC 940 $ 1.
 
Có thể ban lại Bí tích xức dầu bệnh nhân này nhiều lần. Trong một cơn bệnh, chỉ có thể ban lại BT này, sau khi bệnh nhân đã khá rồi lại nguy kịch một lần nữa. D 910 ; CIC 940 $ 2.
 
Ý kiến của một số thần học gia thời tiển Kinh Viện (Ivo thành Chartres, Gottfried thành Vendôme, Magister Simon) cho rằng chỉ được lãnh nhận BT Xức Dầu một lần duy nhất trong đời, đi ngượi lại với mục đích của BT này, đồng thời không có chứng cứ trong Thánh Kinh và Thánh Truyền ; gần như tất cả mọi người đều phản đối (Petrus Venerabilis, Hugo thành St Victor, Petrus Lombardus). Theo chứng cứ các sách BT vào thờ Sơ Trung Cổ (Gregorianum…) người ta có thói quen, cứ bảy ngày lại ban BT Xức Dầu cũng như cho bệnh nhân rước lễ. Điều này cũng làm cho chúng ta nghi ngờ, không biết rằng việc ban này có thành sự không khi cừ tái ban BT trong cùng một cơn bệnh như sách phụng vụ chỉ thị.
 
Để lãnh nhận BT thành sự đòi buộc bệnh nhận phải có ý hướng lãnh nhận. Trong trường hợp khẩn cấp, chì đòi buộc ý hướng thường xuyên là đủ (implicite).
 
Để lãnh nhận BT này cho xứng đáng đòi buộc phải nằm trong tình trạng ân sủng. Trong trường hợp khẩn cấp, chỉ cần ăn năn tội cách chẳng trọn.