Julma C. Neo, D.C.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Am, SDB. chuyển ngữ
Bất kỳ cố gắng suy tư nào về đời sống thánh hiến tại Á châu sau Vatican II bắt buộc phải bắt đầu từ một ý thức về những phát triển trong lục địa này và trong các Giáo hội tại Á châu trong một vài thập niên qua. Đời sống thánh hiến ở trong GH và luôn luônb chịu ảnh hưởng sâu xa bởi những thay đổi trong đó.Bù lại, những thay đổi sau là những đáp trả lại những phát triển trong xã hội và thế giới. Đời sống thánh hiến, GH và thế giới là những thực tại bất khả chia tách nhau.
Á châu: Một lục địa có nhiều diện mạo. Nhìn kỹ vào lục địa này cách mau lẹ sau Vatican II, FABC ghi nhận rằng Á châu mang nhiều diện mạo. Đó là diện mạo của hàng triệu người đông đúng gồm khoảng 2/3 dân số thế giới khoảng chừng 6 tỷ người. Nhiều người trong đó là trẻ. Đó là diệnmạo của hàng triệu người nghèo sống trong nghèo khổ và bần cùng bên cạnh những ốc đảo sung túc giàu có trong nhiều quốc gia. Đó là diện mạo của sự đa dạng lớn lao về tôn giáo và văn hóa. Á châu là nhà cho 85% những người tín đồ của những tôn giáo lớn không phải Kitô giáo trong thế giới cũng như những truyền thống tôn giáo khác. Cũng vậy nó là chiếc nôi của một số nền văn minh cổ xưa có trước cả Kitô giáo.
Trong nhiều thập niên vừa qua, diện mạo Á châu này đã chịu những sự thay đổi mau lẹ và bi kịch vốn đang biến đổi diệnmạo và thay đổi đời sống của dân chúng Á châu. Trong một số cách thức, Á châu phản ánh sự đa dạng và đối nghịch lớn lao mà người ta tìm thấy trong thế giới: phát triển mau lẹ và chậm phát triển, truyền thống và tân thời, cổ xưa và mới mẻ, những thành phố to lớn và làng quê, những xã hội mau lẹ và chậm chạp (nói theo kỹ thuật), dân chủ, quân chủ, xã hội chủ nghĩa, và những chính phủ chuyển tiếp. Người ta tìm thấy một hố ngăn cách ngày càng lớn giữa người giàu và nghèo trong và giữa những quốc gia, sự bất công xã hội, sự thành phố hóa, sự tân thời hóa và toàn cầu hóa với những vấn đề xã hội-văn hóa kèm theo; sự ô nhiễm nhân sinh và môi trường và biến vị văn hóa đã trở thành những nét thường hằng của hầu hết xã hội Á châu. Những xã hội tương đối an bình đối nghịch với những xã hội bị xé toang bởi những xung đột và chiến tranh. Chủ nghĩa quá khích tôn giáo đang lên ngôi trong nhiều quốc gia, đặt ra một sự đe dọa trên nhiều bình diện – tôn giáo, xã hội và chính tri.
Rõ ràng, Á châu là một lục địa liên tục bị vướng mắc trong sự tương tác giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những lực lượng tạo ra sự sống và bàn đến sự chết, và luôn đầy những thách đố và kỳ vọng, sự sống và hy vọng.
Những thực tại GH. Giáo hội tại Á châu phản ánh tính đa dạng lớn lào vốn làm đặc trưng lục địa này. Các Kitô hữu hiện diện khắp lục địa này những theo những mức độ thay đổi. Đa phần sống giữa những khung cảnh phần lớn không phải Kitô hữu, trừ ở Phi và Đông Timor, mà phần đa dân số là Kitô hữu. Có những giáo hội sống dưới những hoàn cảnh bị hạn chết trong những quốc gia xã hội chủ nghĩa ờ đó sự bách hại tôn giáo vẫn tồn tại. Những giáo hội khác sống trong một môi trường chính trị ổn định hơn vốn cho phép tự do nhiều hơn. Nhiều giáo hội phải đấu tranh dưới những chính quyền đàn áp hay quá khích vốn thù hằn với Kitô hữu. Một số khác được xen nhập vào khung cảnh mà rất phát triển về kinh tế. Tính khác biệt của các giáo hội Đông phương với những nghi thức của chính mình được tìm thấy trong Tây Á và Nam Á. Có những giáo hội cổ xưa hàng bao thế kỷ nhưng cũng có những giáo hội khác mới được “sinh ra.”
Các giáo hội tại Á châu thuộc những giai đoạn khác nhau về sự canh tân được Vatican II khởi động. Sự canh tân chậm chạp trong một số nơi vì hoặc thiếu những chất liệu công đồng được chuyển dịch sang ngôn ngữ của dân chúng hoặc bởi vì sự chống lại thay đổi nói chung. Trong những trường hợp khác, cách riêng trong những quốc gia dưới những chế độ xã hội chủ nghĩa, những yếu tố chính trị đã làm cho cuộc canh tân này thành không thể được theo thực tế mãi cho tới gần đây hơn. Trong những quốc gia khác, người ta quyết định lấy những bước hướng tới những hình thức canh tân được tổ chức hơn hơn kém theo nhịp bước được đặt ra do giới lãnh đạo trong các giáo hội địa phương.
Một phần vì quá khứ thuộc địa và vì sự kiện của sự hỗ trợ tài chánh được tiếp tục từ ngoại quốc, GH trong nhiều miền của Á châu có một hình ảnh là một “GH ngoại lai. Hơn nữa, trong tâm trí của nhiều người Á châu, là Kitô hữu là bị cắt khỏi những gốc rễ văn hóa của họ và đánh mất căn tính quốc gia của mình. Hình ảnh này vẫn còn là một cản trở lớn cho loan báo tin mừng ngày nay. (cf. IL:SA 13; EA 21).
Giáo hội tại Á châu là một Giáo hội nghịch lý (paradoxical). Theo một nghĩa, đó là một “dàn chiên nhỏ” ở ngoài lề vốn chịu khổ từ một “mặc cảm thiểu số”. Theo nghĩa khác, Giáo hội ấy lại có ảnh hưởng và danh tiếng đáng kể trong nhiều quốc gia vì những liên hệ và tiếp cận với những nguồn nhân bản và vật chất, trên bình diện thể chế. Thực tại nghịch lý này gợi lên những tình cảm lẫn lộn giữa những thành viên và đã gởi đi những tín hiệu lưỡng giá cho những người chung quanh họ.
Từ đầu thập niên 1970, FABC đã liên tục suy tư về những thực tại này trong lục địa Á châu và đã soạn thảo công phu một tầm nhìn về điều mà GH tại Á châu phải trở thành (FAPA III, trg 3tt). Nếu GH tại Á châu phải trung thành với sứ mệnh của mình, GH phải trở thành một GH “nhập thể trong một dân tộc” và “được hội nhập văn hóa” (FAPA I, trg. 14). Thượng hội đồng Giám mục đặc biệt cho Á châu năm 1998 lặp lại mệnh lệnh được FABC tuyên bố trong năm 1974 để GH phải dấn thân vào cuộc đối thoại tam diện: đối thoại với các dân tộc Á châu, cách riêng với người nghèo, đối thoại với những văn hóa khác nhau, và đối thoại với những truyền thống văn hóa khác nhau của họ. (cf. M:SA, 5).
Năm 1990, FABC lại nói hơn rằng Giáo hội tại Á châu phải là một “GH tôi tớ” (x. FAPA I, p. 283, 340), một “GH của người nghèo” (FAPA I, p. 5), khi đồng hành với các dân tộc Á châu trong cuộc tìm kiếm một đời sống viên mãn hơn. Sứ mệnh cho GH tại Á châu có nghĩa là chia sẻ qua tình yêu và sự phục vụ sự sống viên mãn mà Đức Giêsu đã mang đến. Các GH tại Á châu phải là ví dụ điển hình cho sự hiệp thông vốn ở ngay giữa lòng sự sống Ba Ngôi. GH địa phương là một sự hiệp thông của các cộng đoàn mà phải ở trong sự hiệp thông với những GH địa phương khác và với ngai Tòa Phêrô. Tất cả điều này hàm ẩn một “cách thức mới để là GH” (FAPA I, p. 287).
Chính mạng lưới phực tạp và liên lỷ tiến hóa này của những thực tại nhân sinh và giáo hội rất khác biệt mà tạo thành bối cảnh trong đó những người được thánh hiến cố gắng để canh tân đời sống và sứ mệnh của họ theo những hướng đi của Vatican II trong 40 năm qua.
Thực tại của đời thánh hiến tại Á châu. Ngày nay có trên 180.000 những người nam nữ được thánh hiến tại Á châu cố gắng sống trung thành theo đoàn sủng của đấng sáng lập của họ. [1] Giữa con số này có 145.413 nữ tu. Phần đa dấn mình vào giáo dục, công việc xã hội hay chăm sóc sức khỏe trong các hội dòng. Những tác vụ trong những khung cảnh này nói chung được tổ chức rất tốt đẹp, rất chuyên nghiệp và có những tiêu chuẩn cao theo những đòi hỏi của của thời đại đương thời. [2] Thông thường những tổ chức này là những tổ chức nổi tiếng nhất trong quốc gia đó. Phần đa các trường học Công giáo có thể kể giữa những người đã đi qua cổng của chúng, những người nam nữ từ những niềm tin tôn giáo khác nhau sau này sẽ gánh lấy những trách nhiệm quan trọng trong những lãnh vực hoạt động khác nhau và do đó thực thi ảnh hưởng đáng kể ở những bình diện khác nhau trong xã hội của họ. Một số tu sĩ can dự vào việc mục vụ và những hình thức tác vụ mới mẻ giữa những người nghèo. Nay những tu hội trong những quốc gia xã hội chủ nghĩa vốn không có thể điều hành những tổ chức như họ đã từng làm thế trong quá khứ và đã chuyển công việc mục vụ, công việc xã hội và chăm sóc sức khỏe thành những hình thức không mang tính cơ sở. Tuy nhiên,mới đây, một số đã bắt đầu khôi phục điều họ đã mất trong quá khứ (chẳng hạn, những công việc trong các cơ sở, tài sản). Sự phát triển mới mẻ này và ấn dấu của nó trên đời sống của hội dòng đang đặt ra những thách đố mới cho những thành viên của tu hội. Tất cả những tác vụ khác nhau này được những người nam nữ được thánh hiến đảm nhận tại Á châu điều kiện hóa phong thái sống của họ theo nhiều cách thức.
Cũng vậy, thực tại đa dạng của đời thánh hiến trong lục địa này được phản ánh trong tư cách thành viên của đời sống ấy. Những tu hội, cách riêng trong một vài quốc gia dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đã mở ra cho thế giới, đang kinh nghiệm một mùa xuân. Trong một số quốc gia rất phát triển, có một sự suy thoái rõ ràng về số hội viên và những hội viên lớn tuổi ngày một gia tăng. Trong nhiều quốc gia Á châu khác, đời sống thánh hiến chung chung thì ổn định và năng động.
Những năm sau Vatican II đã cho thấy rằng những người được thánh hiến tại Á châu trong những giai đoạn khác nhau của sự canh tân đang tùy thuộc phần đa vào phạm vi của sự canh tân được hiện thực trong chính giáo hội địa phương, chế độ chính trị mà dưới đó họ sống, sự phơi bày của họ cho những ảnh hưởng ngoại tại, những cơ hội để di chuyển hay học hành ngoài quốc gia mình và vào “văn hóa cộng đoàn” mà đóng lại hay mở ra cho thay đổi. Nhiều hội dòng có thể kể giữa những thành viên của mình những người mà đã liên lỷ ở tuyến đầu của sự canh tân trong GH địa phương. Nói chung, những người được thánh hiến tại Á châu đang làm những đóng góp quan trọng trong việc làm lan rộng sứ mệnh của GH.
Một sự phát triển mới trong lịch sử của đời thánh hiến trong lục địa này là một sự tăng trưởng trong con số của những người được sai đi truyền giáo cho những quốc gia Á châu khác, cũng như cho những quốc gia ngoài lục địa này. Như phần của địa dư mới của ơn gọi trong GH phổ quát ngày nay, nhiều tu sĩ Á châu đã đảm nhận tư cách lãnh đạo trên bình diện tổng quyền trong những tu hội quốc tế ngay cả khi sự hiện diện của những tu sĩ Á châu đang phục vụ trong Tây phương tiếp tục lớn lên. Sự hiện diện Á châu này đang biến đổi bộ mặt của nhiều tu hội theo một cách thức hữu hình hơn và đang làm nên ấn tượng của nó ngày một cảm nhận được hơn trên quang cảnh quốc tế.Những thách đố. Bốn mươi năm sau Vatican II, người ta có thể nói rằng đời sống thánh hiến tại Á châu không ở trong khủng hoảng, như ở nơi khác. Nhưng nó cần phải trải qua một “ngẩng cao mặt lên” cách thực sư, một sự thay đổi hữu hình về diện mạo của mình, hữu hình như những thay đổi sâu xa vốn đang biến đổi các xã hội Á châu hầu nó có thể được tri nhận và được nhìn thấy trong một cách thức mới bởi những dân tộc Á châu. “Nhìn xem” gây ấn tượng mạnh mẽ hơn trên dân tộc Á châu hơn là “nghe”. Những hình ảnh và biểu tượng thông giao những ý nghĩa một cách hùng biện hơn. Căn cứ đặc tính á châu này và những thách đố đương thời cho đời thánh hiến, trình bày một “khuôn mặt mới”, một “hình ảnh mới” về những người được thánh hiến mà có thể âm vang với sự tìm kiếm sâu xa cho sự sống viên mãn hơn giữa những người Á châu tạo thành một thách đố lớn cho những người được thánh hiến tại Á châu. “Hình ảnh” hay “khuôn mặt” như thế phải phản ánh rất rõ ràng họ tuyên bố mình là ai. Những dân tộc Á châu đang khao khát nhìn thấy “khuôn mặt mới” này của những người được thánh hiến. Ngay cả khi họ không luôn luôn có thể trình bày rõ đối tượng của sự ước muốn của họ, họ liên lỷ tìm kiếm những người được thánh hiến vốn phản ảnh cho họ diện mạo của một người tôi tớ vừa là một người thần bí (thần nghiệm) và một ngôn sứ. Chính diện mạo này mà họ sẽ nhận biết như là “Tin mừng”.Những người tôi tớ. Đối với những người được thánh hiến để mặc lấy diện mạo của một tôi tớ họ cần phải ở trong tình liên đới với hàng triệu người Á châu nghèo khổ. Suốt những thập niên qua, tính liên đới đã thách đố những ngườiđược thánh hiến tại Á châu để làm thành của mình “niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và âu lo của những con người thời đại chúng ta” (GS 1) để chia sẻ cuộc sống của những người nghèo, để sống trong sự gần gũi thể lý và tâm lý với họ và để làm sự chọn lựa đối với họ ảnh hướng đời sống của họ cách ý nghĩa hơn. Nó đã thúc đẩy những người được thánh hiến để cam kết mình làm việc với người nghèo, để là tiếng nói của họ khi họ không có tiếng nói và giúp biến đổi những câu trúc xã hội vốn giữ họ trong bần cùng (FAPA I, pp. 15ff). Tình liên đới liên lỷ thúc đẩy những người được thánh hiến tại Á châu hướng đến “đức ái sáng tạo” (x. NMI 50; SAC 33, 36), hướng tới những nỗ lực quyết định hơn và liên tục để duyệt lại đời sống và công cuộc của mình.
Nếu ta phải duyệt lại những nỗ lực canh tân của các tu hội theo chỉ dẫn này, ta có thể thấy rằng không thiếu những dấu chỉ hy vọng. Duyệt xét đời sống và công cuộc giữa một vài tu hội dẫn tới phong thái sống đơn giản hơn và những hình thức mới của tác vụ vốn bao gồm không chỉ sự trợ giúp nhưng còn sự thăng tiến nhân bản, sự khoan nhượng, những công việc cho công bằng, hòa bình và tính toàn vẹn của tạo thành. Tuy nhiên, con số của những người đi theo hướng này là thiểu số.
Suốt một ít thập niên qua, một vài tu sĩ đã bắt đầu đọc lại đoàn sủng của mình qua nhãn quan của sự chọn lựa người nghèo. Có những cộng đoàn nhỏ sống và làm việc giữa những người rất nghèo – đôi khi trong những khu vực nguy hiểm cao độ, được thấm nhuần với tầm nhìn mới về những người nghèo vốn nhìn họ như những vai chính trong sự phát triển của họ. Họ đảm nhận một cách thức mới của việc tương giao với những người nghèo và những người cộng tác với họ, một cách thức được ghi dấu bằng sự bình đẳng và hỗ tương. Một con số các tu hội đã định hướng lại một số cơ sở của mình hướng tới những tác vụ với những người nghèo mới, những nạn nhân của trật tự kinh tế được tạo thành bởi sự toàn cầu hóa. Những người khác thừa nhận những tác vụ dựa trên cộng đoàn như một cái khác đối với những tác vụ mang tính thể chế. Những kinh nghiệm tông đồ giữa những người nghèo là thiết thân đối với những chương trình đào luyện cho cá những thành viên cũng như những cộng sự viên giáo dân của họ. Những dấu chỉ hy vọng này là một sự phục vụ mà những người được thánh hiến cống hiến cho những dân tộc Á châu.
Tuy nhiên, những chướng ngại không thể được xao nhãng. Căn cứ não trạng mang tính cơ sở và tình trạng trung lưu mà nhiều người thánh hiến tái Á châu đã đảm nhận, tình liên đới vẫn còn một thách đố dữ dội bây giờ và trong tương lai. Sự nhấn mạnh đến tính chuyên nghiệp và uy tín (competence) vốn được cảm thấy rát mạnh giữa những tu sĩ trong nhiều phần của Á châu ngày nay theo sau sư toàn cầu hóa và tân thời hóa, cách riêng giữa những người dấn mình trong những tác vụ mang tính cơ cấu, đã cho những người thánh hiến một “nhãn quan chuyên môn” vốn làm cho họ khó khăn để đơn giản ở giữa dân chúng và hiện diện với những quan tâm của họ. Trong nhiều chỗ, một phong thái sống khá uyển chuyển được tạo thành hay được kiện cường bằng việc áp đặt những cấu trúc và những cơ sở vật chất vốn vây quanh các tu sĩ đã làm cho họ không thích đáng đối với bối cảnh xã hội của họ và không thể đến gần dân chúng, cách riêng những người nghèo. Họ dọi phóng một hình ảnh về “những hòn đảo giàu sang” giữa “những đại dương nghèo khổ.”
Mặc lấy diện mạo của một tôi tớ cũng hàm ẩn đối với những người được thánh hiến tại Á châu sự cổ xúy sự hiệp thông trong và ngoài những tu hội hợp theo những hướng chiều của Vatican II và những tài liệu hậu công đồng khác (x. NMI 43; VC 46; SAC 28). Một sự hiệp thông sâu xa của cá nhân với Ba ngôi là một điều kiện bất khả thế cho việc phục vụ sự hiệp thông này. Nó cung cấp nền tảng cần thiết để xây dựng những cộng đoàn địa phương nơi đó các phần tử có thể sống hiệp nhất trong đa dạng và cộng tác giữa nhau và với người khác vượt quá các tu hội của mình và ngay cả vượt quá GH. (cf. VC 51-52; SAC 30-32).
Hài hòa là một giá trị cốt lõi của Á châu nhưng nhiều quốc gia Á châu hiển nhiên thiếu điều này. Những hình thức khác nhau của chia rẽ hiện hữu (thí dụ, chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo, kinh tế, chính trị, xã hội-văn hóa và thế hệ) (x. IL: SA 39). Ngay cả những Giáo hội Kitô hữu đã không được xá miễn thực tại này. Điều này cấu thành một tảng đá vấp phạm cho chứng ta của họ đối với sự hiệp nhất. Những thực tại này trong lục địa này làm cho sự phục vụ sự hiệp thông ngay cả còn hơn một mệnh lệnh đối với những người được thánh hiến tại Á châu.
Tại Á châu, có những nỗ lực hữu hình và ý thức hơn để cổ xúy sự hiệp thông bằng cách cải thiện phẩm chất của những tương giao và đời sống trong các cộng đoàn địa phương; điều này có nghĩa là sự cổ xúy một sự tham gia lớn lao hơn của những phần tử của mình trong tất cả những gì liên quan đến đời sống và sứ mệnh cũng như tất cả những gì liên quan đến đời sống và sứ mệnh của họ và tạo lên những cộng thể của sự giao hòa và chữa lành, thông thường trong sự cộng tác với những tu hội khác và những tôn giáo khác. Trên bình diện quốc gia, sự hiệp thông được cổ võ bằng sự cộng tác liên tỉnh dòng và liên tu hội giữa những tu hội, giữa những người tu sĩ nam nữ, cách riêng trong những lãnh vực tác vụ, đào luyện và lãnh đạo. Nhiều tu hội đang chia sẻ linh đạo của họ với giáo dân. Trên bình diện lục địa, sự hiệp thông được nên dễ dàng bằng những cấu trúc như Hiệp hội các bề trên Thượng cấp của Đông Nam Á (SEAMS), Hội họp Tu sĩ châu Á-Thái bình dương (AMOR), và Văn phòng FABC về đời sống thánh hiến (FABC:OCL). Trên bình diện giáo hội địa phương, có những ủy ban hỗn hợp của các giámmục và những bề trên thượng cấp hoạt động với những mức độ hiệu quả khác nhau.
Tuy nhiên, những nỗ lực về sựhiệp thông trong giáo hội địa phương đôi khi bị ngăn trở bởi thiếu một kế hoạch mục vụ. Trong những trường hợp khác, một sự thiếu hiểu biết những đoàn sủng khác nhau trong GH góp vào những khó khăn này. Não trạng giáo sĩ, phẩm trật và tộc trưởng (patriarchal) vốn đặc trưng hóa nhiều văn hóa Á châu và những cơ cấu vốn nhập thể chúng cũng làm cho sự hiệp thông nên khó khăn trong cụ thể (cf. FAPA I, pp. 193-194). Não trạng này đôi khi được kiện cường bởi một sự nhấn mạnh quá đáng về một số yếu tố trong những nền văn hóa truyền thống Á châu (chẳng hạn, sự lệ thuộc quá đáng vào quyền bính, sự tôn kính quá mức đối với tuổi tác, sự tuân theo nhóm, v.v.). Với “văn hóa mới” vốn đang quét qua các xã hội Á châu,sự đe dọa của chủ nghĩa cá nhân đối với các gia đình và những cộng đoàn tu sĩ đã trở nên rất thực. Đơn giản, một vài cộng đoàn tu sĩ đã trở thành “những nhà nội trú” thuận lợi cho “tu sĩ làm việc”. Làm việc nhóm rất khó khăn và một tinh thần ganh đua chầm chậm len vào giữa một số tu sĩ rất chuyên nghiệp. Chủ nghĩa đa văn hóa và tính quốc tế trong một vài cộng đoàn Á châu đặt ra những khó khăn.
Đối thoại, cách riêng với dân chúng từ những tôn giáo khác, là một thách đố khác cho những người được thánh hiến tại Á châu. Căn cứ vào sự kiện rằng, theo cuốn niên giáo thuộc giáo hoàng 2004, chỉ có 17.2% của dân số thế giới là công giáo, một tương lai không có đối thoại liên tôn là không thể tưởng nghĩ được. Tại Á châu, ở đó Kitô hữu ít hơn 3% của dân số, cuộc đối thoại này lại trở nên khẩn cấp hơn. Những bài học từ lịch sử của loan báo tin mừng trong lục địa này kiện cường sự nhất thiết này.
Nếu những người được thánh hiến tại Á châu phải là “những tôi tớ khiêm nhường” của dân chúng, đối thoại trở thành một lối sống đối với họ và là một lập trường thường hằng trong tất cả những tương giao của họ: liên vị, liên tu hội, bên trong giáo hội, xã hội, liên văn hóa và liên tôn. Một cuộc đối thoại như thế phải được đặt nền trên khoa linh đạo của nhập thể và kenosis, hủy mình ra không.
Suốt những thập niên qua, Giáo hội tại Á châu liên lỷ nói về một vài bình diện của đối thoại liên tôn, nghĩa là, đối thoại đời sống, đối thoại hoạt động, đối thoại diễn từ, và đối thoại kinh nghiệm tôn giáo. Những người được thánh hiến được dấn vào rất nhiều trong những bình diện đối thoại này với những mức độ khác nhau. Phần đa tiếp tục của đối thoại đời sống hằng ngày. Nhiều người đảm nhận hoạt động chung với những người nam nữ từ những tôn giáo khác để thăng tiến người nghèo và phụ nữ, để làm việc cho công bằng và hòa bình và sự toàn vẹn của tạo thành. Trong một số nơi, họ chia sẻ cầu nguyện và những kinh nghiệm về Thiên Chúa với những anh chị em từ những tôn giáo khác và những truyền thống tôn giáo khác cũng như từ những hệ phái Kitô giáo khác. Có một con số gia tặng những trung tâm để suy tư thần học chung và nghiên cứu liên niềm tin được các tu hội điều hành. Những nghiên cứu về những tôn giáo khác hình thành nên những chương trình đào luyện của một số tu hội.
Tuy nhiên, có nhiều trở ngại cho đối thoại vẫn cần phải được vượt qua (chẳng hạn, những sợ hãi, bất an, nghi ngờ về việc cải đạo từ những chính quyền thù nghịch, những thành kiến, những mặc cảm và một môi trường tôn giáo-chính trị tiêu cực). Những kinh nghiệm trước về đối thoại vốn là tiêu cực hay không thành công tạo thành những trở ngại khác. Đối thoại là có thể chỉ khi có một cảm thức được cảm nhận về sự bình đẳng và kính trọng giữa những đối tác trong đối thoại. Những cơ cấu xã hội ưu thắng trong các xã hội Á châu và một não trạng phẩm trật/tộc trưởng vốn tác động cách quan trọng nhiều văn hóa Á châu thường thêm vào khó khăn này trong cụ thể. Sự hiểu biết không thích hợp, những tương giao liên vị nghèo nàn, và thiếu chuẩn bị (chẳng hạn, không có những tài khéo cần thiết) làm cho các tu sĩ ít được chuẩn bị cho đối thoại, dặc biệt đối thoại liên tôn.
Những người thần bí (thần nghiệm). Tại Á châu, tính khả tín của những nhà lãnh đạo tôn giáo của những tôn giáo khác nhau dựa trên thẩm quyền luân lý vốn là một hoa quả của kinh nghiệm tôn giáo của họ (cf. IL:SA 23). Trở nên nhữngngười nam nữ của TC, những người thiêng liêng vui tươi, “những ảnh tượng của sự thánh thiện” những người thánh vốn “cho thấy “con đường hơn là “nói” về nó tạo thành một thách đố lớn lao khác cho những người được thánh hiến ở Á châu. Những người Á châu muốn “những tu sĩ khiêm tốn, hạnh phúc và cầu nguyện hơn chỉ là những người thành đạt, những chuyên viên hay những chuyên nghiệp.” [4] Những người Á châu đang tìm kiếm những người thần nghiệm mà có thể giúp họ tìm thấy TC, tiên vàn bởi vì chính họ đã gặp Ngài. Thách đố này vang vọng rõ với huấn thị của Vatican II rằng các tu sĩ phải cố gắng đạt tới sự thánh thiện như họ, cùng với toàn GH, có một ơn gọi tới sự thánh thiện (x. LG 39-42).
Một khoa linh đạo vốn phản ánh một đam mê sâu xa cho Đức Kitô và một sự thương xót (cảm thương) đối với những anh chị em đau khổ phải đặc trưng hóa các tu sĩ Á châu nếu họ phảilàm thànhmột sự khác biệt trong lục địa này. Linh đạo này phải được sinh ra từ việc triệt để theo Đức Kitô vốn là TC và đồng thời nhập thể; ngài làm cho mình thành anh em và tôi tớicủa mọi người, mà rao giảng Tin mừng vốn giải phóng con người khỏi bấtkỳ điềugì áp bức và ngăn cản họ khỏi sự sống sung mãn. Nó cầnphãiđược đâm rễ trong kinhnghiệm về Đức Kitô với sựnhấn mạnh đặc biệt đến sự xót thương và hài hòa, sự ly thoát và làm chính mình ra không và liên lỷ được nuôidưỡng bằng việc chiêm ngắm dung nhan ngài trong cầu nguyện, trong Thánh kinh, trong Thánh Thể cũng như trong những khuôn mặt của nhân loại bị thương. Loại linh đạo này sẽ thúc bách những người được thánh hiến tới sự liên đớivới những người nghèo và cũng sẽ dẫn họ tới đối thoại với Thần khí hiện diện trong “những dấu chỉ thời đại” và trong “những hạt giống của Lời” trong những tôn giáo và văn hóa khác nhau của Á châu.
Ngày nay, một sự canh tân liên tục giữa những người được thánh hiến trong một linh đạo thực sự mang tính tin mừng, giáo hội, truyền giáo, toàn diện và Á châu (bởi vì nó rút từ những nguồn mạch thiêng liêng đã hiện diện giữa dân chúng – trong văn hóa của họ và trong những truyền thống tôn giáo của họ) là một dấu chỉ hy vọng tronglục địa này. Khắp Á châu, có những trung tâm dành cho linh đạo được điều hành bởi những tu hội vốn liên lý cống hiến những cơ hội để canh tân thiêng liêng cho tu sĩ, giáo dân và giáo sỹ.
Tuy nhiên, không thể có được những nỗ lực hướng tới sự canh tân trong linh đạo mà không gặp khó khăn. Một loại tôn giáo tính vốn nhấn mạnh nhiều đến những sự sùng kính và những tuân giữ bề ngoài có thể minh chứng là không thích đáng khi đối diện với những thách đố được đặt ra do thế giới hôm nay. Sự không thích đáng này cũng tỏ lộ chính mình trong sự thiếu chiều sâu và sự cam kết cho những đòi hỏi của đời thánh hiến. Đôi khi điều này có thể là kết quả của một đức tin được nuôi dưỡng trong một khung cảnh truyền thống mà những yếu tố của nó đã không được xen nhập vào khoa linh đạo của người tusĩ. Điều này dường nhưlà trường hợp của tu sĩ đến từ những vănhóa truyền thống mà nối kết những hội dòng vốn đã bị ảnh hưởng bởi nhữngnền văn hóa tân thời hay tây phương và người tu sĩ đó không thể đạt tới một sự hòa hợp hài hòa của hai nền vănhóa. Sự thiếu sự hòa hợp thiêng liêng này – và chủ nghĩa chiết trung khai sinh từ đó, trong một số trường hợp – cung cấp một nền tảng yếu kém khi tu sĩ phải đương đầu với những thách đố của tính tân thời vốn đe dọa họ trong nhiều quốc gia của Á châu.
Sự tiếp nhận những người trở lại vào đời tu mà không đủ thời gian để tăng trưởng trong sự trưởng thành Kitô hữu cũng đặt ra những khó khăn cho khoa linh đạo của các tu sĩ Á châu. Những khuynh hướng đi tới một thứ “chủ nghĩa cơ bản” nào đó và trở lại những cách thức tiền Vatican II có thể được phát hiện ra giữa một số tu sĩ dưới ảnh hưởng của những tu hội ngoại quốc vốn đang lùng sục “thị trường Á châu” cho những ơn gọi tu sĩ. Đàng khác, tu sĩ bị phơi trần hơn cho nền văn hóa thời mới hoặc hậu thời mới, đang có nguy cơ bị vượt thắng bởi đạo đức cá nhân chủ nghĩa, hướng chiều công việc, sự nhấn mạnh đến tính hiệu quả, khuynh hướng để sản xuất và “não trạng “siêu thị thiêng liêng” vốn đặc trưng hóa kinh tế thị trường toàn cầu. Cũng vậy những điều này đang ảnh hưởng đờisống thiêng liêng của các tusĩ Á châu và đặt ra những thách đố cho những cố gắng của họ để là những nhà thần nghiệm.
Khi đối diện với những thách đố này, việc mang lấy thách đố của việc hội nhập đức tin/đoàn sủng vào văn hóa cống hiến hy vọng. Hội nhập đoàn sủng vào văn hóa là một trong những tính cách lớn trong những cuộc thảo luận tại Thượng hội đồng Giám mục 1994 về đời sống thánh hiến và Thượng hội đồng Giám mục Á châu 1998. Một hội nghị học hỏi được dành cho nó tại Công hội 2004 về đời sống thánh hiến và Đức Gioan Phaolô bàn đến nó trong Vita consecrata và Ecclesia in Asia. Nhưng theo nhiều cách, những nỗ lực hướng tới hội nhập đức tin/đoàn sủng vào văn hóa giữa những tu sĩ tại Á châu “vẫn còn sợ sệt.”
Những vị ngôn sứ. Một thách đố cho tu sĩ vốn ngân vang và rõ ràng tại Á châu là thách đố đối với họ để là những ngôn sứ khả tín và những chứng nhân đi ngược dòng văn hóa. Sau 40 năm canh tân của Vatican II, tusĩ tại Á châu ở trong một vị trí tốt hơn để lượng giá tác động ngôn sứ của họ. Họ đã bắt đầu ý thức rằng các người được thánh hiến tại Á châu đã kiến tạo cho chính mình một hình ảnh về những người chuyên nghiệp rất có thẩm quyền và tận tụy nhưng khôngphải là hình ảnh về những nhà lãnh đạo nghèo, đơn sơ và thiêng liêng. Trong nỗ lực của họ để thích ứng với thế giới tân thời và khôi phục chiều kích nhập thể của đời tu – bị lãng quên rất lâu trước Vatican II – họ đã vô thức thỏa hiệp đặc tính đi ngược lại văn hóa của đời tu bởi chấp nhận một cách không phân biệt điều mà tính tân thời và hậu tân thời phải cống hiến. Đàng khác, một số đã làm thành tuyệt đối một văn hóa Á châu lý tưởng của quá khứ mà họ tiếp tục nắm giữ lấy, khi làm ngơ tất cả những đòi hỏi phải thay đổi. Cả hai tình trạng ấy mời gọi tu sĩ Á châu tới một lời đáp trả có tính ngôn sứ.
Những nỗ lực của nhiều tu sĩ chẳng bao lâu sau Vatican II để trở về nguồn kinh thánh và đoàn sủng theo những khích lệ của Perfectae caritatis (PC 2) đã dẫn đến việc tái khám phá yếu tố ngôn sứ như một chiều kích cốt yếu trong đời sống Đức Giêsu và những vị sáng lập nam nữ. Một vài tu hội – cách riêng tu hội quốc tế – đảm nhận những nỗ lực nghiêm chỉnh và hệ thống hướng tới việc tái sáng lập như một kết quả của phong trào “trở về nguồn” này. Một sự canh tân được đâm rễ sâu xa trong tinh thần của đấng sáng lập nam nữ là cốt yếu nếu các tu hội phải đối diện những thách đố của xã hội đương thời.
Tại nhiều nơi trong Á châu, một “văn hóa tân tiến khác” đang dần dần ăn mòn đặc tính tôn giáo bẩm sinh của những dân tộc Á châu. Những yếu tố trong các nền văn hóa Á châu mà cho đến này hỗ trợ tốt đẹp cho sự phát triển đời sống thiêng liêng của người Á châu (thí dụ, gia đình, giáo hội, các cơ sở tu sĩ, cộng đoàn) đang bị suy yếu bởi việc phơi trần quá độ và không phê phán trước ảnh hưởng của những nền văn hóa thời mới và hậu thời mới của phương Tây. Ngẫu tượng của kỹ thuật không chút khó khăn đã cài đặt chính mình trong những bàn thờ của nhiều cộng đoàn tu sĩ. Thông thường, sứ mệnh được dùng để cung cấp một lời bào chữa tiện nghi và dễ dãi cho nó và tính sẵn đấy của những nguồn lực đã làm cho điều ấy nên dễ dàng. Chủ nghĩa tục hóa từ đó mà ra và chủ nghĩa duy vật đặt ra nhiều đe dọa nghiêm trọng cho các tu sĩ tại Á châu.
Đối diện những thực tại này, các tu sĩ Á châu bị thách đố để tỏ ra rõ ràng hơn tính tối thượng của TC và điều thiêng liêng trong cuộc đời họ, để sống những lời khấn của họ cách vui tươi – cá nhân và như cộng đoàn – hầu cống hiến “những khuôn mẫu văn hóa mới” (x. VC 80) mà có thể hoàn thành sự khao khát đời sống sung mãn hơn của những dân tộc Á châu. Trong bối cảnh Á châu, một sự nghèo khó mà một cách hữu hình cho thấy “kho tàng” của người tu sĩ ở đâu và một khoa tu đức vốn làm họ có thể “chịu khổ với” anh chị em của mình mà không rơi vào thất vọng hay sự cam chịu tiêu cực khi đối diện với sự nghèo khổ nhục nhã của hàng triệu người và sự không có quyền lực mà điều này sinh ra, là một chứng từ ngôn sứ rất mạnh mẽ. Như thế, chứng từ ngôn sứ là không thể được mà không có một khóa linh đạo Vượt qua sâu xa vốn làm cho ta có thể ôm ấp thập giá được sinh ra bởi “những dân tộc Á châu bị đóng đinh” đang khi mắt dán chặt vào sự phục sinh.
Văn hóa tân thời đang quét qua nhiều phần của Á châu đã giản lược “khuôn mẫu về một đời sống tốt đẹp” của dân chúng vào năm chữ C (xe cộ [car], tiền bạc [cash], điện thoại di động [cellphone], thẻ tín dụng [credit card] và chế độ công quản [condominium]). Một cảm thức về những điều tạm thời đặc trưng hóa thế hệ hậu thời mới. Đối diện với thực tại này, sự cam kết suốt đời của người tu sĩ để trao hiến chính mình một cách không dè dặt cho Thiên Chúa và để phục vụ anh chị em mình cống hiến một chứng từ mạnh mẽ và một khuôn mẫu khác về điều “một đời sống tốt đẹp” có nghĩa là gì. Người tu sĩ có thể minh chứng bằng đời sống của mình sự “toàn vẹn” và “sự hoàn thành chính mình” cách chân thật là gì và làm thế nào họ có thể đạt tới đó.
Sự tối thượng của Thiên Chúa trong đời sống của những người được thánh hiến và việc một lòng một chí theo Đức Kitô mang cho đời sống họ một sự duy nhất vốn là lời xác quyết ngôn sứ mạnh mẽ khi đối diện với sự phân mảnh của những nền văn hóa ngày nay. Hơn nữa, đối với những người Á châu, đời sống trong suốt và đơn giản này nơi những vị lãnh đạo tu sĩ là một dấu chỉ sự thánh thiện. Đối diện với một Á châu tân tiến vốn định giá con người (dân chúng) về “điều họ làm” như những lực lượng lao động, như những đơn vị kinh tế trong thị trường thế giới, người tu sĩ có thể cống hiến một chứng từ ngược lại. Bằng cách họ sống, họ có thể là một chứng từ ngôn sứ cho tính tối thượng của hữu thể (chúng ta là ai) trên việc làm (chúng ta làm gì); họ có thể hùng hồn công bố rằng ngay cả những người không còn có thể đóng góp gì qua công việc của mình – người ốm, người nghèo, người già cả- tiếp tục là quan trọng và đáng chúng ta chăm sóc.
Trong nhiều quốc gia Á châu, phụ nữ coi là giữa những người bị đàn áp và khai thác nhất. Chứng từ ngôn sứ của các nữ tu, hoàn toàn được hiến dâng cho Thiên Chúa và tha nhân không phân biệt văn hóa, tôn giáo hay giới tính và đang đảm trách những trách nhiệm của mình trong GH và trong những hội dòng của họ cách nghiêm chỉnh, là một chứng từ bất khả thế tại Á châu. Những người phụ nữ đồng liêu của họ cần để thấy rằng giấc mơ của họ về một “trật tự mới” vốn hoàn thành sự mong mỏi của họ đối với sự thông phần, tự do và một đời sống có phẩm giá hơn, là có thể được.
Sự thực thi quyền bính và lãnh đạo trong tinh thần của Đức Giêsu đấng đến “để phục vụ chứ không phải để được phục vụ” là một chứng từ khác mà ta cần đến nhiều bởi những người được thánh hiến. Cuộc đối thoại tam diện được GH tại Á châu chỉ thị sẽ được làm nên dễ dàng nếu những người được thánh hiến thực thi quyền bính trong một tinh thần phục vụ khiêm tốn và yêu thương. Một sự thực thi quyền bính như thế là một chứng từ ngôn sứ mạnh mẽ trong một lục địa ở đó dân chúng liên lỷ chứng kiến chủ nghĩa độc đoán, lạm dụng quyền lực và thống trị.
Nếu việc làm chứng của các tu sĩ tai Á châu phải mang tính ngôn sứ, chính tôi tin rằng nó cần phải là triệt để, hữu hình, hiệu quả và khả tín; “triệt để, bởi vì nó đi tới những cội rễ của hữu thể chúng ta: ước ao, tình cảm, giá tri, thái độ và tương giao của chúng ta. Hữu hình bởi vì nhữngngười chung quanh chúng ta có thểnhìn thấy nó. Tính hữu hình trong bối cảnh chúng ta hôm nay hàm ẩn chứng từ của những cộng đoàn và cơ sở, không chỉ những cá nhân. Hữu hiệu bởi vì nó biểu thị những cái khác đối với những cách sống vốn không cổ xúy sự sống sung mãn. Tính khả tín đòi hỏi sự nhất quán, tính toàn vẹn và sự hài hòa giữa lời nói và việc làm, công bố và đời sống” (x. FABC Papers 116, pp. 42-43). Những dân tộc Á châu phải có thể “đọc” việc làm chứng của tu sĩ. Tính chất “có thể đọc được” này sẽ tùy vào xem tu sĩ chia sẻ được hay không ngôn ngữ, biểu tượng, ý nghĩa, những hy vọng, đấu tranh và những giấc mơ của dân chúng cho một đời sống tốt đẹp hơn.
Những cộng đoàn ngôn sứ mà sống trong tình liên đớivới những người vốn đau khổ, vốn tạo nên những không gian thể lý và thiêng liêng cho đối thoại và được đâm rễ trong đoàn sủng của những đấng sáng lập là những dấu chỉ hy vọng tại Á châu ngày nay. Những nỗ lực cộng đoàn được tổ chức hướng tới một sự canh tân thiêng liêng vốn đặt nền đời sống thánh hiến trong một khoa linh đạo vững chắc và một sự hiểu biết sâu xa hơn về thế giới hôm nay, cũng như những chương trình đào luyện vốn chuẩn bị các tu sĩ cho ơn gọi ngôn sứ của họ và gương mẫu của những vị lãnh đạo ngôn sứ vẫn là những dấu chỉ khác của niềm hy vọng.
Trong một lục địa mà không được tằn tiện nỗi đau của chia rẽ – hoặc là xã hội, chính trị hay tôn giáo- chứng từ của những cộng thể đa văn hóa và quốc tế sống trong sự kính trọng và chấp nhận lẫn nhau, và ở đó những khác biệt được nhìn như sự làm giàu hơn là những vấn đề, là một biểu tượng ngôn sứ mạnh mẽ. Và chứng từ thinh lặng và khiêm tốn của những người được thánh hiến vốn tiếp tục trung thành giữa những bách hại và nguy hiểm cho đờisống của mình trong một vài quốc gia Á châu thì cũng thế. Gương sáng của vô vàn vị tử đạo Á châu đổ máu mình vì đức tin là một nguồn mạch lớn lao của khởi hứng cho những tu sĩ Á châu khi những đòi hỏi của lời ngôn sứ bắt đầu phải trả giá.
Lời ngôn sứ đòi hỏi sự triệt để, chiều sâu, can đảm và dám là khác biệt. Những chướng ngại cho lời ngôn sứ chân chính có thể đến từ những văn hóa Á châu. Khuynh hướng đó trong văn hóa tân thời hướng tới tính hời hợt và sợ hãi đối diện, khuynh hướng tới sự phù hợp (conformity) trong một vài nền văn hóa Á châu truyền thống đặt ra những khó khăn cho những ngôn sứ tương lai tại Á châu. Phong thái dễ dãi của nhiều tu sĩ và sự tự mãn điều này sinh ra là những chướng ngại khác phải được vượt qua.
Đáp lại thách đố là phải mặc lấy diện mạo của một tôi tớ-thần bí-ngôn sứ sẽ không thể được cho những người được thánh hiến trừ phi họ trở lại “những nguồn mạch của toàn bộ đời sống Kitô hữu và sự khởi hứng sơ khai của những tu hội ấy” (PC 2), để khôi phục lại những điều cốt yếu của đời thánh hiến và để giải thích lại hay để diễn đạt lại chúng trong bối cảnh văn hóa ngày nay. “Sự trung thành sáng tạo” áp đặt điều này trên họ.
Ngày nay sự trở về nguồn này cần thiết để đi xa hơn những cố gắng vốn đã được lấy ngay sau Vatican II để thích ứng những khía cạnh khác nhau của đời sống thánh hiến đối với những điều kiện của thế giới ngày nay (x. PC 8, 10, 20). Vượt quá sự thích ứng, tu sĩ được yêu cầu để hội nhập đời sống thanh hiến vào văn hóa (x. VC 80; EA 22). Hội nhập văn hóa kéo theo việc trở về những ý nghĩa và giá trị cơ bản của đời sống thánh hiến và tái diễn đạt chúng dưới hình thức vốn hòa hợp với những bối cảnh văn hóa của người tu sĩ. Nó hàm ẩn việc đảm nhận những yếu tố văn hóa tương hợp với đờisống thánh hiến hầu văn hóa và đời sống thánh hiến có thể làm giàu lẫn cho nhau.
Lời buộc tội là có “một diện mạo ngoại lai” đè nặng trên những người Kitô hữu và được thánh hiến trong nhiều phần của Á châu. Một số tuhội quốc tế vẫn rõ ràng được ghi dấu bằng những văn hóa của cội nguồn (chẳng hạn, trong phong thái sống, đào luyện, sử dụng ngôn ngữ, những phương pháp loan báo tin mừng, những hình thức tác vụ, những lối cầu nguyện và những cơ cấu/thực hành quản trị. Với sự hội nhập văn hóa, các tu sĩ sẽ trao ban một diện mạo Á châu rõ ràng cho khuôn mặt của mình như tôi tớ-thần nghiệm-ngôn sứ. Nó sẽ biến đổi họ từ việc là tu sĩ tại Á châu tới là tu sĩ Á châu. Nó sẽ dẫn họ tới tính năng động lớn lao hơn và sự canh tân đời sống, công việc, linh đạo, cơ cấu và sự cai quản, và sự biến đổi văn hóa. Tắt một lời, “một sự làm giáu đáng kể và một mùa mới của sự tăng trưởng thiêng liêng và tông đồ (SAC 19) sẽ là hoa quả của nó.
Có những cố gắng về phía các tu sĩ tại Á châu để suy tư về sự hiệp nhập đời sống thánh hiến vào văn hóa và để hiện thực nó trong cụ thể, chẳng hạn, trong phong thái sống, đào luyện, và những lãnh vực khác. Nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa. Hội nhập đời sống thánh hiến tại Á châu vào văn hóa không thể bị tách khỏi những thách đố của tình liên đới, hiệp thông, đối thoại và lời ngôn sứ. Đáp lại những thách đố này sẽ giúp đảm bảo một đời sống thánh hiến được hội nhập văn hóa.
Những cố gắng cho hội nhập văn hóa không phải không có những khó khăn. Trước hết giữa những điều này là ý niệm sai lạc rằng hội nhập văn hóa là một trách vụ cho những nhà chuyên môn. Nhưng nếu hội nhập văn hóa làm can dự một cuộc trao đổi hay một cuộc đối thoại giữa văn hóa và đờisống thánh hiến hầu văn hóa cảm thấy thoải mái với đời sống thánh hiến và đời sống thánh hiến tìm được một ngôi nhà trong văn hóa, thì hội nhập văn hóa chỉ có thể xẩy ra ở bình diện của đời sống hằng ngày. Sự suy tư bởi những chuyên viên vốn là phần cần thiết của tiến trình đó thì không ở tại lúc khởi đầu của tiến trình hội nhập văn hóa. Thứ đến việc hội nhập đời sống thánh hiến vào văn hóa đòi hỏi sự phân định. Hội nhập văn hóa là một thách đố, bất kỳ giai đoạn phát triển của văn hóa là gì, nhưng nó trở thành thậm chí khó khăn hơn khi đối diện với chủ thuyết đa văn hóa và sự phân mảnh văn hóa vốn đặc trưng hóa nhiều xã hội ngày nay. Hội nhập văn hóa không tuyệt đối hóa các nền văn hóa hay làm chúng thành chuẩn mực cho sự chọn lựa và quyết định của ta. Để điều này không xảy ra, cần có sự phân định. Một đào luyện yếu kém trong phân định sẽ làm cho sự hội nhập văn hóa chân chính thành rất khó khăn, nếu không phải là không thể được.
Để đáp lại nhiều thách đố được đặt ra cho đời sống thánh hiến tại Á châu ngày nay, có một nhu cầu lớn đối với các nhà đào tạo và lãnh đạo mà được điều chỉnh cho hợp với những thách đố này, sáng tạo trong suy tư của họ và can đảm trong hành động của họ. Đào luyện phải nhắm đến phát triển những giá trị cốt yếu cho đời thánh hiến và đến khơi động các tu sĩ để làm những chọn lựa được dựa trên những giá trị. Một khuynh hướng không may giữa một số hội dòng được đối diện bởi nhiều thách đố đối diện họ ngày nay là đối với họ được mãn nguyện với những chương trình đào luyện giàu có trong “nội dung” nhưng yếu kém hay không thích đáng về đào luyện trong những “giá trị” tin mừng và đoàn sủng.
Một đào luyện được hội nhập văn hóa và đặt trong bối cảnh vẫn là một quan tâm lớn cho những người được thánh hiến tại Á châu. Đối với những người ở trong những quốc gia vốn bị cắt khỏi sự canh tân được khởi đầu bởi Vatican II vì những thay đổi trong chế độ chính trị, đào luyện cố gắng để bù lại “thời gian đã mất” ngay cả khi những thách đố của những xã hội Á châu thay đổi mau lẹ và liên tục không để lại nhiều thời giờ. Cùng điều đó có lẽ được nói về những tu hội trong những “giáo hội trẻ” hay những tu hội mà có những người trở lại giữa những phần tử của mình. Thực tại của một nền tảng đức tin yếu kém vì một nền đào luyện không thích đáng được kết hợp đồng thời bởi những thách đố phức tạp từ những xã hội tiến hóa nhanh chóng của họ, đặt ra những câu hỏi nghiêm túc cho tương lai của một vài tu hội, bất kể một sự tăng lên ấn tượng trong con số các thành viên của họ.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, những nhà lãnh đạo của các tu hội tại Á châu được gọi tới một sự lãnh đạo sáng tạo vốn được trang bị với một ý thức sâu sắc về sự phân định như Thần khí đang thổi tới đâu trong xã hội và trong các giáo hội tại Á châu. Họ phải đảm bảo rằng những giá trị mà có thể biến đổi các tu sĩ thành những tôi tớ-thần bí-ngôn sứ chân thật là đích nhắm của đào luyện trong các tu hội của họ và những cấu trúc cần thiết để cổ xúy chúng thì thích hợp. Trở thành một tôi tớ-thần bí-ngôn sứ là một tiến trình suốt đời mà có thể được trợ giúp cách lớn lao bằng những tiến trình đào luyện thích đáng và những cấu trúc cộng thể hoặc bị ngăn cản với sự vắng diện của cùng những điều đó.
Hướng đến tương lai … với niềm hy vọng. Lối đường canh tân đời sống tu trì được vạch ra bởi Vatican II bốn mươi năm trước đã minh chứng là không thể đảo ngược. Những khai triển tiếp sau trong lục địa Á châu cho thấy điều này. Như những người được thánh hiến tại Á châu chiêm ngắm tương lai của họ trong một lục địa và trong một thế giới đang chịu một “sự thay đổi kỷ nguyên” ấn tượng, họ ý thức rằng họ sống trong một “thời gian ân sủng đặc biệt cho GH và cho đời sống thánh hiến trong lục địa đó ngày hôm nay.
Đức Gioan Phaolô II trong Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục Á châu viết: “Việc tìm kiếm TC, một đời sống hiệp thông huynh đệ, và sự phục vụ tha nhân là những đặc nét chính của đời thánh hiến mà có thể trao ban một chứng từ Kitô hữu quyến rũ cho những dân tộc Á châu hôm nay. Hội nghị đặc biệt cho Á châu thúc đẩy những người trong đời sống thánh hiến là những chứng nhân cho tiếng gọi phổ quát tới sự thánh thiện và những gương sáng khởi hứng cho các Kitô hữu cũng như những người không phải Kitô hữu về một tình yêu trao hiến chính mình cho mọi người, cách riêng những anh chị em bé nhỏ nhất.” (EA 44). Những tu sĩ nam nữ Á châu vốn mang khuôn mặt của một tôi tớ-thần bí-ngôn sứ nhập thể tốt đẹp những đặc tính này và đáplại tiếng gọi này. Họ sẽ có thể hấp dẫn và lôi kéo tới Ngài đấng họ yêu mến,hàng triệu người Á châu vốn đang tìm kiếm người trong những cách thức mà thậm chí chính họ cũng không biết. Điều này sẽ là sự đóng góp không thể thay thế của họ tron việc nắn hình “Á châu mới” mà được sinh ra hôm nay và trong việc hiện thực niềm hy vọng mà trong thiên niên kỷ thứ ba´”một mùa gặt lớn lao của đức tin sẽ được thu hoạch trong lục địa rộng lớn và sinh động này” (EA 1.)
[Ghi chú: bản văn này được tiếp nhận vào cuối năm 2005; xin chân thành cám ơn tác giả vì sự cộng tác này.]