Skip to content
Banner 10.2024
Ngôn ngữ

Giáo Hội Học Của Công Đồng Vatican II

Administrator
2018-09-23 08:38 UTC+7 24
Tác giả: Rev. Joseph A. Komonchak (The Catholic University of America, March 27, 1999). Chuyển ngữ: Lm. Giuse Nguyễn Văn Am, SDB.   Người ta thường xin tôi thử [làm] điều mà tôi không cho phép các học sinh cao học của tôi thử: bàn đến một câu hỏi rất lớn và phức tạp trong […]


Tác giả: Rev. Joseph A. Komonchak (The Catholic University of America, March 27, 1999).

Chuyển ngữ: Lm. Giuse Nguyễn Văn Am, SDB.

 

Người ta thường xin tôi thử [làm] điều mà tôi không cho phép các học sinh cao học của tôi thử: bàn đến một câu hỏi rất lớn và phức tạp trong một thời gian rất ngắn. Hiển nhiên việc đó thực khó khăn, thậm chí không thể được nữa. Karl Rahner ghi nhận rằng Vatican II “trong tất cả 16 hiến chế, sắc lệnh và tuyên ngôn của mình đã quan tâm đến GH.” Vào thời công đồng người ta đã nỗ lực mang lại một sự nhất quán cho công trình của công đồng bằng cách phân chia những mối quan tâm của công đồng thành hai tiêu đề lớn: Ecclesia ad intra và Ecclesia ad extra; một sự phân biệt hữu ích song cũng có giới hạn của nó. Nhưng dù sao, nó không giảm nhẹ (lessen) công việc của người ta. Những tài liệu khác nhau của công đồng được soạn thảo do những uỷ ban khác nhau, làm việc theo những nhịp độ khác nhau, đối diện với những vấn đề khác nhau và vì những mục đích khác nhau; thiếu phối kiểm và thiếu mối quan tâm về hệ thống không hoàn toàn bị phản nghịch (offset) [=không hoàn toàn sai] bởi sự kiện là cùng nhiều chuyên viên đóng những vai trò lớn trong những tài liệu đó. (Tôi nghĩ cách riêng tới Gerard Philips, Yves Congar). Do đó, chẳng hạn, hiến chế về Phụng vụ được hoàn thành trước hiến chế về GH và hiến chế này lại xong trước hiến chế về Mạc khải và GH trong thế giới ngày nay. Hơn nữa, về nhiều vấn đề, công đồng tự do chọn lựa là không làm những vấn đề quan trọng ổn định (settle on), nhưng lại xác quyết những điều kiện (terms) của chúng và để cho các nhà thần học và những người khác làm ra một sự hòa giải nhất quán hơn có thể được vào lúc đó. Công đồng cũng chọn một thuật hùng biện (rhetoric), có đặc tính lan man (discursive), và ám chỉ (allusive) hơn là một ngôn ngữ và lý luận có tính rút gọn (telegraphic) nào đó của những công đồng trước kia. Người ta có thể thêm vào những khó khăn này những khó khăn khác nữa vốn thường nảy sinh nếu người ta đã phải cố gắng giải thích (explicate) khoa GH học hoạt động trong công đồng như một biến cố.

Tôi nghĩ, thực là một sai lầm để đi tìm một khoa GH học hoàn toàn nhất thống, hệ thống và toàn diện trong những văn kiện công đồng. Tôi sẽ không cố làm điều đó ở đây. Công đồng không đưa ra một khảo luận và bốn năm thảo luận của công đồng không tuân theo những quy luật của một hội thảo thuộc cấp tiến sĩ. Đàng khác, chỉ rảo qua từng văn kiện một, rồi bó buộc tóm lại cách vắn gọn, quả là tẻ nhạt. Thay vì thế, tôi sẽ hỏi ba câu hỏi vốn thiết thân với bất kỳ khoa giáo hội học nào, và bình luận điều công đồng cống hiến bằng đường lối thiết định (by the way of position) lập trường. Ba câu hỏi là: GH là gì? GH ở đâu? GH vì điều gì?
 
I. GIÁO HỘI LÀ GÌ?

Vatican II không cho ta một định nghĩa đơn giản về GH; điều này người ta có thể đã từng kỳ vọng theo tựa đề của bản thảo đầu tiên De Ecclesia mà chương thứ nhất của nó có tựa đề “Bản chất của GH.” Thay vì đó, chương đầu tiên của LG lại có tựa đề “Mầu nhiệm GH”; kính trọng mầu nhiệm TC ở bên trong GH dẫn công đồng tiếp cận với GH theo cách suy niệm hơn và qua nhiều phương cách. Một trình thuật ngắn gọn về lịch sử cứu độ thiết lập Ba ngôi nên nền tảng và trung tâm của GH, đang khi gặt hái được (yielding) một ý nghĩa bao quát nhất là toàn thể những người được cứu độ, từ Abel tới người công chính sau cùng. Một cuộc thảo luận được nhuận sắc về mối tương quan của GH với Vương quốc được theo sau bởi một sự chọn lựa giữa về GH giữa nhiều hình ảnh KT, với sự nhấn mạnh đặc biệt tới hình ảnh Thân mình Đức Kitô. Chương một kết thúc với một sự nhấn mạnh rằng GH vừa là một cộng đoàn thánh thiện của đức tin, cậy, mến vừa là một cơ cấu hữu hình, là thân mình mầu nhiệm Đức Kitô vừa là một xã hội phẩm trật nổi bật, vừa là một cộng đoàn thiêng liêng vừa là một nhóm hữu hình, được phú ban những tặng phẩm trên trời và hiện diện ở đây trên trần, vừa thánh thiện vừa luôn cần thanh tẩy, một GH tồn tại trong GH công giáo.

Chương hai có tựa đề “Dân TC.” Một số người giải thích đã cắt nghĩa sai chương này và chủ đề của nó, như thể lúc này công đồng chuyển qua tới một đề tài khác; thậm chí, một số người nhìn chương hai như có một sự căng thẳng nào đó đối với chương một và đề tài về mầu nhiệm của nó. Chẳng bao lâu sau Công đồng, không hiếm những đề nghị rằng người ta phải chọn giữa Thân mình Đức Kitô và Dân TC, và những thập niên vừa qua đã thấy một sự chuyển qua từ Dân TC tới sự hiệp thông như là chìa khóa của khoa Giao hội học của công đồng, một lần nữa như thể người ta lại phải chọn cái này hoặc cái kia. Những đề nghị như thế quả rõ ràng là xa với ý định của công đồng biết bao theo sự giải thích mà Uỷ ban Tín lý đã cống hiến khi giới thiệu chương hai mới mẻ này. Uỷ ban nói, chương hai này là phần nội khởi của việc khảo sát mầu nhiệm GH và không được tách khỏi bản chất và mục đích nội tại của GH; chất liệu đã được phân thành hai chương đơn giản bởi vì [để thành] một chương [mà thôi] hẳn là quá dài. Chương thứ nhất đã xét GH trong cái chiều dài từ trước khi tạo dựng trong kế hoạch của TC cho đến khi hoàn thành trên trời; chương hai muốn bàn đến cùng một mầu nhiệm trong thời gian giữa cuộc Thăng thiên và Quang lâm (parousia), suốt thời gian mà GH sống nhờ đức tin cho đến khi được hoàn thiện trong hưởng kiến. Nói cách khác, chương hai bàn đến mầu nhiệm GH như được sống trong lịch sử. GH là “sự hiệp thông sự sống, đức ái và chân lý”, là “dân thiên sai” mà TC dùng như khí cụ cứu độ, là “bí tích hữu hình của sự hiệp nhất cứu độ.” Cuối chương này diễn tả GH vừa là dân TC, Nhiệm thể Đức Chúa, và Đền thờ của Thánh Thần quay về lại trung tâm là Ba ngôi mà từ đó chương một đã bắt đầu.

Trong hai chương này người ta tập trung vào việc diễn tả GH cốt yếu mang tính chất thần học. Những chương khác của LG nói rõ cách chi tiết sự khác biệt của những phần tử của GH giữa giáo sĩ, giáo dân, và tu sĩ, ơn gọi chung của họ tới sự thánh thiện, sự kết hiệp của họ với các thánh trên trời, và định mệnh cánh chung cuối cùng của họ, mà Đức Nữ Trinh Maria là khuôn mẫu của điều ấy. Một vài người giải thích đã lấy sự khác biệt rõ ràng trong ngôn ngữ và chủ đề vốn ghi dấu cách riêng các chương III và IV như nói lên rằng có một sự thay đổi (hay những thay đổi) trong khoa Giáo hội học ẩn dưới (underlying). Tôi không nghĩ rằng điều này đúng, trừ phi người ta nuông chiều (indulge) một ý tưởng mang ít tính công giáo hơn rằng sự khác biệt (differentiation) không tương hợp (incompatible) với sự hiệp thông hay luật lệ và đặc sủng là những đối nghịch (antinomies).

Nói cách khác, quan điểm của tôi là người ta không nên nói về một vài khoa giáo hội học trong LG và trong những văn kiện khác của công đồng. Không có bằng chứng nào cho thấy các nghị phụ công đồng nghĩ rằng họ tráo đổi (juggle) những hình ảnh, khái niệm hay khuôn mẫu khác nhau về GH. Thực vậy, công đồng cần phải giải phóng những chiều kích thiêng liêng và thần học khỏi những ép buộc (constraints) của Tin lành trong bản thảo đầu tiên, và đó là thành tựu lớn lao của LG. Nhưng một khi đã được tự do, các giám mục tiến hành để bàn, một cách lần lượt và khác biệt, những yếu tố cốt thiết của thực tại phong phú và sâu xa của GH duy nhất. Tôi không nói rằng kiến tạo một khoa Giáo hội học nhất quán từ tất cả điều ấy là điều dễ dàng đâu; song đó lại là trách vụ của các thần học gia; đối với công đồng đặt ra (xếp đặt ra) những chiều kích cần phải hòa hợp là đủ rồi.
 
II. GIÁO HỘI Ở ĐÂU?

Có một vài bình diện mà ở đó ta có thể hỏi câu hỏi này. Bình diện thứ nhất, thoạt tiên, dường như là dễ dàng nhất: đồng hóa (nhận diện) những phần tử của GH và bạn sẽ biết GH ở đâu. Đây là phương pháp mà Robert Bellarmine đã dùng; những tiêu chuẩn của ông về tư cách là phần tử của GH được Đức Giáo hoàng Piô XII áp dụng và rồi được dùng đến trong bản thảo đầu tiên De Ecclesia. Sự khó khăn với lối tiếp cận này là để rõ ràng và dứt khoát cho những mục đích hộ giáo, những tiêu chuẩn cũng phải là ngoại tại và đơn giản (tối thiểu, minimalistic) – sự tuyên xưng đức tin bên ngoài, lãnh nhận các bí tích, lụy phục quyền bính thích đáng – trong khi những chiều kích nội tại của tư cách là phần tử (của GH) bị bỏ qua một bên. Chỉ những người công giáo Roma mới là những thành viên chân thực của GH; những người khác thuộc về GH chỉ bằng ước muốn thôi. Bằng cách này, những tiêu chuẩn về tư cách là thành viên dẫn tới kết luận được xác quyết để đáp lại lối hỏi song song khác và trả lời cho câu hỏi: GH của Đức Kitô là GH Công giáo Roma.

Nhưng lối tiếp cận này có thể không đầy đủ nếu người ta đã phải thừa nhận lối tiếp cận của công đồng đối với GH như mầu nhiệm hiệp thông được Dân TC sống trong lịch sử. Bởi vì trong hai khía cạnh lối tiếp cận đó cấm ta giản tiện đồng nhất GH Công giáo Roma với GH của Đức Kitô. Trước tiên, thực tại hiệp thông vượt quá những biên cương của GH công giáo, vì có những người không-công giáo được rửa tội mà nhờ đức tin, cậy mến của mình sống đời sống hiệp thông trong Đức Kitô và Thần khí, và có những người công giáo Roma lại không sống trong Thần khí. Thứ đến, khi ta xem xét những yếu tố thiêng liêng, bí tích và tác vụ, vốn tạo thành và sinh động GH, ta khám phá rằng rất nhiều những yếu tố quan trọng nhất này hiện có trong những giáo hội và cộng đoàn kitô hữu khác ở đó chúngï có thể làm trung gian cho ơn cứu chuộc (UR 3). Để xét đến hai nhận xét này, Công đồng dùng từ ngữ hiệp thông và đính kết (tháp nhập) thay cho từ ngữ tư cách là thành viên và xác quyết rằng thêm vào những tiêu chuẩn quen thuộc, sự tháp nhập đầy đủ vào GH-xã hội đòi phải có (hay nhờ) Thánh Thần, trong khi những kitô hữu khác và những cộng đoàn của họ có thể hưởng được những hình thức hiệp thông ít hơn hay những liên hệ khác.

Do vậy, công đồng nhuận sắc tuyên bố khác và xác quyết rằng GH của Đức Kitô “tồn tại trong” (hơn “là”) GH Công giáo Roma. Uỷ ban Tín lý giải thích tại sao lai thay đổi động từ này, vốn được tranh cãi từ nhiều phía; động từ không nói đến những suy lý triết học về “sự tồn hữu” (subsistence); tuy nhiên, nó lại thích hợp hơn bởi vì công đồng nhìn nhận có những yếu tố của GH bên ngoài GH công giáo. Những yếu tố này được liệt kê ít là ba chỗ và bao gồm sống trong ơn thánh, tháp nhập vào Đức Kitô, hiệp thông trong Thánh Thần, Kinh Thánh, các bí tích, lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ, v.v. Ấy là, lời tuyên bố đặc biệt rằng GH của Đức Kitô “tồn tại trong” GH công giáo, có nghĩa rằng nơi GH ấy mà thôi ta có thể tìm được “đầy đủ những phương thế cứu độ” (UR 3); những phương thế ấy tôi hiểu là toàn vẹn kinh tin kính, đầy đủ các bí tích và tác vụ tông truyền sung mãn.

Trên một bình diện khác, câu hỏi “GH ở đâu?” gợi lên câu hỏi về mối liên quan giữa GH phổ quát duy nhất và nhiều giáo hội địa phương. Công đồng thường xuyên thừa nhận một viễn ảnh phổ quát (universalistic): GH, như TC muốn, từ buổi sáng tạo đạt tới sự thành toàn trong Vương quốc, hiện hữu khắp thế giới giữa các dân tộc và các nền văn hóa trên trái đất, được lời Đức Kitô và ân sủng Thần khí kiến tạo và sinh động (enlivened), được một tác vụ tông truyền hướng dẫn. Những yếu tố này tạo thành điều mà LG gọi là “hình ảnh của GH phổ quát” theo đó các giáo hội địa phương được hình thành. Nhưng cùng câu này cũng xác nhận rằng chỉ trong và từ những giáo hội địa phương mà một Giáo hội công giáo duy nhất hiện hữu (LG 23); xác quyết này nhà giáo luật người Ý sau này, Eugenio Corecco, coi là “công thức quan trọng nhất của công đồng về GH.” Nó đảm bảo, hay phải đảm bảo, rằng mối liên hệ giữa toàn GH và các giáo hội địa phương được xem là một sự bao gồm hỗ tương hay tương tác, rằng các GH địa phương không được coi là những phân khu (subdivisions) thuộc về quản trị của một thực tại tiền hữu, hoặc GH duy nhất như một liên bang là hệ quả của những GH địa phương. Nhiều GH không phải là những GH song thuộc một GH duy nhất; GH duy nhất không hiện hữu trừ phi trong và từ nhiều GH.

Từ Công đồng, những xác quyết được nhuận sắc cẩn thận cũng như điều kiện hóa lẫn nhau này đã thúc đẩy điều mà một số người gọi là một “cuộc cách mạng Copernic” trong GH học; đó là canh tân sự quan tâm đến các GH địa phương mà sự hiệp thông của các giáo hội ấy là toàn GH. Ta đặc biệt tập trung chú ý tới điều làm GH địa phương thành địa phương: nghĩa là, một sự dành riêng được nhập thể của lời và ân sủng TC trong những cộng đoàn được quy tụ tại những thời gian và nơi chốn đặc thù và đối diện những thách đố văn hóa và lịch sử biệt loại. Bản chất đầy đủ của điều làm GH thành GH được hiện thực trong những giáo hội địa phương này, một cách khả giác nhất trong những cộng đoàn thánh thể (SC 42 và LG 26). Theo thần học, địa phận được định nghĩa là “một phần của Dân TC được trao cho một Giám mục để cai quản với sự trợ giúp của hàng niên trưởng, hầu, trung thành với vị chủ chăn của mình và được ngài tụ tập qua Tin mừng và Thánh Thể trong Thánh Thần, địa phận ấy tạo thành một GH địa phương trong đó GH duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền của Đức Kitô hiện hữu” (CD 11). Những hạn từ GH “địa phương” và “đặc thù” cũng được dùng cho các nhóm được liên kết có tổ chức của các GH, “những dung môi (matrices) của đức tin” rõ ràng trong sự duy nhất của đức tin và cơ cấu, vui hưởng kỷ luật, những cách dùng phụng vụ, gia sản thần học và thiêng liêng riêng của mình. Ecclesiarium localium in unum conspirans varietas này được minh họa trong những tòa thượng phụ xa xưa và những hội đồng Giám mục ngày này (LG 23).

Công đồng còn thêm những suy tư vốn cổ xuý đặc tính địa phương chân chính của chúng vào những nhận định này, mà đặt nền thực tại GH toàn vẹn của các cộng đoàn đức tin trên tất cả những bình diện đặc thù này. Những cộng đoàn này phải đảm nhận sự phân định các thần khí vốn thừa nhận và hòa hợp (integrates) điều gì là chân thật và tốt lành trong những nền văn hóa đặc thù của chúng, thanh tẩy điều gì là không tốt, và như vậy làm phát sinh điều này là Đức Kitô và GH không còn xa lạ với bất kỳ ai và bất kỳ nơi chốn nào (AG 8), là cộng đoàn các tín hữu, được phú ban với những sự giầu có văn hóa của quốc gia mình, được đâm rễ sâu xa trong dân tộc ấy (AG 15) đến nỗi họ đảm nhận (undertake) một intellectus fidei mới mẻ dưới dạng (in terms of) nền triết lý và khôn ngoan của dân tộc ấy (AG 22), là họ sống cho TC theo những cách dùng tôn kính của quốc gia họ (AG 15), và họ tham gia vào đời sống xã hội và văn hóa địa phương (AG 11). GH trở thành công giáo cách cụ thể bằng cách trở thành địa phương. Và điều này được đặt nền trong ý niệm sâu xa của công đồng về tính công giáo như là “tặng phẩm của chính Đức Chúa nhờ đó GH công giáo cố gắng không ngừng và một cách có hiệu quả để khôi phục toàn nhân loại với những của cải của mình dưới tư cách là đầu của Đức Kitô (headship) và trong sự hiệp nhất của Thánh Thần. Nhờ tính công giáo này, các thành phần cá nhân mang những tặng phẩm của riêng mình tới những phần khác và tới toàn GH hầu toàn thể và mỗi thành phần được kiện cường bằng sự chia sẻ lẫn cho nhau cũng như bằng nỗ lực chung để hoàn thành sự sung mãn trong hiệp nhất” (LG 13). Giáo huấn của công đồng được quân bình cách tốt đẹp: GH không là công giáo nếu GH không đặc thù, nghĩa là, địa phương; song đặc thù hay địa phương không là GH trừ phi là công giáo trong mọi lãnh vực, nghĩa là, được hòa hợp cách cứu độ (redemptively).

Cuối cùng khi trả lời câu hỏi “GH ở đâu?” ta có thể nhìn tới những địa vị (ranks) khác biệt của cộng đoàn tín hữu. Uỷ ban Tín lý cố gắng vạch ra rằng hạn từ “dân TC” quy chiếu tới tất cả những ai thuộc về GH, giáo sĩ cũng như giáo dân; Uỷ ban nói rằng chương này đã được đưa vào để tiếp tục trình bày (exposition) điều thuộc về toàn thể các tín hữu trước khi Hiến chế nói đến điều làm phân biệt và đặc trưng những nhóm đặc thù trong GH, nghĩa là, giáo phẩm, giáo dân và tu sĩ. Dù sao, điều phân biệt LG khỏi một “thứ phẩm trật học” (hierarchology) vốn đã từng ghi dấu nhiều khảo luận trước công đồng về GH là công đồng dành chú ý đến chỗ đứng và vai trò của giáo dân.

Vượt xa một sự miêu tả tiêu cực về giáo dân như là mọi người không phải là giáo sĩ và tu sĩ, LG miêu tả họ là “những tín hữu Chúa Kitô, những người được tháp nhập vào Đức Kitô nhờ phép rửa, được kiến tạo trong Dân TC, và theo cách riêng của mình chia sẻ vào chức năng tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Kitô, góp phần mình vào sứ mệnh của toàn dân Kitô hữu trong GH và trong thế giới” (LG 31). Công đồng cố gắng đặc biệt (are at pains) ghi nhận “phẩm giá chung của các phần tử của GH vốn xuất phát từ cuộc tái sinh của họ trong Đức Kitô, ân sủng chung là con cái TC, tiếng gọi chung tới sự hoàn thiện, một ơn cứu độ, một đức cậy, và đức ái không hề bị chia tách.” Công đồng loại bỏ bất kỳ “sự bất bình đẳng nào giữa mọi người về phương diện phẩm giá và hoạt động vốn là chung cho tất cả mọi người để xây dựng Thân mình Đức Kitô” (LG 32). Thêm vào việc hoạt động qua sứ vụ được thụ phong và các bí tích, Thần khí ban những tặng phẩm đặc biệt cho các tín hữu, “mà nhờ tiếp nhận chúng, ngay cả những tặng phẩm thông thường nhất, nảy sinh một quyền lợi và bổn phận thực thi chúng trong GH và trong thế giới . . ., trong sự tự do của Thánh Thần . . . và trong sự hiệp thông với anh chị em trong Đức Kitô và với các vị chủ chăn một cách đặc biệt” (AA 3). Trên toàn bộ những nền tảng bí tích và đặc sủng này, công đồng đặt nền toàn bộ quyền lợi và bổn phận cho tất cả các kitô hữu, vốn bao gồm quyền lợi “là đón nhận dư tràn sự trợ giúp của những của cải thiêng liêng của GH, quyền lợi và đôi khi bổn phận diễn tả những quan điểm của mình về những vấn đề GH, và quyền lợi sáng kiến những hoạt động để phục vụ GH. Hơn nữa, công đồng xác quyết khả năng của giáo dân để dấn mình trong những hình thức trực tiếp hơn của sự cộng tác trong hoạt động tông đồ của hàng giáo phẩm và được chỉ định vào một số những chức năng thuộc Giáo hội (LG 33, 35). Những xác quyết như thế đã thúc đẩy sự gia tăng đặc biệt (spectacular) trong những hoạt động, tác vụ, và những hiệp hội khác nhau của giáo dân và từ thời Công đồng chúng ta đã nhìn thấy là một trong những minh chứng của những tuyên bố của công đồng rằng “GH không thực sự được thiết lập và không sống sung mãn, cũng như là một dấu chỉ hoàn hảo của Đức Kitô, trừ phi có một hàng giáo dân chân chính hiện hữu và hoạt động sát cánh với hàng giáo sĩ” (AG 21).

Nếu những đoạn văn đó mạnh mẽ xác quyết phẩm giá và vai trò của tất cả các kitô hữu, trước bất kỳ những phân biệt (khác biệt, differentiations) nào, thì vẫn còn phải xác định chính xác hơn điều gì làm phân biệt người giáo dân. Đang khi cống hiến điều mà Uỷ ban Tín lý gọi là một “miêu tả tiêu biểu” hơn là một “định nghĩa hữu thể học”, công đồng tìm thấy điều này nơi “đặc tính trần thế” của họ, nghĩa là, trong cuộc sống được sống giữa thế gian, trong “những hoàn cảnh thông thường của đời sống gia định và xã hội, mà, có thể nói, kiến tạo nên bề mặt (texture) của cuộc sống họ.” Cuộc sống tiêu biểu trong thế giới ấy là nơi chốn (locus) của ơn gọi Kitô hữu của người giáo dân, được đặt nền trong bí tích phép rửa và thêm sức và nơi những đặc sủng của họ, vốn chia sẻ vào sứ mệnh cứu độ của GH, hầu họ là những người “làm cho GH hiện diện và tích cực ở những nơi đó và trong những hoàn cảnh mà chỉ qua họ GH mới có thể là muối của trần gian tại đó mà thôi” (LG 33). Vai trò đặc biệt của họ là “soi sáng và sắp xếp tất cả những sự vật trần thế tăng trưởng hợp với Đức Kitô và cho vinh quang của Đấng Tạo hóa và Cứu chuộc” (LG 32). Họ phải nỗ lực đảm nhận “vai trò chính yếu” “hầu Thần khí của Đức Kitô có thể ngập tràn thế giới và thế giới có thể đạt tới định mệnh của mình trong công bằng, tình yêu và bình an một cách hữu hiệu hơn” (LG 36; AA 7).
 
III. GIÁO HỘI SỐNG VÌ ĐIỀU GÌ?

Nhấn mạnh đến giáo dân là sự hiện diện và hoạt động chính yếu của GH trong thế giới chuyển chúng ta tới câu hỏi về sứ mệnh của GH. Trong LG chủ đề này được nói đến trên bình diện thần học dưới dạng (liên quan đến, in terms of) GH như bí tích. Hạn từ được giải thích trong chính đoạn văn đầu tiên: GH là “dấu chỉ và bí tích của sự kết hiệp mật thiết với TC và của sự duy nhất của toàn nhân loại”;  ta nhận ra (recommended) sự kiện là “Con người ngày nay được xích lại ngày một gần gũi nhau hơn nhờ những mối dây xã hội, kỹ thuật và văn hóa” và GH càng phải hoạt động cấp bách hơn hầu “con người cũng có thể đạt được sự hiệp nhất trong Đức Kitô” . Sau này công đồng nói rằng “dân tộc thiên sai này, dù chưa bao gồm tất cả mọi người và thường tỏ ra là một đàn chiên nhỏ bé, lại là hạt mầm chắc chắn nhất cho sự hiệp nhất, hy vọng và cứu rỗi, “ và sự “hiệp thông đời sống, tình yêu và chân lý”; nghĩa là, ta nói GH phải là “khí cụ của Đức Kitô để cứu chuộc mọi người”, là “bí tích hữu hình của sự hiệp nhất cứu độ này” (LG 9). Sự hiệp nhất công giáo này của Dân TC “tiên báo (prefigure) và cổ xuý hòa bình phổ quát” (LG 13); sự khôi phục mọi sự trong Đức Kitô đã bắt đầu trong GH là “bí tích phổ quát của ơn cứu độ” (LG 48). Bằng những xác quyết như thế, ta nhớ lại cuốn sách nổi tiếng, Catholicism, của Henri de Lubac; cuốn sách này không chỉ giúp khôi phục ý tưởng GH là bí tích song cũng xoay quanh những ý niệm là một sự duy nhất nguyên thủy được TC tạo dựng, bị tội lỗi phá vỡ song lại được khôi phục trong Đức Kitô; viễn ảnh mà De Lubac lý luận có thể vượt thắng ý tưởng rằng kitô giáo là một tôn giáo dành cho sự an ủi bên trong của các cá nhân tách lìa khỏi dòng lịch sử rộng lớn hơn.

Với những tuyên bố này công đồng lập tức kéo ta chú ý đến điều gì là phân biệt nhất, cấu tạo nhất về GH như là “dấu chỉ” bởi vì hiệu quả của lời và ân sủng cũng như thúc đẩy vai trò là dụng cụ cứu độ trong thế giới. Chính vai trò này được khai triển đầy đủ nhất trong GS, hiến chế mục vụ về GH trong thế giới ngày nay. Bản văn này được viết một cách nào đó độc lập với những hiến chế tín lý của công đồng, và ít nhất, mãi cho tới những giai đoạn chót, do những giám mục và chuyên viên khác với những người đã tập trung công việc của mình vào những bản văn khác. Vì lý do này, khoa giáo hội học trong GS đôi khi bị chỉ trích là không hòa hợp với viễn ảnh thần học, thiêng liêng và phụng vụ hơn được đề ra ở các chỗ khác và giới hạn (verging) vào điều được coi là ý niệm về GH mang tính “xã hội học” mà thôi. Từ thời công đồng thậm chí đã nảy sinh một cuộc tranh cãi, chẳng hạn, xem LG hay GS nên chiếm chỗ trung tâm trên bình diện chú giải cho lối cắt nghĩa về khoa giáo hội học của công đồng. Tôi thấy, cuộc tranh cãi này tự nó là triệu chứng rằng ta cần phải hòa hợp sứ mệnh của GH vào trong khoa Giáo hội ngay từ đầu, chứ không bỏ mặc nó cho một chương riêng và muộn trong khảo luận của mình.

Vì đối với GS, ít là hai chỗ khác nhau nhấn mạnh rằng nó giả định điều ta đã nói đến ở chỗ khác trong các bản văn công đồng về mầu nhiệm GH khi công đồng đảm nhận phải bàn đến sự hiện diện và hoạt động của cùng một GH trong thế giới hôm nay (GS 2, 40). Sau khi bản thảo áp chót bị phê bình vì ý niệm hàm hồ “thế giới”, bản văn được hiệu đính để bao gồm một miêu tả phải mang tính cách nhân học và thần học ngay lập tức: “Thế giới mà công đồng có trong tâm trí là toàn thể gia đình nhân loại với toàn thể các thực tại mà gia đình ấy đang sống giữa, thế giới như là sân khấu của lịch sử con người, được ghi dấu bởi lao động con người, những thất bại và chiến thắng, thế giới mà người Kitô hữu tin là đã được thiết lập và nâng đỡ do tình yêu của Đấng Tạo hóa, bị giản lược vào nô lệ và tội lỗi nhưng được giải thoát do Đức Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, Đấng đã bẻ gay quyền lực của Ác thần hầu nó có thể được biến đổi theo kế hoạch của TC và có thể đạt tới sự hoàn thiện của mình” (GS 2). Nhưng công đồng không đảm nhận một cuộc tranh cãi chung chung giữa GH và thế giới, song là bàn luận mục vụ loại biệt của GH trong thế giới ngày nay. Chính vì thế, công đồng cống hiến trong một hình thức xuyên suốt song cũng tóm lược trong GS 54 một bản miêu tả về một vài nét của thế giới hôm nay mà giữa những điều ấy, công đồng nhắc đến sự biến đổi nhanh chóng và sâu rộng trên bình diện văn hóa và xã hội của nó; ấn tượng của những khoa học tự nhiên và xã hội cũng như kỹ thuật; sự hiện đại hóa, kỹ thuật hóa, đô thị hóa, truyền thông xã hội; ý nghĩa năng động về thiên nhiên; đòi hỏi nhân quyền và được tự do hơn để hiện thực chính mình; phổ biến dân chủ; mối tương quan thay đổi giữa GH và quốc gia. Trong những khai triển này, công đồng nói “chúng ta đang chứng kiến một thuyết nhân bản mới ra đời trong đó trách nhiệm của họ đối với anh chị em mình và với lịch sử” xác định con người vượt lên trước tất cả mọi sự khác (GS 55).

Có lẽ chúng ta phải tóm gọn điều này bằng cách nói rằng trong GS công đồng đang bàn đến mối tương quan giữa GH và dự phóng lịch sử của trách nhiệm đối với chính mình và sự hiện thực chính mình của con người. Ý nghĩa tương xứng của từ ngữ “thế giới” là cái mà con người đã làm, đang làm và sẽ làm bằng cách sử dụng tự do của mình; có lẽ nó ít là thế giới “như sân khấu của lịch sử con người” hơn là thế giới như tấn kịch của lịch sử con người. Ẩn dưới điều này là một nhân học được trương rộng vốn đi xa hơn một nhận xét chỉ mang tính cách tâm lý, mà là nội dung để liên hệ tin mừng và ân sủng với tấn kịch của trách nhiệm chính mình của cá nhân, với một khóe nhìn đầy đủ hơn vốn liên hệ những tặng phẩm của TC, và GH như là sự nhập thể của các tặng phẩm ấy, với tấn kịch lớn hơn của sự trách nhiệm chính mình mang tính tập thể và lịch sử của nhân loại, một tấn kịch trong đó GH thông phần vào trong tất cả nỗi vui mừng và hy vọng, lo buồn và ưu sâu, vĩ đại và khôn cùng của nó.

Có một xác quyết có uy lực và có chương trình trong đó công đồng nói rõ rằng GH thông phần vào tấn kịch lịch sử này cũng chính làcùng một GH vốn nảy sinh từ quà tặng của TC:

Xuất phát từ tình yêu của Chúa Cha vĩnh cửu, được Chúa Kitô thiết lập trong thời gian và được Thánh Thần quy tụ nên một, GH có một mục đích cứu độ và cánh chung mà chỉ có thể đạt tới viên mãn trong sự sống đời sau. Nhưng GH hiện hữu ở đây và lúc này trên trái đất, gồm những người là phần tử của thành đô trần thế, những người được gọi để hình thành gia đình của những người đã là con cái TC rồi trong lịch sử của nhân loại và gia tăng thêm mãi cho đến lúc Chúa quang lâm. Được nên một và phong phú nhờ những phúc lành trên trời, gia đình được Đức Kitô “thiết lập và tổ chức như một xã hội trong thế giới ngày nay” và “ban cho những phương thế cho sự kết hiệp hữu hình và xã hội.” Do vậy GH, ngay lập tức là “một nhóm hữu hình và một cộng đoàn thiêng liêng” cùng hành trình với nhân loại và chia sẻ cùng số phận trần thế với thế giới và hiện là men, và có thể nói, là linh hồn của xã hội con người, vốn phải được canh tân trong Đức Kitô và được biến đổi thành gia đình của TC.

Sự thấm nhập này của thành đô trần thế và thiên quốc chỉ có thể được cảm nhận do đức tin; thực vậy, nó vẫn còn là mầu nhiệm của một lịch sử nhân loại mà luôn luôn bị tội lỗi tác quái cho đến khi ánh huy hoàng của con cái TC được mạc khải tròn đầy. Trong việc theo đuổi mục đích cứu độ của mình, GH không chỉ thông truyền sự sống TC cho con người; GH cũng tỏa chiếu ánh sáng được phản ánh của mình một cách nào đó trên toàn thế giới, cách riêng bằng cách thuyên chữa và nâng cao phẩm giá con người, bằng cách kiện cường sự nhất quán của xã hội con người, và bằng sự phú ban cho hoạt động hằng ngày của con người một ý nghĩa và cảm thức sâu xa hơn. Vì vậy, GH tin rằng qua mỗi phần tử của mình và toàn cộng đồng GH, GH có thể cống hiến nhiều hầu làm cho gia đình nhân loại và lịch sử của họ nên nhân bản hơn (GS 40).

Bởi vì tấn kịch mà là lịch sử con người một cách tối hậu là một tấn kịch được xác định cách thần học, như một nỗ lực, bị tội lỗi  bẻ cong và được ân sủng ban lại khả năng (enabled), của những tạo vật nhân sinh của TC để hiện thực nhân tính sung mãn của mình trong Đức Kitô, thì GH có bổn phận “phải khảo sát những dấu chỉ thời đại và giải thích chúng trong ánh sáng Tin mừng”, nghĩa là, “cố gắng phân định trong những biến cố, nhu cầu và khát vọng mà GH chia sẻ với con người khác của thời đại chúng ta mà là những dấu chỉ của sự hiện diện và mục đích của TC” (GS 4, 11). Và chính cùng sự nối kết này trong dự phóng chung của nhân loại dẫn công đồng nhìn nhận rằng “bất cứ điều gì đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng nhân loại trên bình diện gia đình, văn hóa, đời sống kinh tế và xã hội, chính trị quốc gia và thế giới, do kế hoạch của TC cũng đóng góp không nhỏ cho cộng đoàn GH theo mức độ GH lệ thuộc vào những điều ở bên ngoài chính mình” (GS 44).

Làm thế nào để liên hệ những nỗ lực lịch sử này và những kết quả của chúng với Vương quốc TC là một vấn đề có sự bất đồng nào đó tại Vatican II. Để tránh một sự đồng hóa dễ dãi và để kính trọng mầu nhiệm của kế hoạch TC, công đồng gợi nhắc rằng “chúng ta không biết thời khắc thế giới và nhân loại hoàn tất cũng không biết vũ trụ được biến đổi ra sao. Hình thức của thế giới này, bị bẻ cong do tội lỗi, sẽ qua đi và chúng ta được dạy rằng TC đang chuẩn bị một nơi ở mới và một trời mới trong đó sự công chính ngự trị và sự hạnh phúc của ta được đầy ngập, vượt quá tất cả mọi khát vọng hòa bình nảy sinh trong tâm hồn con người”. Nhưng công đồng lập tức nhấn mạnh rằng “niềm kỳ vọng về một đất mới không chút giảm thiểu, song phải thúc đẩy tiếp tục phát triển trái đất này, vì chính ở đây mà cơ thểcủa một gia đình nhân loại mới lớn lên, gia đình đó một cách nào đó tiên báo trước kỷ nguyên sắp tới. Chính vì thế, mặc dù chúng ta phải cẩn thận phân biệt tiến bộ trần thế khỏi sự tăng trưởng của vương quốc TC, thì sự tăng trưởng như thế, bao lâu nó có thể đóng góp cho sự sắp xếp tốt đẹp của xã hội con người, có liên hệ sống động đối với vương quốc TC” (GS 39).

Một sự đong đưa tương tự là hữu hình khi công đồng, có lẽ quan tâm tránh những lối giải thích thần quyền (theocratic) về giáo lý của mình, nói rằng “sứ mệnh riêng mà Đức Kitô trao cho GH không thuộc về trật tự chính trị, kinh tế hay xã hội; mục đích ngài đặt ra cho GH thuộc trật tự tôn giáo. Nhưng từ chính sứ mệnh tôn giáo này lập tức xuất phát ra một trách vụ, một ánh sáng, và một sức mạnh có thể phục sự sự thiết lập và kiện cường cộng đoàn nhân loại theo lề luật TC” (GS 42). Vậy, hai chiều kích của sứ mệnh GH được nối kết lại khi công đồng kết thúc cuộc thảo luận về vấn đề này: “GH, khi giúp đỡ thế giới và khi nhận được nhiều từ thế giới, chỉ có một mục đích: ước gì vương quốc TC ngự đến và ơn cứu độ toàn thể nhân loại được hoàn thành. Mọi điều tốt mà Dân TC suốt cuộc lữ hành trên trần có thể ban cho gia đình nhân loại rút từ sự kiện rằng GH là “bí tích phổ quát của ơn cứu độ”, biểu lộ và  hiện thực ngay lập tức mầu nhiệm của tình yêu TC cho con người.” Và tất cả điều này có một nền tảng Kitô học: “Đức Chúa là cùng đích của lịch sử nhân loại, là điểm mà mọi khát khao của lịch sử và văn minh hướng tới , là trung tâm của nhân loại, là niềm vui của mọi tâm hồn và sự hoành thành của mọi khát vọng” (GS 45). Về phương diện này thật thú vị khi thấy cách thức GS diễn tả những mục đích của tạo thành, đã lợi dụng ngôn ngữ vốn diễn tả chính thực tại bên trong của GH: “hiệp thông các nhân vị” (GS 12, 23), “sự kết hiệp xã hội, tình liên đới, sự hiệp thông huynh đệ” (GS 32, 39), “tình huynh đệ đại đồng”, “bàn tiệc hiệp thông huynh đệ” (GS 38). Do vậy, chúng ta được nhắc nhớ đến lời tuyên bố đầu tiên của LG rằng GH, mầu nhiệm hiệp thông được sống như Dân TC, là dấu chỉ và khí cụ của một sự hiệp thông mà toàn nhân loại được kêu gọi tới.

Có lẽ ta không thể nói rằng công đồng đã hoàn toàn thành công trong việc hòa hợp (integrating) điều mà công đồng gọi là sứ mệnh tôn giáo riêng của GH và sự tham gia của GH vào dự phóng chung của nhân loại trên thế giới. Thực thế, những bất đồng về vấn đề này trong nhóm đa số được gọi là cấp tiến thực là sâu sắc, với những thần học gia pháp như Yves Congar và M. D. Chenu thúc đẩy một lối tiếp cận chung chung là lạc quan và nhập thể và những thần học gia Đức như Karl Rahner và Joseph Ratzinger, cùng với thần học gia Ý Giuseppe Dossetti, nhấn mạnh đến điều mà Rahner gọi là “thứ bi quan kitô hữu” mà vai trò trung tâm của thập giá đòi hỏi. Bản văn cuối cùng của GS phản ánh những thoả hiệp (nhượng bộ) đôi khi không dễ dàng vốn cần thiết để hiến chế đạt được sự đồng thuận.

IV. NHỮNG SUY TƯ CUỐI CÙNG

Sự hàm hồ và đặc tính-thỏa hiệp vừa được ghi nhận về GS là khả giác ở nơi khác trong khoa giáo hội học của công đồng và có thể dùng như suy tư đầu tiên cho một vài suy tư cuối cùng ở đây. Nó là một thực hành lâu dài của công đồng (long-standing conciliar practice) để làm việc thành đạt được sự nhất trí chung lớn nhất bao có thể; sự nhất trí này, một khi đạt được trong những điều kiện của tự do và đức ái trong một đức tin chung, được coi là công trình của Thánh Thần. Phương pháp này cố làm chưng hửng những tâm trí hẹp hòi của mọi mầu sắc, bởi vì nó đòi hỏi chúng phải hài hòa và làm việc cho những xác quyết-nhượng bộ; chúng không làm yên chuyện một cách hợp pháp những câu hỏi được tranh cãi nhưng tốt hơn diễn tả điều mà tất cả mọi người có thể chấp nhận là những xác quyết của đức tin chung. Dù thế, công đồng kính trọng truyền thống đó như thấy rõ trong những xác quyết chung cục về mối liên hệ giữa KT và truyền thống, giữa quyền tối thượng và tập đoàn tính, giữa toàn GH và các giáo hội địa phương, giữa những mục tiêu đệ nhất và đệ nhị của hôn nhân, và những vấn đề chẳng hạn như luân lý tính của chiến tranh nguyên tử hay thẩm quyền của các hội đồng giáo mục, v.v. Có lẽ chính vì thế mà không hiếm rằng một số người hôm nay đọc lại những văn kiện công đồng hay những những người khác lần đầu tiên đọc các văn kiện  công đồng tìm thấy chúng không có mầu sắc gì (colorless); chắc chắn đó là lý do tại sao một số người nại xa hơn những bản văn công đồng tới “biến cố’ của công đồng và tại sao một số người ưa thích nại tới “tinh thần công đồng Vatican II” hơn là tới các văn kiện sau này của công đồng; lối nói này dường như muốn nói là “[đó là] điều Vatican II dường như đã nói nếu ở đó đã không có bất kỳ những người bảo thủ nào”. Công bằng với công đồng, và với điều công đồng đã làm trong mọi trường hợp những nhóm đa số tràn ngập, khuyên ta thận trọng với những giải thích như thế.

Song điều ấy cũng có nghĩa rằng, như mọi xác quyết huấn quyền khác và thực sự thậm chí như KT, ta phải giải thích công đồng như một sự thành tựu vốn phản ánh những vấn đề, thách đố và nguồn lực của thời đại đó. Thước đo của sự thành tựu của công đồng – mà tôi xem thấy là như đặc tính-“biến cố” của nó – được hiểu trước hết bằng cách liên hệ nó với nội dung và phương pháp của giáo hội-dạy dỗ suốt hơn kém thế kỷ rưỡi đi trước đó. Những điều này có thể sẵn sàng một cách thuận tiện trong toàn bộ các bản văn được viết để công đồng khảo sát suốt thời kỳ chuẩn bị, cách riêng những bản văn được Uỷ ban Thần học viết, mà nói chung, được thiết kế để làm cho công đồng có thể tái xác quyết những chiều hướng, thái độ, và quyết định đã từng đặc trưng cho Công giáo Roma hiện đại.

Rồi người ta có thể so sánh điều mà công đồng kết thúc bằng cách nói trong Dei Verbum hay trong LG với điều đã được kế hoạch và kỳ vọng để nói trong những lược đồ chuẩn bị De fontibus revelationis và De Ecclesia. Người ta sẽ có thể phân định được những liên tục và bất liên tục và đi tới một phán đoán quân bình về Công đồng như một biến cố.

Tuy nhiên, phán đoán ấy sẽ phải xét với sự kiện rằng đời sống của GH không chấm dứt với công đồng khép lại, gần 35 năm trước đây. Suốt những thập niên đó nhiều điều đã xẩy ra, trong thế giới lẫn trong GH. Giữa điều đã xẩy ra trong GH nhiều điều quả là thiện ích và nhiều điều có thể được gán cho những quyết định của công đồng. Đàng khác, nhiều điều xẩy ra không tán thành cho đời sống của GH, nhiều điều chắc chắn các giáo hoàng và các giám mục của Vatican II không muốn hay ao ước. Công đồng được coi là chịu trách nhiệm về những khía cạnh này của hệ quả của mình hay không là một vấn đề đáng bàn luận ngày nay. Trong bất kỳ trường hợp nào (dù sao chăng nữa), không thể và hoàn toàn không nhất thiết trên những nền tảng lịch sử địa dư tốt đẹp (historiographical grounds) để tin rằng tất cả những sự này, xấu và tốt, đã xẩy ra hay cấm chúng khỏi đi vào trong những phán đoàn của người ta về công đồng.

Một cách đặc thù hơn, liên quan đến khoa GH học của Vatican II, ta phải thừa nhận rằng chúng ta sống với những hậu kết của việc công đồng tìm kiếm nhất trí chung. Nhiều vấn đề vẫn còn chưa được giải quyết trong những tài liệu công đồng vẫn không được giải quyết trong đời sống của GH, trong những mối liên hệ giữa giáo sĩ và giáo dân, giữa giáo hoàng và các giám mục, giữa quyền bính Roma và giáo hội địa phương, giữa toàn GH và các giáo hội đặc thù, giữa GH và thế giới. Những lời kêu gọi mang tính cách nệ nghi thức (nệ lễ nghi, ritualistic) đối với sự trung thành với công đồng thường lãng quên sự kiện rằng công đồng trong nhiều điểm, thay vì cung cấp một câu trả lời, chỉ đưa ra những điều kiện (đòi buộc, cần thiết, terms) của vấn đề. Đối với tôi, ít ra về một vài điểm trong chúng, không có tiến bộ nào đã được thực hiện trong lúc này quả là rõ ràng.

Hãy cho phép tôi kết thúc bằng cách đề xướng một ít thách đố mà Vatican II để lại cho các nhà giáo hội học. Trước hết là hòa hợp toàn bộ những xác quyết vốn đặt ra hai chiều kích lớn lao của GH được gom lại với nhau thành một thực tại huyền nhiệm: yếu tố thần linh và yếu tố nhân loại. Từ thời công đồng, trong một phản ứng dễ hiểu đối với việc tập trung trên những yếu tố cơ chế của GH, thường được nghĩ là làm cạn kiệt thực tại trần thế, hữu hình và nhân sinh của GH, người ta tập trung chú ý đến những chiều kích khác biệt và siêu việt của GH, cách riêng sự hiệp thông với sự sống thần linh vốn là mầu nhiệm sâu xa nhất của GH. Nhưng đây là một chiều kích của GH mà bị xao nhãng khi nó được lấy như một định nghĩa về GH hay để làm cạn kiệt tính khả tri mô thể của nó. GH tự mình không là thần linh; nó là cộng đoàn của các tạo vật được chúc phúc vượt quá công trạng với những tặng phẩm thần linh, làm cho họ vượt quá những khả năng của mình có thể đáp trả bằng đức tin, cậy và mến trước sự cống hiến thần linh. Tôi cảm nhận sự nguy hiểm của một nhất thể tính mới trong GH học khi những đáp trả nhân loại của đức tin, cậy, và mến cũng như tính liên chủ thể mà chúng làm thành có thể và nhập thể không được coi là cấu tố của GH, và khi người ta quên rằng sự hiệp thông này được hiện thực trong một Dân TC vẫn còn lữ hành trong lịch sử. Triệu chứng của lập trường này là hạn từ “xã hội học” không từng có thể được dùng mà không đi kèm với trạng từ “chỉ mà thôi”, trong khi người ta không bao giờ nghe thấy từ nhóm này nhóm chữ “chỉ mang tính thần học mà thôi”. Một hữu thể học về GH mà xao lãng (bỏ quên) yếu tố nhân loại, được lịch sử nắn hình và nắn hình lịch sử không đạt tới (fall short) ý nghĩa thần học đúng đắn của từ ngữ “mầu nhiệm”. Tôi nghĩ chúng ta thiếu một khoa GH học thích đáng với LG 8.

Thứ đến, mối tương quan giữa toàn GH và các giáo hội địa phương vẫn cần khai triển; đây là một nhu cầu ta thấy được vì câu hỏi GH phổ quát hay GH địa phương vốn có tính ưu tiên vẫn còn tồn tại. Tôi nghĩ câu hỏi này đặt sai. Trừ phi trong tâm trí của TC, mà chỉ mình ngài mới có thể hiểu GH từ khởi thuỷ cho đến cùng tận, không bao giờ có một GH trừ phi ở trong một nơi chốn và trừ phi được tạo thành bởi những tạo vật đáp trả lại cùng một tin mừng và được cùng một ân sủng làm nên mạnh mẽ, song lại tiếp nhận cả bên trong và như một cách thức bàn đến những thách đố đặc thù. Trước hết, những mối hiểm nguy như thế là nhấn mạnh đến đặc thù tính – như chẳng hạn, bằng con đường hội nhập văn hóa – rằng chiều kích công giáo và cứu chuộc toàn diện của GH bị mất đi khỏi nhãn giới, và thứ đến, một sự nhấn mạnh như thế đến phổ quát tính làm GH bị trừu xuất khỏi lịch sử. Tôi cũng không nghĩ rằng chúng ta đã hiểu nghiêm chỉnh đủ những hàm ẩn của xác quyết của công đồng rằng GH duy nhất chỉ hiện hữu trong và từ nhiều GH, và từ đó, điều này hảm ẩn cho những xác quyết can đảm mà chúng ta làm về “GH” theo nghĩa số ít.

Thứ ba, có thách đố về việc thực thi phục vụ-truyền giáo của mục đích cứu độ của TC – một yếu tố toàn diện hình thành của GH học. Điều này sẽ cần phải quan niệm GH về mặt thần học lịch sử và những phạm trù rút ra từ một khoa nhân học vốn hiểu những chiều kích xã hội và lịch sử của dự phóng nhân loại là quan trọng hơn, thực thế, có tính cách cấu thành hơn chúng đã từng tiêu biểu. Không bao giờ có một GH trừ phi ở trong và như là một lời đáp trả cho một thế giới, lời đáp trả vốn thay đổi thế giới, hầu sự khai sinh của GH không khả tri hơn mà không quy chiếu đến thế giới đó hơn là sự hoán cải của cá nhân là khả tri tách khỏi tấn kịch của sự hiện hữu cá nhân.

Và điều này sẽ lại đòi chúng ta phải để ý nghiêm chỉnh hơn và nghiêm nhặt hơn nữa rằng GH mà bản tính bên trong của nó chúng ta tuyên xưng trong niềm tri ân như tặng phẩm của TC và sứ mệnh lịch sử của nó mà chúng ta đảm nhận như trách vụ của chúng ta là một GH mà 99% phần tử là giáo dân. Chúng ta cần khám phá đầy đủ hơn và kiên vững hơn những hàm ẩn của sự kiện này đối với những bình diện khác nhau của diễn từ chúng ta nói về GH, nghĩa là, khi chúng ta nói GH là gì, GH tin gì, GH làm gì, GH phải là gì, thì câu khôi hài của Newman về giáo dân rằng “GH sẽ trông rất ngố nếu không có họ” có những hàm ẩn GH sâu xa.

Với bốn đề xướng này để tiếp tục làm việc, tôi xin kết thúc, hy vọng rằng chúng sẽ được hiểu như là bằng chứng của những thành tựu tồn tại mãi và những thách đố tồn tại mãi của viễn ảnh về GH được sống và được diễn tả tại công đồng Vatican II.