Suy niệm Mùa Chay với Thánh Tôma Aquinô - Thứ Tư Lễ Tro
MỤC LỤC
Thứ Tư Lễ Tro: Sự chết
Thứ Năm sau Lễ Tro: Ăn chay
Thứ Sáu sau Lễ Tro: Vòng Gai
Thứ Bảy sau Lễ Tro: Hạt lúa mì
TUẦN I – MÙA CHAY
Chúa Nhật: Đức Kitô chịu cám dỗ
Thứ Hai: Đức Kitô chịu cám dỗ trong hoang địa
Thứ Ba: Đức Kitô chịu tất cả mọi đau khổ
Thứ Tư: Đau khổ của Đức Kitô trong cuộc thương khó lớn hơn mọi nỗi đau khác
Thứ Năm: Đức Kitô bị đóng đinh cùng với hai tên trộm
Thứ Sáu: Ngọn giáo mở ra cạnh sườn Chúa Giêsu
Thứ Bảy: Tình yêu Thiên Chúa trong cuộc thương khó của Đức Kitô
TUẦN II – MÙA CHAY
Chúa Nhật: Chúa Cha đã trao nộp Đức Kitô vào cuộc Thương Khó
Thứ Hai: Đức Kitô chịu đau khổ bởi tay dân ngoại
Thứ Ba: Cuộc Thương Khó của Đức Kitô mang lại ơn cứu độ qua công trạng
Thứ Tư: Cuộc Thương Khó của Đức Kitô mang lại ơn cứu độ qua sự đền tội
Thứ Năm: Cuộc Thương Khó của Đức Kitô là một hy tế thực sự
Thứ Sáu: Tấm khăn liệm
Thứ Bảy: Cuộc Thương Khó của Đức Kitô mang lại ơn cứu độ qua việc cứu chuộc
TUẦN III – MÙA CHAY
Chúa Nhật: Chúng ta được giải thoát khỏi tội nhờ cuộc thương khó của Đức Kitô
Thứ Hai: Chúng ta được giải thoát khỏi quyền lực ma quỷ nhờ cuộc thương khó của Đức Kitô
Thứ Ba: Đức Kitô là Đấng Cứu Chuộc
Thứ Tư: Giá ơn cứu chuộc chúng ta
Thứ Năm: Người phụ nữ Samari rao giảng về Đức Kitô
Thứ Sáu: Chúng ta được giải thoát khỏi hình phạt tội lỗi nhờ cuộc thương khó của Đức Kitô
Thứ Bảy: Chúng ta được hòa giải với thiên chúa nhờ cuộc thương khó của Đức Kitô
TUẦN IV – MÙA CHAY
Chúa Nhật: Cửa Thiên Đàng được mở cho chúng ta nhờ cuộc thương khó của Đức Kitô
Thứ Hai: Nhờ cuộc thương khó, Đức Kitô đã đáng được tôn vinh
Thứ Ba: Tấm gương của Đức Kitô chịu đóng đinh
Thứ Tư: Người Bạn Thần Linh
Thứ Năm: Cái Chết của Lazarô
Thứ Sáu: Máu Châu Báu của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta
Thứ Bảy: Không có cách nào phù hợp hơn để cứu độ nhân loại ngoài cuộc thương khó của Đức Kitô
TUẦN V – MÙA CHAY
Chúa Nhật: Cuộc Thương Khó của Đức Kitô
Thứ Hai: Cuộc thương khó của Đức Kitô là phương dược chữa trị tội lỗi
Thứ Ba: Việc mai táng Đức Kitô
Thứ Tư: Cần phải mai táng thiêng liêng
Thứ Năm: Bằng cớ vĩ đại nhất của tình yêu mà Đức Kitô dành cho chúng ta
Thứ Sáu: Nỗi đau của Đức Trinh Nữ Maria
Thứ Bảy: Chúng ta phải rửa chân cho nhau như thế nào
TUẦN THÁNH
Chúa Nhật Lễ Lá: Sự hữu ích của cuộc thương khó Đức Kitô như một gương mẫu
Thứ Hai: Sự cần thiết của sự thanh sạch toàn vẹn
Thứ Ba: Đức Kitô rửa chân các Tông đồ
Thứ Tư: Ba bài học huyền nhiệm trong việc rửa chân
Thứ Năm Tuần Thánh: Bữa Tiệc Ly của Chúa
Thứ Sáu Tuần Thánh: Cái chết của Đức Kitô
Thứ Bảy Tuần Thánh: Những lợi ích của việc Chúa Giêsu xuống âm ti
************************************
Thứ Tư Lễ Tro
SỰ CHẾT
"Do một người mà tội lỗi đã vào thế gian, và vì tội lỗi mà có sự chết." (Rm 5,12)
1. Nếu ai đó, tại vì lỗi lầm của chính mình, bị mất đi một ân huệ được ban tặng, thì sự mất mát ấy là một hình phạt cho lỗi lầm đã phạm. Thế mà, trong tình trạng nguyên thủy, Thiên Chúa đã ban cho con người một ân huệ, đó là: bao lâu tâm trí con người hoàn toàn phục tùng Thiên Chúa, thì các năng lực hạ cấp của linh hồn sẽ phục tùng lý trí, và thân xác sẽ phục tùng linh hồn. Nhưng vì tội lỗi, tâm trí con người đã thoát khỏi sự phục tùng đối với Thiên Chúa, dẫn đến việc các năng lực hạ cấp không còn hoàn toàn phục tùng lý trí, gây nên một sự nổi loạn lớn lao của dục vọng xác thịt chống lại lý trí. Từ đó, thân xác cũng không còn hoàn toàn phục tùng linh hồn, và hậu quả là cái chết cùng với các khuyết điểm nơi thân xác.
Quả thật, sự sống và sự toàn vẹn của thân xác phụ thuộc vào việc thân xác phục tùng linh hồn, như điều có thể hoàn thiện thì luôn phụ thuộc vào chính sự hoàn thiện. Ngược lại, cái chết, bệnh tật, và mọi khuyết điểm của thân xác là hệ quả của việc thân xác không còn phục tùng linh hồn nữa.
Vì vậy, rõ ràng rằng cũng như sự nổi loạn của dục vọng xác thịt chống lại tinh thần là một hình phạt cho tội lỗi của nguyên tổ, thì cái chết và mọi khuyết điểm của thân xác cũng vậy.
2. Thật ra, linh hồn tự bản chất là bất tử, và vì thế, cái chết không phải là tự nhiên đối với con người nếu xét về phần linh hồn. Nhưng đối với thân xác, vốn được cấu thành bởi các yếu tố trái ngược nhau, thì đương nhiên là bị hư nát. Theo nghĩa này, cái chết là tự nhiên đối với con người. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã ban cho con người một ân huệ là được miễn trừ khỏi cái chết, ân huệ này đã bị đánh mất bởi tội lỗi của nguyên tổ. Do đó, cái chết là tự nhiên xét theo điều kiện của vật chất, nhưng cũng là hình phạt vì con người đã đánh mất ân huệ Thiên Chúa bảo vệ họ khỏi sự chết.
(II-II, q.164, a.1)
3. Cả tội nguyên tổ và tội cá nhân đều được Đức Kitô xoá bỏ qua cùng một nguyên nhân đã loại trừ cả các khuyết điểm về thân xác. Như Thánh Phaolô nói: "Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết sẽ làm cho thân xác phải chết của anh em được sống nhờ Thần Khí của Người đang ngự trong anh em." (Rm 8,11). Tuy nhiên, mọi sự đều được thực hiện theo trật tự khôn ngoan của Thiên Chúa, vào thời điểm thích hợp. Thật hợp lý khi trước hết chúng ta phải được đồng hình đồng dạng với những đau khổ của Đức Kitô, trước khi đạt được sự bất tử và sự bất hoại của vinh quang, điều đã được bắt đầu nơi Đức Kitô và bởi Người mà chúng ta được hưởng. Do đó, cần thiết rằng thân xác chúng ta phải chịu đau khổ trong một thời gian, để chúng ta xứng đáng đạt được sự bất hoại của vinh quang, trong sự đồng hình đồng dạng với Đức Kitô.
(I-II, q. 85, a. 5, ad 2m)